| Hotline: 0983.970.780

WTO quyết tâm hướng tới thỏa thuận đánh bắt cá

Thứ Tư 25/11/2020 , 10:42 (GMT+7)

Các cuộc đàm phán về cấm trợ cấp hàng tỷ USD đối với ngành đánh bắt cá đang đi đến hồi kết tại Tổ chức Thương mại Thế giới, khi hạn chót đã gần kề.

Bất đồng 

Mặc dù các bất đồng vẫn tồn tại, đặc biệt là liên quan đến kết quả được cho là có thể có ý nghĩa đối với các nước đang phát triển, trong khi hoạt động đánh bắt cá quá mức vẫn đang tiếp tục tước đi nguồn tài nguyên cực kỳ quan trọng tại các ngư trường vốn là sinh kế thiết thân của hàng triệu người.

Ngư dân nghèo Campuchia đánh bắt cá mưu sinh ở hạ nguồn sông Mekong. Ảnh: KT

Ngư dân nghèo Campuchia đánh bắt cá mưu sinh ở hạ nguồn sông Mekong. Ảnh: KT

Theo AFP, các vòng đàm phán liên quan đến hạn ngạch khai thác, đánh bắt cá được Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) chính thức phát động tại cuộc họp ở Doha vào năm 2001 và đã đạt được sự thúc đẩy rất cần thiết bằng việc thông qua các Mục tiêu Phát triển bền vững của Liên Hợp quốc vào năm 2015.

Theo đó, WTO đã thiết lập mục tiêu vào cuối năm 2020 sẽ là hạn chót không ràng buộc để các quốc gia thành viên hủy bỏ các khoản trợ cấp, góp phần vào việc đánh bắt cá bất hợp pháp, không báo cáo và không được kiểm soát, hay còn gọi là “IUU fishing”.

Ngoài ra mục tiêu trên cũng cấm một số loại hình trợ cấp góp phần gây ra tình trạng dư thừa năng suất và đánh bắt quá mức, trong khi có xu hướng ủng hộ hoặc đối xử đặc biệt đối với các nước đang phát triển và kém phát triển nhất trên thế giới.

Giới chuyên gia cho hay, mặc dù các quốc gia thành viên đến thời điểm này vẫn chưa đạt được một bản thỏa thuận chung, tuy nhiên vẫn buộc phải hành động trước thời hạn chót sắp đến.

Một nguồn tin thân cận từ Geneva, trụ sở của WTO chia sẻ, nỗ lực đàm phán năm nay đã bị ngưng trệ do đại dịch coronavirus và một số quốc gia, bao gồm Ấn Độ, Sri Lanka, Indonesia và Namibia liên tục hoài nghi về thời hạn một thỏa thuận chung có thể được đáp ứng.

Báo động đỏ

Theo một báo cáo nghiên cứu của Ussif Rashid Sumaila (Đại học British Columbia), các hoạt động trợ cấp nghề cá toàn cầu đã ở mức 35,4 tỷ USD vào năm 2018, trong đó có đến 22 tỷ USD dành cho việc trang bị cho các đội tàu đánh cá. Trong khi đó, Tổ chức Lương nông Liên Hợp quốc (FAO) liên tục cảnh báo về tình trạng đánh bắt quá mức.

Cụ thể, theo số liệu của FAO, có tới một phần ba trữ lượng cá thương mại được đánh bắt ở mức độ không bền vững về mặt sinh học trong năm 2017. Và sản lượng thủy sản toàn cầu năm 2018 đã đạt mức kỷ lục là 96,4 triệu tấn, tăng trung bình 5,4% so với ba năm trước đó.

Theo các báo cáo giám sát, sự gia tăng sản lượng đánh bắt cá chủ yếu bắt nguồn từ bảy quốc gia có ngành thủy sản lớn mạnh bao gồm: Trung Quốc, Indonesia, Peru, Ấn Độ, Nga, Mỹ và Việt Nam khi chiếm tới gần một nửa tổng sản lượng khai thác thế giới.

