| Hotline: 0983.970.780

Vựa heo lớn nhất miền Trung 'hạ nhiệt'

Thứ Sáu 03/04/2020 , 13:15 (GMT+7)

Mới cách đây 10 ngày, giá heo hơi ở vựa heo Hoài Ân còn đứng ở mức 80.000đ/kg, mấy hôm nay, giá heo liên tục giảm, hiện chỉ còn 70.000đ/kg, xu hướng còn hạ nữa.

Cách đây từ 10 ngày đến nửa tháng, giá heo hơi ở huyện Hoài Ân (Bình Định), nơi được mệnh danh là vựa heo lớn nhất miền Trung, có giá 80.000đ/kg, hiện nay chỉ còn 70.000đ/kg. Ảnh: Ngọc Thăng.

Cách đây từ 10 ngày đến nửa tháng, giá heo hơi ở huyện Hoài Ân (Bình Định), nơi được mệnh danh là vựa heo lớn nhất miền Trung, có giá 80.000đ/kg, hiện nay chỉ còn 70.000đ/kg. Ảnh: Ngọc Thăng.

Giá heo “hạ nhiệt”

Ở huyện Hoài Ân (Bình Định), nơi được mệnh danh là vựa heo lớn nhất miền Trung những ngày qua giá heo đã bắt đầu hạ nhiệt.

Theo người chăn nuôi ở đây, nếu cách đây 10 ngày giá heo còn đứng ở mức 80.000đ/kg hơi thì 2 – 3 ngày nay giá heo liên tục giảm, giảm từng ngày, hiện đang đứng ở mức 70.000đ/kg.

Ông Nguyễn hữu Khúc, Phó Chủ tịch thường trực UBND huyện Hoài Ân, xác nhận: “Sau chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về giá heo, những ngày qua tôi đi kiểm tra các hộ chăn nuôi và tìm hiểu giá heo ngoài thị trường thì được biết heo nuôi trong dân đang có giá bán 70.000đ/kg, giảm 10.000đ/kg so với cách đây nửa tháng.

Đó là tôi nói giá của ngày hôm qua (31/3) chứ hôm nay (1/4) giá bao nhiêu tôi chưa nắm, thế nhưng theo nhận định thì giá sẽ còn tiếp tục giảm hơn nữa trong những ngày tới”.

Cũng theo khảo sát của ông Nguyễn Hữu Khúc, những chủ hộ chăn nuôi heo trên địa bàn huyện Hoài Ân, cho biết với giá heo 70.000đ/kg người chăn nuôi vẫn đang có lãi lớn. Thậm chí giá heo có xuống còn 45.000đ – 50.000đ/kg người nuôi vẫn còn lãi.

Vượt qua giai đoạn khủng hoảng bởi dịch tả lợn châu Phi, hiện tổng đàn heo ở huyện Hoài Ân đã giảm mạnh, nhưng vẫn ổn định ở mức 180.000 con. Ngoài 4 trang trại có quy mô chăn nuôi từ 3.000 – 10.000 con, lượng heo nuôi trong dân ở Hoài Ân là rất lớn, bởi số hộ dân ở Hoài Ân nuôi heo từ 70 – 100 con có đến 1.700 hộ.

Sức tiêu thụ heo trên địa bàn trong thời gian gần đây vẫn ổn định. Theo ông Nguyễn Thanh Vương, Giám đốc Trung tâm Dịch vụ huyện, hiện mỗi ngày lượng heo thịt từ Hoài Ân xuất đi cung cấp cho thị trường các tỉnh phía Bắc khoảng từ 1.000 – 1.200 con.

Gía heo hạ còn 70.000đ/kg hơi người nuôi vẫn đang có lãi rất cao, thậm chí hạ xuống còn 45.000đ – 50.000đ/kg người nuôi vẫn còn lãi. Ảnh: Ngọc Thăng.

Gía heo hạ còn 70.000đ/kg hơi người nuôi vẫn đang có lãi rất cao, thậm chí hạ xuống còn 45.000đ – 50.000đ/kg người nuôi vẫn còn lãi. Ảnh: Ngọc Thăng.

Tuy nhiên, thị trường tiêu thụ thịt heo nội tỉnh thì rất ảm đạm. Quan sát, chúng tôi nhận thấy có một nghịch lý đang diễn ra: Dù hiện người dân đổ xô đi mua lương thực dự trữ trong những ngày “cách ly toàn xã hội” để phòng chống dịch Covid – 19, thế nhưng lượng heo giết mổ mỗi ngày thì rất yếu.

Theo lý giải của những chủ lò mổ, trước đây ra thịt 1 con heo, ngoài bán các loại thịt: Đùi, ba chỉ, sườn non, sườn lát, vai… riêng bộ lòng và đầu heo bán đã được khá tiền.

Nay do lòng và đầu heo không tiêu thụ được vì các quán cháo lòng bán ăn sáng trên địa bàn đều đóng cửa do lệnh cách ly, nên mổ con heo ra còn rất ít lời.

Thêm vào đó, các hàng cơm quán nhậu cũng đều đóng cửa, nên tất cả các loại thịt heo tiêu thụ cũng chậm.

Sáng 1/4, sau khi đi chợ mua lương thực dự trữ trong thời gian “các ly toàn xã hội”, chị Dương Mỹ Linh ở phường Bình Định (TX An Nhơn, Bình Định), phấn khởi cho biết: “Cứ tưởng hôm nay giá thịt heo sẽ tăng vun vút vì người người đổ xô đi mua thịt dự trữ ăn cho cả 15 ngày cách ly, thế nhưng không ngờ lại hạ 10.000đ/kg. Trước đây tôi mua thịt đùi với giá 160.000đ/kg thì hôm nay chỉ còn 150.000đ/kg”.

Hy vọng giá heo giống giảm theo

Đàn heo nuôi trong dân đã bắt đầu khôi phục nhưng rất chậm, bởi người nuôi đang rất dè dặt tái đàn do giá heo giống quá cao.

“Hiện heo giống có nguồn gốc được nuôi từ các trang trại an toàn sinh học có giá từ 2,7 – 3 triệu đồng/con (10kg), còn heo giống trôi nổi do các thương lái mua gom ở những hộ nuôi heo nái sinh sản chở đi bán, không có nguồn gốc, không được đảm bảo an toàn sinh học cũng đã có giá 1,4 triệu – 1,5 triệu đồng/con (7 – 8kg).

Hiện heo giống trôi nổi, không có nguồn gốc, không đảm bảo an toàn cũng đã có giá 1,4 – 1,4 triệu đồng/con (7 – 8kg). Ảnh: Ngọc Thăng.

Hiện heo giống trôi nổi, không có nguồn gốc, không đảm bảo an toàn cũng đã có giá 1,4 – 1,4 triệu đồng/con (7 – 8kg). Ảnh: Ngọc Thăng.

Nếu mua heo giống có nguồn gốc thì giá quá cao, vốn đầu tư lớn, trong khi Nhà nước khuyến cáo dịch tả lợn châu Phi vẫn rập rình nên bà con không dám đổ vốn tái đàn mạnh. Còn mua heo giống trôi nổi thì rủi ro quá cao, do đó việc tái đàn heo ở Hoài Ân vẫn đang diễn ra rất dè dặt”, ông Nguyễn Thanh Vương, Giám đốc Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Hoài Ân, cho hay.

Xem thêm
350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

TH và câu chuyện xây dựng thương hiệu từ chữ 'thật'

Đối với Tập đoàn TH, chữ ‘thật’ được khẳng định bằng mô hình kinh tế xanh, tuần hoàn mà doanh nghiệp đang theo đuổi, áp dụng.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm