| Hotline: 0983.970.780

Vụ bò nhiễm bệnh lở mồm long móng ở A Lưới: Cấp bù 19 con

Thứ Sáu 22/03/2024 , 11:35 (GMT+7)

THỪA THIÊN - HUẾ Doanh nghiệp phải cấp bù 19 con bò cho các hộ nghèo huyện A Lưới sau khi bò cấp cho người dân bị chết do bệnh lở mồm long móng.

Ngày 21/3, ông Nguyễn Đức Phú, Giám đốc Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện A Lưới (tỉnh Thừa Thiên – Huế) xác nhận, đơn vị cung ứng bò đã cấp bù 19 con bò cho các hộ dân tham gia gói hỗ trợ bò giống cho hộ gia đình đăng ký thoát nghèo năm 2022.

Đây là gói hỗ trợ thuộc chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I từ năm 2021 đến năm 2025 tại huyện miền núi A Lưới (Chương trình 1719). Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện A Lưới là đơn vị được giao làm chủ đầu tư gói hỗ trợ này.

Bò do Chương trình 1719 cấp cho người dân tại huyện A Lưới. Ảnh: CĐ.

Bò do Chương trình 1719 cấp cho người dân tại huyện A Lưới. Ảnh: CĐ.

Gói hỗ trợ bò giống này có 70 hộ/11 xã của huyện A Lưới tham gia, với số lượng 140 con bò được cấp. Công ty TNHH Thương mại Bình An (Gia Lai) là đơn vị cung ứng giống bò.

Tham gia chương trình, các hộ nghèo được hỗ trợ bò sẽ phải đối ứng kinh phí làm chuồng trại, đảm bảo diện tích trồng cỏ tối thiểu 250m2/con để làm thức ăn chăn nuôi theo quy định.

Theo ông Nguyễn Đức Phú, do dịch bệnh xảy ra trong thời điểm còn bảo hành nên việc cấp đổi lại cho người dân do doanh nghiệp cung ứng bò chịu trách nhiệm. Ngoài ra, kinh phí mua thuốc điều trị cho số bò bị nhiễm bệnh lở mồm long móng cũng do doanh nghiệp này đảm nhận.

Nhiều ý kiến của người dân cho rằng, huyện đang xây dựng thương hiệu bò vàng A Lưới nhưng cơ quan chức năng lại nhập bò từ các địa phương khác để cấp cho dân dẫn đến bò khó thích nghi với điều kiện tự nhiên, khí hậu, thỗ nhưỡng địa phương, từ đó dẫn đến nhiều nguy cơ xảy ra dịch bệnh. Bên cạnh đó, một số người dân phản ánh bò dự án cấp phần lớn gầy gò, ốm yếu trông như "sắp chết đói"?!

Về những vấn đề trên, ông Phú cho rằng, việc đấu thầu diễn ra công khái, rộng rãi trên mạng đấu thầu quốc gia nên doanh nghiệp nào bỏ thầu thấp nhất thì đơn vị đó trúng. "Là đơn vị được giao làm chủ đầu tư dự án, chúng tôi chỉ làm theo quy định pháp luật. Khi xây dựng hồ sơ đấu thầu mình có dự kiến đưa cụm từ ưu tiên chọn bò miền Trung nhưng đưa lên hệ thống đấu thầu sai quy định nên phải gạt ra", ông Phú nói.

Doanh nghiệp phải cấp đổi 19 con bò thuộc gói hỗ trợ của Chương trình 1719 bị chết do bệnh lở mồm long móng. Ảnh: CĐ.

Doanh nghiệp phải cấp đổi 19 con bò thuộc gói hỗ trợ của Chương trình 1719 bị chết do bệnh lở mồm long móng. Ảnh: CĐ.

Cũng theo ông Phú, cho đến nay, cơ quan thú y vẫn chưa xác định được nguyên nhân mầm bệnh từ đâu khiến đàn bò dự án cấp cho người dân bị nhiễm bệnh hàng loạt.