Tranh cãi

Bất chấp nhiều năm ròng thảo luận đến nay vẫn còn tồn tại rất nhiều tranh cãi, trong đó bao gồm cả tính hai mặt của việc trợ cấp đánh bắt cá. Trong khi các nước châu Âu và Nhật Bản, Hàn Quốc thì muốn có một lệnh cấm trợ cấp, trừ trường hợp nó có tác động tích cực, còn lại bất kỳ tác động tiêu cực tiềm ẩn nào đều bị hủy bỏ.

Việc khai thác, đánh bắt cá thiếu kiểm soát dẫn tới nguy cơ tận diệt nguồn lợi thủy sản. Ảnh: AFP

Việc khai thác, đánh bắt cá thiếu kiểm soát dẫn tới nguy cơ tận diệt nguồn lợi thủy sản. Ảnh: AFP

Jean-Marie Paugam, đại diện cơ quan thường trực của Pháp tại WTO cho biết: “Nếu việc trợ cấp cho phép đánh bắt cá bền vững hơn - ví như việc phát triển sử dụng lưới có chọn lọc - thì phải được cho phép”. Ngược lại, những đại diện khác lại tin rằng bất kỳ khoản trợ cấp nào đều không tốt và cần được loại bỏ hoặc cũng có một số nước kêu gọi chỉ nên giới hạn trợ cấp.

“Một thỏa thuận sẽ đem lại lợi ích cho những ngư dân đánh bắt nhỏ lẻ, bởi vì khi chúng ta nói về trợ cấp thì có khoảng từ 80 hoặc 85% là dành cho đánh bắt công nghiệp quy mô lớn", Remi Parmentier, cố vấn của nhóm Hành động Những người bạn của Đại dương cho hay.

Ví như trường hợp của Brazil đã đưa ra một kế hoạch chỉ yêu cầu những nước trợ cấp lớn nhất sẽ phải cắt giảm nhiều, trong khi những nước trợ cấp dưới 25 triệu USD hàng năm sẽ được miễn trừ.

Theo các nhà quan sát, một trong những trở ngại chính hiện nay vẫn là cách các nước đang phát triển và các nước nghèo nhất sẽ được đối xử như thế nào? Chẳng hạn như trường hợp của Ấn Độ thì đang được vận động miễn hoàn toàn bất kỳ ràng buộc nào.

Tuy nhiên đòi hỏi này xem ra rất khó được các bên chấp nhận, nhất là khi hệ thống WTO cho phép các quốc gia thành viên tự nhận mình là nước đang phát triển. Và điều này lập tức mâu thuẫn với Trung Quốc, quốc gia có một trong những đội tàu đánh cá hùng hậu nhất thế giới.

Trong khi đó, các tổ chức phi chính phủ thì nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đạt được một thỏa thuận vì tin rằng trong mọi trường hợp, nó sẽ có lợi cho các cơ sở đánh bắt cá nhỏ hơn ở những nước nghèo.

Xem thêm
Tránh chồng chéo giữa quy hoạch nuôi trồng thủy sản và các ngành khác

Ông Nguyễn Minh Sơn, Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Quảng Ninh trả lời câu hỏi của nhà báo về tránh chồng chéo giữa quy hoạch nuôi trồng thủy sản và các ngành khác.

Xuất khẩu thủy sản 2 tháng đầu năm tăng 22,3%

Theo ước tính của Tổng cục Thống kê, trong 2 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 1,3 tỷ USD, tăng 22,3% so với cùng kỳ năm 2023.

Có máy tời kéo thuyền, ngư dân khỏe re

QUẢNG TRỊ Chiếc máy tời nhỏ gọn nổ xình xịch, kéo theo thuyền đánh cá lên bờ một cách nhẹ nhàng. Ngư dân vì thế giảm được sức người trong khai thác hải sản.

Bình luận mới nhất