| Hotline: 0983.970.780

Vượt qua khó khăn, nông nghiệp Kiên Giang đạt tăng trưởng khá cao

Thứ Hai 06/07/2020 , 10:40 (GMT+7)

Mặc dù gặp nhiều khó khăn do khô hạn, xâm nhập mặn, dịch bệnh nhưng nhờ chủ động ứng phó, ngành nông nghiệp Kiên Giang vẫn đạt kết quả khá cao.

Sáng 6/7, tại TP Rạch Giá, Sở NN-PTNT Kiên Giang tổ chức hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm và triển khai kế hoạch 6 tháng cuối năm 2020.

Báo cáo tại hội nghị, TS Đỗ Minh Nhựt, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Kiên Giang cho biết, tổng sản phẩm GRDP của ngành 6 tháng đầu năm nay ước đạt 11.783 tỷ đồng, tăng 4,76% so với cùng kỳ, chủ yếu đóng góp từ lĩnh vực nông nghiệp (8.195 tỷ đồng) và thủy sản (3.502 tỷ đồng).

Trong 6 tháng đầu năm, Kiên Giang đã gieo cấy và thu hoạch dứt điểm trên 352 ngàn ha lúa, sản lượng thu hoạch hơn 2,4 triệu tấn. Ảnh: Trung Chánh.

Trong 6 tháng đầu năm, Kiên Giang đã gieo cấy và thu hoạch dứt điểm trên 352 ngàn ha lúa, sản lượng thu hoạch hơn 2,4 triệu tấn. Ảnh: Trung Chánh.

Trong đó, sản xuất lúa đã thu hoạch dứt điểm vụ mùa và đông xuân 2019-2020, với tổng diện tích trên 352 ngàn ha, sản lượng thu hoạch hơn 2,4 triệu tấn, lúa chất lượng cao chiếm trên 97% diện tích gieo trồng. Tỉnh cũng đã xây dựng được 34 cánh đồng lớn, liên kết sản xuất lúa gắn với bao tiêu sản phẩm, diện tích gần 19.100 ha.

Tổng sản lượng thủy sản khai thác và nuôi trồng 6 tháng đầu năm ước đạt trên 403 ngàn tấn, tăng 1,25% so với cùng kỳ. Riêng nuôi trồng thủy sản, sản lượng ước đạt gần 113 ngàn tấn, trong đó tôm nước lợ thu hoạch ước đạt hơn 46 ngàn tấn, tăng 19,52% so cùng kỳ.

Diện tích thả nuôi tôm nuôi nước lợ đạt và vượt kế hoạch đề ra, sản lượng thu hoạch ước đạt hơn 46 ngàn tấn, tăng 19,52% so cùng kỳ. Ảnh: Trung Chánh.

Diện tích thả nuôi tôm nuôi nước lợ đạt và vượt kế hoạch đề ra, sản lượng thu hoạch ước đạt hơn 46 ngàn tấn, tăng 19,52% so cùng kỳ. Ảnh: Trung Chánh.

Đạt được kết quả trên là nhờ ngành đã chủ động các giải pháp ứng phó với mùa khô năm 2019-2020, xâm nhập mặn xuất hiện sớm và sâu hơn so với mức trung bình nhiều năm. Đặc biệt là đầu tư, vận hành hiệu quả hệ thống cống ven biển, ngăn nước mặn xâm nhập sâu vào nội đồng, giảm thiểu diện tích sản xuất lúa, nuôi thủy sản nước lợ bị thiệt hại, TS Đỗ Minh Nhựt nhận xét.

Tuy nhiên, nhiều lĩnh vực khác trong ngành đạt mức tăng trưởng thấp. Chăn nuôi heo phục hồi chậm dù tỉnh đã công bố hết bệnh dịch tả heo châu Phi. Nguyên nhân do khan hiếm con giống, dẫn đến giá tăng cao, từ 2-3 triệu đồng/con, giá heo hơi không ổn định nên người chăn nuôi còn thận trọng trong việc đầu tư tái đàn.

Từ đầu năm đến nay, trên địa bàn tỉnh Kiên Giang đã xảy ra 41 vụ cháy rừng, với tổng diện tích bị thiệ hại hơn 614 ha, tập trung chủ yếu ở huyện Hòn Đất và Phú Quốc.

Ngoài ra, do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 nên đầu ra của một số mặt hàng nông sản gặp khó khăn, giá giảm mạnh như: cá biển, cua biển, tôm nuôi… ảnh hưởng đến thu nhập của người dân. 

Xem thêm
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng

Sáng 18/4 (tức 10/3 năm Giáp Thìn - ngày Giỗ Tổ Hùng Vương), Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng tại Điện Kính Thiên trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh thuộc Khu Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Đền Hùng ở TP. Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

'Điểm danh' những mỏ lộ thiên cần tăng cường phòng chống mưa bão

QUẢNG NINH Các đơn vị của TKV đang rà soát kế hoạch phòng chống mưa bão năm 2024, xác định vị trí trọng điểm, xung yếu có nguy cơ mất an toàn trong mùa mưa bão.

Cứu lấy gần 30ha rừng ngập mặn ở Nam Định: [Bài 2] Chủ đầu tư phải chịu trách nhiệm?

Chủ đầu tư Khu công nghiệp Rạng Đông phải chịu trách nhiệm nếu kênh xả thải khu công nghiệp chặn dòng chảy làm gần 30ha rừng ngập mặn ven biển Nghĩa Hưng bị thiệt hại.