| Hotline: 0983.970.780

Vỡ mộng vì giống chanh dây kém chất lượng

Thứ Tư 15/04/2020 , 11:02 (GMT+7)

Sở NN-PTNT các tỉnh Gia Lai, Kon Tum vừa đưa ra khuyến cáo người dân khi mua giống chanh dây kém chất lượng, trôi nổi trên thị trường.

Ông Hùng thất vọng vị chanh dây ra quả vàng thay vì quả tím

Ông Hùng thất vọng vị chanh dây ra quả vàng thay vì quả tím

Thời gian qua, nhiều người dân trên địa bàn tỉnh Gia Lai và Kon Tum đang “méo mặt” khi vườn chanh dây đến thời điểm thu hoạch nhưng phải chặt bỏ vì không ra quả, cây không phát triển.

Đầu tư hàng trăm triệu đồng... rồi chặt bỏ

Nhìn vườn chanh dây 3 ha của gia đình không phát triển, ông Lê Trung Tín (ngụ tại xã H’neng, huyện Đăk Đoa, Gia Lai) chua chát cho biết, chúng tôi phải phá bỏ để trồng lại giống chanh khác, do thời gian này dịch bệnh Covid -19 nên chưa thuê được người làm.

“Gia đình tôi đã dồn hết công sức, vốn liếng hơn 150 triệu đồng để đầu tư vườn chanh dây với hi vọng có một mùa bội thu. Tuy nhiên, sau 3 tháng vườn chanh vẫn không phát triển, cây không cho ra quả. Việc cây không phát triển là do giống cây kém chất lượng chứ không phải cách chăm sóc” – ông Tín quả quyết.

Theo ông Tín, gia đình ông đã mua giống chanh dây này của một công ty tại TP. Pleiku thông qua một người quen giới thiệu. Tuy nhiên, khi cây gặp sự cố, gia đình ông đã không thể liên lạc được với công ty đó nữa.

Trong khi đó, ông Lê Văn Hùng (ngụ thôn Dư Keo, xã Ia Hla, huyện Chư Pưh, Gia Lai) cho biết, ông vừa mới chặt bỏ vườn chanh dây hơn 1 ha dù đã đến thời điểm thu hoạch. Lý do được ông Hùng đưa ra là do chanh dây không ra phải quả tím mà ra quả vàng nên giá thấp lại không ai mua. Cùng với đó, cây chanh cho ra quả rất ít khiến gia đình không mặn mà thu hoạch.

Theo ông Hùng, sau khi được Công ty Nông Huy Phát ở TP. Pleiku giới thiệu giống chanh bông thái với quả chín tím, gia đình ông đã bỏ ra gần 30 triệu đồng mua giống. Cùng với phân bón, nhân công, tổng chi phí gia đình phải bỏ ra hơn 60 triệu đồng.

“Khi phát hiện sự việc, tôi đã báo cáo lên công ty nhưng không thấy ai đến nên đành phải phá bỏ vườn chanh dây” – ông Hùng cho biết.

Do giống chất lượng kém nên quả không đạt yêu cầu

Do giống chất lượng kém nên quả không đạt yêu cầu

Chanh dây kém chất lượng cũng xảy ra một số nơi trên địa bàn tỉnh Kon Tum. Bà Võ Thị Nhung (ngụ thôn Kon Gung, xã Đăk Mar, huyện Đăk Hà) đã phá bỏ gần 2 ha vườn chanh dây sau gần 7 tháng chăm sóc. Theo bà Nhung, do giống kém chất lượng, trồng ra quả rất ít nên gia đình phải phá bỏ để tái đầu tư cây trồng khác. “Gia đình tôi đã bỏ hơn 200 triệu đồng để đầu tư nhưng giờ mất trắng” – bà Nhung buồn bã cho biết.

Tương tự, huyện Đăk Tô, Kon Tum cũng có nhiều hộ mua phải giống chanh dây kém chất lượng, khi trồng nhiễm sâu bệnh. Ông Nguyễn Xuân Đại (ngụ thị trấn Đăk Tô, huyện Đăk Tô) mua 1.500 cây giống chanh dây của 1 công ty cung cấp giống tại TP. Pleiku với giá 33.000 đồng/cây.

Ông Đại cho biết, do giống kém chất lượng nên bị nhiễm bệnh nhiều, quả không đạt. Vì mua giống chanh dây trôi nổi nên gia đình ông cũng không có cơ sở yêu cầu bồi thường.

Vẫn khuyến cáo người dân là chính

Theo tìm hiểu được biết, nhiều người dân mua phải giống chanh dây kém chất lượng chủ yếu mua trôi nổi thị trường và qua mạng. Giống trôi nổi có ưu điểm rẻ, nhưng khi có thiệt hại thì người dân không biết cầu cứu ai.

Mua trôi nổi trên thị trường nên không có địa chỉ của đơn vị cung cấp

Mua trôi nổi trên thị trường nên không có địa chỉ của đơn vị cung cấp

Đề cập đến vấn đề này, ông Nguyễn Long Khánh, Phó trưởng phòng NN-PTNT huyện Chư Pưh, tỉnh Gia Lai thừa nhận, trên địa bàn có một số người dân mua phải giống chanh dây kém chất lượng. Tuy nhiên, do đơn vị bán giống chanh dây nằm ở TP. Pleiku nên huyện không có thẩm quyền xử lý.

“Chúng tôi đã báo cáo vấn đề này lên Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Gia Lai để có hướng xử lý kịp thời”- ông Khánh cho biết.

Ông Khánh cũng khuyến cáo người dân trồng chanh dây nên chọn mô hình liên kết để phát triển bền vững. Theo đó, người dân nên chọn một đơn vị cung cấp giống uy tín trên thị trường để liên kết trồng và bao tiêu sản phẩm. Không nên mua giống trôi nổi trên thị trường tiềm ẩn nhiều rủi ro.

Liên quan đến giống chanh dây kém chất lượng, mới đây, Sở NN-PTNT tỉnh Kon Tum đã có văn bản gửi UBND các huyện, thành phố để chấn chỉnh công tác quản lý sản xuất, kinh doanh, buôn bán các loại giống cây trồng, đặc biệt là chanh dây. Theo đó, các đơn vị phải tăng cường kiểm tra để kịp thời phát hiện, xử lý các trường hợp bán cây giống kém chất lượng theo quy định pháp luật. Sở NN-PTNT cũng khuyến cáo tổ chức, cá nhân sử dụng các loại giống cây trồng có uy tín, nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng… nhằm hạn chế rủi ro.

Xem thêm
Một con bò có thể tạo ra 2 tỷ điểm dữ liệu trong suốt cuộc đời

Theo các chuyên gia ngành chăn nuôi Mỹ, ứng dụng công nghệ gen đóng vai trò quan trọng trong nhân giống bò sữa, giúp tối đa hóa tiến bộ di truyền.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm