| Hotline: 0983.970.780

Xã hội hạnh phúc phải đảm bảo an toàn cho trẻ nhỏ

Thứ Bảy 16/03/2019 , 09:20 (GMT+7)

“Cơ thể các con từ lâu được coi như món “đồ chơi” cho người lớn. Hôn hít, cấu véo đã được một số người lớn coi như đặc quyền đặc lợi của họ với danh nghĩa “yêu trẻ” - TS Vũ Thu Hương chia sẻ với KTGĐ.

huong110405824
TS Vũ Thu Hương

"Như vậy, vô khối kẻ có thể lợi dụng suy nghĩ đó để hành hạ một đứa trẻ nhỏ yếu ớt chưa có sức để tự vệ. Vì thế, nếu có vụ sờ mó nào nghiêm trọng hơn thì cũng không bị coi là tội phạm - đó là tâm lý khá phổ biến từ trước đến giờ trong xã hội Việt Nam”, cũng theo lời của TS Vũ Thu Hương.
 

An toàn trẻ nhỏ đang bị coi rẻ quá mức

Là một bà mẹ, một người có nhiều năm làm về kỹ năng sống cho trẻ, mỗi lần đọc những tin trẻ em bị xâm hại, bị quấy rối tình dục, bà cảm thấy như thế nào? Bà có thể lý giải vì sao tình trạng này cứ lặp đi lặp lại, đặc biệt lại xảy ra ở trường học - nơi tưởng chừng như an toàn đối với trẻ?

Đau đớn, bất lực, uất nghẹn. Đó là những cảm giác mà tôi thường có khi nghe tin về những vụ xâm hại trẻ em. Mặc dù bản thân không bị xâm hại, nhưng là một phụ nữ, tôi hiểu cảm giác của các con khi cơ thể bị phơi bày trụi trần ra làm trò chơi cho những kẻ biến thái.

Nguyên nhân của những vụ việc giáo viên quấy rối tình dục, dâm ô, hiếp dâm học sinh gia tăng còn ngành giáo dục đã xử lý chưa hợp lý. Khi xảy ra vụ việc như thế thì lẽ ra ngành giáo dục phải đứng về phía trẻ em và cần phải có những buổi nói chuyện với trẻ em để trẻ em hiểu rằng các con không sai khi nói ra sự thật, người xâm hại các em mới sai. Các em cũng cần được cung cấp đường dây nóng, đồng thời phải thường xuyên có thông báo cụ thể trong toàn ngành, nếu thầy cô giáo xâm hại học sinh thì chắc chắn sẽ bị nhà trường tố giác, xử lý nặng để làm trong sạch ngành. Nhưng hiện nay khi xảy ra vụ việc thì ngành lại tổ chức nhiều cuộc họp dàn xếp, tức là đứng về phía kẻ xâm hại trẻ em.

Ngoài ra, còn có nguyên nhân nhận thức. Cơ thể các con từ lâu được coi như món “đồ chơi” cho người lớn. Hôn hít, cấu véo đã được một số người lớn coi như đặc quyền đặc lợi của họ với danh nghĩa “yêu trẻ”. Như vậy, vô khối kẻ có thể lợi dụng suy nghĩ đó để hành hạ một đứa trẻ nhỏ yếu ớt chưa có sức để tự vệ. Vì thế, nếu có vụ sờ mó nào nghiêm trọng hơn thì cũng không bị coi là tội phạm - đó là tâm lý khá phổ biến từ trước đến giờ trong xã hội Việt Nam.

Trong khi đó, với những vụ việc chứng cứ pháp lý rõ ràng thì hình phạt quá nhẹ, thái độ giải quyết các vụ án dạng này quá chậm chạp và thờ ơ là điều mà tôi đã nói rất nhiều lần với rất nhiều người. An toàn trẻ nhỏ đang bị coi rẻ quá mức. Trẻ bị đánh giá kết quả học hành, ép phải nhồi nhét chữ nghĩa nhưng cuộc sống các con bị đe dọa thì không ai quan tâm. Đó chính là điều cần phải thay đổi.
 

Ám ảnh suốt đời

Điều này sẽ gây hậu quả như thế nào đối với những trẻ bị xâm hại, bị quấy rối thưa tiến sĩ?

Với các con, giờ phút kinh hoàng chống trả yếu ớt lại hành vi của những kẻ đang coi mình là một thứ trò chơi, cảm giác thật khủng khiếp. Các con cảm thấy nỗi sợ hãi tột cùng, cảm giác sống không bằng chết khi cơ thể mình bị phơi bày ra đến tận cùng. Nỗi đau đớn đến từ những bộ phận nhạy cảm nhất, kín đáo nhất, bí ẩn nhất khiến nỗi khiếp sợ nhân lên gấp bội.

0b170b30920911e7988bd356390290711201145
Ảnh minh họa

Với con người, cảm xúc có được trong sinh hoạt tình dục là một khoái cảm, một nhu cầu quan trọng đôi khi quyết định cả sự tồn tại hoặc chấm dứt của đời sống hôn nhân của chính họ. Với các con, những em bé đã từng bị xâm hại tình dục, khoái cảm của các con sẽ chấm dứt từ khi chưa bắt đầu xuất hiện. Các con sẽ không bao giờ có nổi niềm hạnh phúc trọn vẹn bên người mình yêu thương. Cảm giác hổ thẹn, lo lắng bị phát giác rằng mình đã từng bị xâm hại cho đến nỗi đau đớn và sợ hãi rằng kịch bản kinh hoàng kia sẽ một lần nữa lặp lại đã lấy đi của con tất cả.

Với những em bé không thể phục hồi được tâm trí và cơ thể sau những vụ xâm hại tình dục, cuộc sống chấm dứt ngay từ khi vừa bắt đầu. Một đứa trẻ lành lặn, xinh đẹp, khỏe mạnh bỗng chốc trở thành tật nguyền về cả tầm hồn lẫn thể xác. Nỗi đau đớn đó con sẽ mãi mãi mang theo cho đến tận khi xuống mồ.

Vậy theo bà, làm thế nào để ngăn ngừa tình trạng này?

Điều quan trọng nhất bây giờ là nhận thức của mọi người về loại tội phạm này cần phải được thay đổi. Một xã hội được coi là hạnh phúc thì chắc chắn phải đảm bảo được an toàn cho trẻ nhỏ. Tất cả các cháu nhỏ cần được học về kĩ năng tự bảo vệ bản thân mình trong mọi tình huống.

Cha mẹ cần dạy con phòng chống xâm hại tình dục từ 3 tuổi. Thời gian này, phụ huynh nên mặc đồ lót cho con, bảo trẻ khu vực bên trong là bất khả xâm phạm. Bất kể ai động vào khu vực đó mà chưa có sự đồng ý của con thì đều là xấu, dù có là người thân thiết. Phụ huynh cần phổ biến cho con về quy tắc vòng tròn, nêu rõ các mức hành vi và mức quan hệ nào được làm với trẻ và hành vi nào không nên làm.

Ngoài ra, bố mẹ cần tập luyện cho con dưới tình huống giả thiết các con sẽ làm gì khi gặp kẻ xấu, thay vì dọa dẫm trẻ về nguy cơ xâm hại, với tinh thần để học sinh vui vẻ tập luyện với tâm lý thoải mái.

Xin cảm ơn bà!

(Kiến thức gia đình số 11)

Xem thêm
Di căn gan chiếm 25% trường hợp ung thư đại trực tràng

TP.HCM Di căn gan là di căn xa thường gặp nhất, chiếm 25% các trường hợp ung thư đại trực tràng. Mỗi năm Việt Nam ghi nhận khoảng 16.000 ca ung thư đại trực tràng mới.

Điều trị suy tim sung huyết

Mục tiêu của điều trị suy tim sung huyết là để tim đập hiệu quả hơn giúp đáp ứng nhu cầu năng lượng của cơ thể.

Đối tượng nào cần xét nghiệm tiền đái tháo đường?

Bộ Y tế khuyến cáo, phụ nữ đã được chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ thì cần phải theo dõi lâu dài, thực hiện xét nghiệm ít nhất 03 năm/lần.

Kháu Vài Lèng bị giả mạo, Lương y Mạc Văn Minh kêu cứu

Kháu Vài Lèng, bài thuốc điều trị sinh lý nam giới của Lương y Mạc Văn Minh đang bị các đối tượng xấu làm giả, bán trục lợi, ảnh hưởng đến uy tín sản phẩm.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm