| Hotline: 0983.970.780

Vườn đào thế đẹp nhất Thành Nam

Thứ Năm 18/01/2024 , 07:00 (GMT+7)

Anh Trần Xuân Điệp, chủ vườn đào tại xã Nam Mỹ (huyện Nam Trực) rất mãn nguyện khi sở hữu vườn đào thế hơn 200 cây, có những cây cao tới 3m.

Anh Trần Xuân Điệp, chủ nhân vườn đào đẹp nhất đất Thành Nam.

Anh Trần Xuân Điệp, chủ nhân vườn đào đẹp nhất đất Thành Nam.

Anh Trần Xuân Điệp (SN 1981, xóm Tân Dân, xã Nam Mỹ, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định) đang sở hữu vườn đào thế được cho là đẹp nhất Thành Nam. Đây là vườn đào thế có tuổi đời vài chục năm tuổi, được anh kỳ công chăm sóc suốt một năm trời.

Cách đây khoảng 2 tuần, anh Điệp thuê thêm người phụ mình tuốt lá. Năm nay tuốt đào muộn hơn vì nhuận một tháng, tuy nhiên, bằng kinh nghiệm lâu năm trong nghề trồng đào cảnh, anh cho biết đây là thời điểm thích hợp nhất.

“Năm nay ấm hơn, lại có gió đông nên chỉ vài ngày sau khi tuốt lá, đào bật nụ rất mau. Những cây đào cổ, đào già có tuổi đời vài chục năm, nụ to, khoẻ, dày; khi nở bông to, cánh dày, màu sắc tươi, đậm hơn so với đào non. Một cây đào cổ có thể chơi hoa bền hơn, hết tháng Giêng vẫn còn ra hoa”, anh Điệp cho biết.

Để chăm sóc vườn đào quý, anh Điệp trồng theo hàng lối, mỗi cây cách nhau chừng 1m, vừa thuận tiện cho việc chăm sóc, vừa để không gian cho cây vươn căng cành, nhờ đó cây nào tán cũng dày tua tủa, mơn mởn. Dưới gốc, anh vun một bầu đất cao, vừa giúp cây thoát nước, giữ ẩm, vừa thuận tiện cho việc đánh bầu, truyền trước khi đưa lên chậu để bán cho khách chơi Tết.

Đào cổ nên nụ rất dày, to, khỏe, mọc kín dọc các mắt lá.

Đào cổ nên nụ rất dày, to, khỏe, mọc kín dọc các mắt lá.

“Nghề trồng đào rất kỳ công. Với những cây đào cổ, lâu năm tuổi, việc chăm sóc càng tỉ mỉ, công phu và vất vả hơn. Khi cây ra cành bánh tẻ đến giai đoạn uốn thế, định hình theo ý muốn. Các thế cây thông thường như thế trực, thế huyền… là những lối cây cổ, đây là kỹ năng lành nghề của các nhà vườn ở Nam Định, nổi trội hơn các vùng đào khác, do đó đào Nam Định bao giờ cũng đẹp hơn”, anh Điệp cho biết.

Vườn đào của anh Trần Xuân Điệp có rất nhiều cây có kích thước lớn, chu vi thân lên tới 3 gang tay, cao trên 3m được tạo tác theo dáng long, dáng huyền… là những lối cây truyền thống. Mỗi cây sẽ tiếp tục được chia thành 5 bông (gọi là ngũ phúc) để tượng trưng cho sự may mắn, tài lộc theo tín ngưỡng của người Á Đông, mỗi một bông, dăm cành lên tua tủa, đầy đặn, tròn trịa, tất cả kết hợp với nhau tạo thành một cây đào thế cân đối các tay cành.

Một cây đào cổ thuộc giống đào ta có tuổi đời vài chục năm trong vườn đào của anh Điệp.

Một cây đào cổ thuộc giống đào ta có tuổi đời vài chục năm trong vườn đào của anh Điệp.

Những cây đào ta thuần chủng không ghép, nguyên tay cành cổ, qua nhiều năm mới tạo được bộ xương cây, dăm cành rất dày.

Những cây đào ta thuần chủng không ghép, nguyên tay cành cổ, qua nhiều năm mới tạo được bộ xương cây, dăm cành rất dày.