Đối với phản ánh bò gầy gò, ốm yếu, vị này cũng phân bua rằng, có thể do tập quán chăn thả tự nhiên, cùng ý thức của người dân chưa cao, vẫn còn trông chờ, ỷ lại dẫn đến việc chăm sóc chưa tốt. Đơn cử như tại xã Trung Sơn (xã có số bò nhiễm bệnh nhiều nhất - PV), quy định người dân được hỗ trợ bò phải đảm bảo diện tích trồng cỏ để làm thức ăn chăn nuôi theo quy định nhưng nhiều người lại không thực hiện. 

Trước đó, Báo Nông nghiệp Việt Nam đã thông tin, vào cuối năm 2023, huyện A Lưới đã triển khai cấp 140 con bò nằm trong gói hỗ trợ bò giống cho hộ gia đình đăng ký thoát nghèo năm 2022 thuộc Chương trình 1719. 

Chỉ sau một thời gian ngắn, hàng chục con bò dự án đã đồng loạt nhiễm bệnh lở mồm long móng. Ngoài ra, nhiều con bò của người dân địa phương cũng bị lây nhiễm. 

Theo tìm hiểu, đã có tổng cộng 38/140 con bò giống do Công ty TNHH Thương mại Bình An (Gia Lai) cung ứng bị nhiễm bệnh chỉ một thời gian ngắn sau khi bò được cấp. Trong đó, 19 con bị chết, buộc doanh nghiệp phải cấp bù lại cho người dân.

Theo Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Thừa Thiên - Huế, toàn bộ số bò do Công ty TNHH Thương mại Bình An cung ứng để cấp cho hộ nghèo huyện A Lưới đã được cấp chứng nhận kiểm dịch, tiêm phòng vacxin đầy đủ. Dựa trên hồ sơ do doanh nghiệp cung cấp, đơn vị đã chấp thuận tiếp nhận số bò này theo đúng quy định.

Xem thêm
Muôn kiểu phòng, chống dịch tả lợn Châu Phi

BÌNH ĐỊNH Trước nguy cơ dịch tả lợn Châu Phi có thể bùng phát bất cứ lúc nào, ngành chức năng Bình Định có nhiều cách phòng dịch bệnh nguy hiểm này để bảo toàn đàn lợn.

Bàn giải pháp canh tác sầu riêng đáp ứng rào cản kỹ thuật từ Trung Quốc

TÂY NINH Không chỉ khâu canh tác mà toàn bộ quá trình trước, trong và sau thu hoạch cũng phải được kiểm soát chặt chẽ nhằm đáp ứng rào cản kỹ thuật từ Trung Quốc.

Những mầm xanh vươn lên từ vùng đất khắc nghiệt

SƠN LA Từ nương rẫy bạc màu, chị Hường vươn lên với mô hình ươm cây giống trong nhà màng, mở ra hướng đi bền vững cho nông nghiệp công nghệ cao tại huyện Vân Hồ.

Đại sứ Colombia: ‘Chính sách tốt bắt nguồn từ cơ sở khoa học vững chắc’

Bà Camila nhấn mạnh điều này khi trao đổi với CIAT và cho rằng Chính phủ các quốc gia phải có trách nhiệm trong việc nghiên cứu khoa học, đổi mới sáng tạo.

Công nghệ tự động đo khí nhà kính phát thải trên ruộng lúa

THÁI BÌNH Dự án hợp tác với Đan Mạch của Viện Môi trường Nông nghiệp mở ra triển vọng xây dựng hướng dẫn cụ thể để tối ưu hóa năng suất, chất lượng cây trồng.

Khó khăn trong quản lý nhóm tàu câu, chụp mực khơi

QUẢNG NAM Khó khăn lớn nhất của nghề cá Quảng Nam trong chống khai thác IUU là quản lý nhóm tàu câu, chụp mực khơi có nguy cơ khai thác vượt ranh giới cho phép.

Trước tuyên bố áp thuế đối ứng 46% của Mỹ: Doanh nghiệp gỗ 'không bi lụy, than khóc'

Dù không dễ thực hiện, ý tưởng sẽ được chính quyền Trump ủng hộ, còn Hiệp hội gỗ và Lâm sản Việt Nam coi như biện pháp ứng phó lâu dài với thuế đối ứng.

Bình luận mới nhất