| Hotline: 0983.970.780

Vườn cây ăn trái gắn du lịch sinh thái

Thứ Tư 22/06/2011 , 12:57 (GMT+7)

Bốn xã An Bình, Bình Hòa Phước, Hòa Ninh và Đồng Phú nằm trên Cù Lao Minh thuộc huyện Long Hồ, Vĩnh Long đã được thiên nhiên ưu đãi từ đất đến nước.

Bốn xã An Bình, Bình Hòa Phước, Hòa Ninh và Đồng Phú nằm trên Cù Lao Minh thuộc huyện Long Hồ, Vĩnh Long đã được thiên nhiên ưu đãi từ đất đến nước. Không bỏ lỡ cơ hội nào, người dân ở 4 xã này đã trồng rất nhiều loại cây ăn trái đặc sản và khai thác thế mạnh du lịch miệt vườn gắn với nuôi trồng thủy sản.

Tổng diện tích sản xuất nông nghiệp 4 xã này hơn 4.000 ha và theo đó bà con đã trồng những cây trái đặc sản. Dựa trên thế mạnh này, những năm gần đầy nhà vườn đã tập trung khai thác rất hiệu quả tiềm năng và thế mạnh du lịch miệt vườn gắn với nuôi trồng thủy sản. Theo đó, mỗi hộ nhà vườn làm du lịch thường có nhiều hơn 3.000 m2 đất chuyên trồng cây ăn trái hoặc kết hợp với vườn giống cây ăn trái hay trồng các loại cây kiểng.

Điển hình là vườn mận của bà Phạm Thị Lý (ấp An Thuận, xã An Bình, Long Hồ) với 900 gốc mận, kinh doanh dưới hình thức “du lịch theo mùa trái cây”, trung bình mỗi ngày đón tiếp 50 lượt khách, đã tạo ra thu nhập bình quân trên dưới 200 triệu đồng/năm. Điểm du lịch nhà anh Trí Nghiệp (xã Hòa Ninh, Long Hồ, Vĩnh Long) 2,7 ha với đủ các loại cây ăn trái như mít, sầu riêng, chôm chôm, nhãn, cam, quýt, mận và vườn giống cây ăn trái đặc sản với hàng chục loại cây giống trong và ngoài nước, đã hấp dẫn nhiều khách trong nước và quốc tế đến tham quan, nghiên cứu và trao đổi kinh nghiệm. Lợi nhuận hàng năm thu được từ liên kết giữa làm vườn, sản xuất giống cây ăn trái và du lịch sinh thái, tính trên diện tích đất vào khoảng 185 triệu đồng.

Bên cạnh việc giới thiệu các sản phẩm 4 mùa của các vườn trái cây đặc sản, một số nhà vườn còn gắn kết thêm các dịch vụ du lịch sinh thái khác nhằm thu hút du khách. Chẳng hạn như: Khu du lịch sinh thái - trang trại Vinh Sang (ấp An Thuận, xã An Bình, Long Hồ, Vĩnh Long), diện tích 2,2 ha, được ví như một khu vườn thiên nhiên rộng lớn với hệ thống kênh rạch liên thông nhau; là vùng đa dạng các loại cây ăn trái của miền tây Nam bộ (dừa dâu, mít nghệ, mận An Phước, bưởi, nhãn, ổi). Đây còn khu bảo tồn nhiều loài chim, thú quý được ghi trong Sách đỏ Việt Nam và là một khu vui chơi giải trí hấp dẫn với hàng loạt các trò chơi hiện đại và dân gian.

Các điểm du lịch Mai Quốc Nam 1 và 2 (xã Hòa Ninh và Bình Hòa Phước, Long Hồ) tổ chức câu lạc bộ đàn ca tài tử. Điểm du lịch nhà vườn Bảy Hồng (xã An Bình, Long Hồ) tổ chức câu cá thư giãn trên sông rạch. Điểm du lịch Ba Hùng (xã Bình Hòa Phước, Long Hồ) với các hoạt động vui chơi cắm trại, trượt nước trên sông. Điểm du lịch Sáu Giáo (xã Hòa Ninh, Long Hồ) và Mười Hưởng (xã Bình Hòa Phước, Long Hồ) thu hút các đoàn khách tham quan kiểng cổ, nghỉ lại qua đêm trong vườn nhà.

 Đặc biệt, khu du lịch Mekong - Đồng Phú được đưa vào sử dụng từ Tết Canh Dần 2010, đã thu hút được nhiều du khách cũng như sự chú ý, quan tâm đặc biệt của các hãng lữ hành lớn trong khu vực và TPHCM. Điểm đặc biệt và duy nhất cho đến thời điểm hiện nay là mô hình này có sự kết hợp giữa du lịch sinh thái và tham quan các mô hình thủy sản.

Xem thêm
Nuôi dúi má đào, thu tiền tỷ mỗi năm

LÀO CAI Chăn nuôi dúi má đào sinh sản có sức hấp dẫn lớn bởi lợi nhuận cao, trong khi việc chăm sóc, đầu tư chuồng trại không quá tốn kém.

Vật nuôi khốn đốn vì mưa lạnh kéo dài

BÌNH ĐỊNH Thời gian gần đây, Bình Định có mưa lạnh kéo dài, khiến sức đề kháng của vật nuôi giảm sút, đây là cơ hội để dịch bệnh phát sinh, người chăn nuôi lo ngay ngáy.

Khoai tây trước cơ hội thành cây vụ đông chủ lực của Hà Nội

Đứng trên bờ nhìn cánh đồng khoai tây rộng 10ha của xã Tự Lập (huyện Mê Linh, Hà Nội) chưa thỏa, nhiều bà con còn tò mò xuống bới củ, sờ hoa, sờ lá.

Triển khai dự án chuyển đổi số ngành nông nghiệp vùng ĐBSCL

Bộ NN-PTNT đầu tư dự án nghiên cứu chuyển đổi số ngành nông nghiệp vùng ĐBSCL phục vụ phát triển nông nghiệp bền vững và thích ứng với biến đổi khí hậu.