Với những cây đào quý, anh Điệp không bán, chỉ cho khách thuê chơi Tết. Hết Tết, anh sẽ lấy lại cây và lặp lại một chu kỳ chăm sóc.

Với những cây đào quý, anh Điệp không bán, chỉ cho khách thuê chơi Tết. Hết Tết, anh sẽ lấy lại cây và lặp lại một chu kỳ chăm sóc.

Với hơn 200 gốc đào cổ, đào quý, trừ chi phí một năm anh Điệp cũng thu được ba trăm triệu. Đó là thành quả một năm vất vả mà gia đình anh Điệp trông ngóng.

“Một cây đào đẹp, trước hết cây phải có dáng thế rõ ràng, không rối rắm; bông tay hài hòa, cân đối, và phải dày dăm nụ. Nụ nó mọc kín dọc các cành, thậm chí tận nách cành vẫn dày hoa. Đó là đặc điểm chỉ có những cây đào già mới có”, anh Điệp giải thích.

Ngoài những cây đào thế kích thước lớn, hợp với không gian sân vườn rộng, thoáng, anh Điệp còn có nhiều cây đào ta cổ thuần chủng, không lai ghép đào rừng, được anh giữ và chăm sóc hết năm này sang năm khác.

Cây đào thế dáng long cổ, thuần chủng đào ta có chiều cao khoảng 1,5 mét, tàn bay khoảng 2 mét. Từ mặt gốc lên đến thân chính khoảng 50cm, tỷ lệ rất đẹp đối với một cây đào thế cổ. Cây làm theo lối làm cây của các cụ xưa, thân cây bành ra, rất nạc, không một vết cắt, do đó xương cây rất rắn, khỏe. Bộ dăm tàn rất đều, chia tay rất đẹp.

Anh Trần Xuân Điệp, chủ của hơn 200 cây đào cổ.

Anh Trần Xuân Điệp, chủ của hơn 200 cây đào cổ.

Dù còn 3 tuần nữa mới đến Tết nhưng rất nhiều khách đã tìm đến vườn để đặt cây chơi Tết.

Dù còn 3 tuần nữa mới đến Tết nhưng rất nhiều khách đã tìm đến vườn để đặt cây chơi Tết.

“Nhiều gốc đào cổ khác có thể đẹp hơn, hình thù kỳ quái hơn nhưng không phải cây thuần chủng, phần lớn là đào rừng ghép mắt đào ta. Những cây ghép đó không bền, sẽ bị bỏ tay sau một thời gian”, anh Điệp nói.

Dù Tết nguyên đán mới cận kề, thế nhưng mấy tuần nay, vườn đào của anh Điệp đã nườm nượp khách tìm đến để lựa cây, đánh dấu và đặt cọc trước, đợi đến Rằm sẽ đưa về chơi Tết.

“Những cây đào thế, đào đẹp chủ yếu cho khách thuê chơi Tết, giá cả nhà vườn rất phải chăng. Một cây đào to, đẹp, trên Hà Nội cho thuê với giá vài chục triệu, ở vườn dưới tỉnh, tôi chỉ cho thuê giá bằng 50% giá thuê ở Hà Nội. Thế nên những người đến sớm để lựa cây đều là khách quen, năm nào cũng đến thuê đào của gia đình”, anh Điệp nói.

Xem thêm
Sống lại ký ức hào hùng trên tuyến đường 1C huyền thoại

KIÊN GIANG Tuyến đường 1C nối đường Hồ Chí Minh trên bộ nhằm vận chuyển hàng hóa, vũ khí, thuốc cứu thương, nhu yếu phẩm và đưa rước cán bộ chi viện cho chiến trường miền Nam.

Người dân ĐBSCL sáng tạo, thích ứng tốt với xâm nhập mặn

ĐBSCL Trải qua các đợt ảnh hưởng xâm nhập mặn, người dân ĐBSCL tích lũy nhiều kinh nghiệm, chủ động, sáng tạo các giải pháp ứng phó trong mùa khô 2023 - 2024.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Chuyện làm du lịch ở miền núi Phú Thọ: [Bài 1] Đồi chè Long Cốc, nàng tiên không ban cho dân được mấy tiền

'Không mấy ai nhìn ra giá trị của rừng Xuân Sơn, Tân Sơn nên bỏ lỡ cơ hội phát triển du lịch', TS. Ngô Kiều Oanh tiếc rẻ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm