| Hotline: 0983.970.780

Vụ vỡ đập ở Brazil: Hy vọng tìm thấy hàng trăm người mất tích chìm dần

Thứ Hai 28/01/2019 , 10:30 (GMT+7)

Tính đến chiều hôm qua, tức hơn 48 tiếng đồng hồ sau khi xảy ra thảm họa vỡ đập Brumadinho ở phía đông nam Brazil đã có 40 người thiệt mạng và hiện vẫn còn khoảng trên 250 người chưa tìm thấy tung tích.

Theo BBC, chính phủ Brazil vẫn tiếp tục yêu cầu các lực lượng cứu hộ khẩn trương tìm kiếm những người mất tích cũng như điều tra nguyên nhân xảy ra tai nạn. Chính quyền đã phải trưng dụng cả máy bay trực thăng để chuyển đội ngũ y tế, thuốc men và máy xúc bùn đến hiện trường để giải cứu các nạn nhân. Đây là khu vực mỏ khai thác quặng sắt do công ty Vale, doanh nghiệp khai khoáng lớn nhất quốc gia Nam Mỹ sở hữu.

Dòng bùn thải tàn phá hệ sinh thái gây ra thảm họa môi trường

Các nguồn tin địa phương cho biết, hiện tài khoản trị giá khoảng 6 tỷ reais, tương đương 1,6 tỷ USD của doanh nghiệp này đã bị nhà chức trách phong tỏa để chờ khắc phục hậu quả cũng như bồi thường cho các tổn thất cả về con người và môi trường.

AFP cho hay, đập Brumadinho được chủ doanh nghiệp xây dựng từ  năm 1976 để ngăn chất thải tại một khu mỏ quặng sắt Corrego de Feijao ở bang Minas Gerais đã bị vỡ vào đêm 25 rạng sáng 26/1/2019, khiến một lượng lớn bùn đất khổng lồ tràn ra, làm gần 300 người chết và mất tích. Các nạn nhân chủ yếu là nhân viên của công ty khai thác quặng Vale. Theo quan chức địa phương, hậu quả của vụ vỡ đập sẽ còn rất nghiêm trọng và số người chết dự tính sẽ còn tăng lên. Mặc dù lúc này vẫn chưa rõ nguyên nhân khiến con đập này bị vỡ vì nó đã ngưng hoạt động từ khoảng ba năm nay.

Trở lại sự cố, theo các nhân chứng, khi xảy ra sự vụ, một dòng bùn đất khổng lồ đã tràn khỏi khu mỏ khai thác quặng sắt và cuốn trôi mọi thứ trên đường đi. Tính đến chiều hôm qua, đội ngũ cứu hộ đã tìm thấy ít nhất 34 thi thể các nạn nhân xấu số. Ngoài ra, vẫn còn 252 công nhân nhà thầu đang mất tích. Lực lượng cứu hộ cho biết, đến nay họ đã cứu được 366 người, trong đó nhiều người bị thương đã được chuyển đến các bệnh viện. Tại thời điểm xảy ra vụ việc, ước tính hồ chứa có khoảng 1 triệu m3 chất bùn thải khoáng sản đã tràn qua khu vực lán tạm của công ty quản lý mỏ, nơi các nhân viên và công nhân đang nghỉ trưa, sau đó tiếp tục đổ xuống khu vực dân cư lân cận.

Theo các chuyên gia môi trường, đây được xem là thảm họa ô nhiễm môi trường tồi tệ nhất trong lịch sử Brazil. Nó đã gây ra một cuộc khủng hoảng nước sạch, ảnh hưởng tới 250.000 người dân và khiến hệ thủy sinh ở khu vực hạ lưu bị hủy hoại nghiêm trọng. Ngay sau khi xảy ra thảm họa, Tổng thống Brazil Jair Bolsonaro hôm qua cũng đã tới khu vực bị ảnh hưởng để thị sát tình hình, ông gọi vụ việc này là một  “thảm kịch nghiêm trọng”.

Tổng thống Brazil Jair Bolsonaro ngồi  trên trực thăng thị sát vụ vỡ đập

Trước đó, các nhóm hoạt động môi trường trong nước, đi đầu là tổ chức Hoà bình xanh Greenpeace đã cáo buộc chính phủ và các công ty khai khoáng Vale phải chịu trách nhiệm về vụ vỡ đập này. Theo đó, scandal này là hệ lụy của những bài học không được chính phủ và các công ty khai khoáng Brazil tổng kết, rút ra bài học sau nhiều vụ việc tương tự từng xảy ra trước đó. Tổ chức này cho rằng, đây không đơn thuần là vụ tai nạn mà thực ra là một tội ác về môi trường cần được điều tra, và đưa những người có trách nhiệm ra xét xử.

Vào năm 2015, con đập Samarco Mineracao cũng ở bang Minas Gerais do công ty Vale sở hữu bị vỡ, khiến 19 người thiệt mạng và gây ra hệ lụy môi trường nghiêm trọng do lượng bùn thải lớn chứa nhiều thành phần kim loại nặng độc hại.

Ngày 26/1, Reuters dẫn lời các nhà hoạt động môi trường cáo buộc, các vụ vỡ đập xảy ra liên tiếp là hệ quả của những quy định lỏng lẻo trong ngành khai mỏ ở Brazil. Còn cựu Bộ trưởng Môi trường nước này, ông Marina Silva  tuyên bố: "Lịch sử đã lặp lại. Thật không thể chấp nhận được khi chính phủ và các công ty đã không rút ra được bài học nào".

 

Xem thêm
Tìm thấy virus dịch tả lợn châu Phi trong xác lợn rừng

Thủ phạm virus gây dịch tả lợn châu Phi (ASF) đã được phát hiện trong xác một con lợn rừng vừa được tìm thấy ở phía tây bắc Singapore.

Ukraine nỗ lực xâm nhập lãnh thổ Nga, Moscow xuyên thủng Patriot

Ukraine tăng cường các vụ tấn công bằng UAV và tổ chức nhiều đợt xâm nhập lãnh thổ Nga, trong khi đó, mục tiêu của Moscow là khu vực hậu phương của Kiev.

Tướng Israel tiết lộ chi phí đánh chặn 'mưa tên lửa' của Iran

Tướng Israel Reem Aminoach cho rằng Israel hôm 13/4 đã phòng thủ thành công, song chi phí cho việc phòng thủ lớn gấp 10 lần những gì Iran đã bỏ ra.

Bùng nổ thị trường thú cưng và chăm sóc thú cưng

Lần đầu tiên Triển lãm Quốc tế chuyên ngành công nghệ, sản phẩm, dịch vụ chăm sóc thú cưng được tổ chức tại TP.HCM với sự tham gia của 12 quốc gia, vùng lãnh thổ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm