| Hotline: 0983.970.780

Xây dựng mô hình quản lý bệnh chồi cỏ

Thứ Hai 09/04/2012 , 10:17 (GMT+7)

Bệnh chồi cỏ hại mía ở Nghệ An đang diễn biến hết sức phức tạp, tiếp tục lây lan, phát triển mạnh.

Bệnh chồi cỏ hại mía ở Nghệ An đang diễn biến hết sức phức tạp, tiếp tục lây lan, phát triển mạnh. Nguyên nhân cơ bản là chưa thực hiện tiêu huỷ nguồn bệnh một cách triệt để, đầu tư chăm sóc chưa đúng quy trình; đặc biệt là đối với số diện tích bắt đầu nhiễm bệnh nhẹ.

Để phòng trừ bệnh, dứt khoát phải đào tận gốc, trốc tận rễ số diện tích mía đã nhiệm nặng để tiêu huỷ, trồng lại bằng nguồn giống sạch bệnh, hoặc chuyển đổi cây trồng. Sở NN- PTNT bắt đầu xây dựng 3 mô hình ứng dụng các giải pháp đồng bộ để quản lý bệnh chồi cỏ hại mía. Mỗi mô hình thực hiện 20 ha, tại các xã Tân Xuân (Tân Kỳ), Châu Đình (Quỳ Hợp) và Nghĩa Liên (Nghĩa Đàn). Tất cả các mô hình đều thực hiện trên số diện tích mía đang bị nhiệm nhẹ bệnh chồi cỏ (nhiễm bệnh dưới 20%).

Tại các mô hình này, Chi cục BVTV phối hợp với Trạm BVTV các huyện sẽ xử lý nguồn bệnh bằng cách đào bỏ số cây đã nhiễm bệnh, hoặc phun thuốc BVTV, chăm bón theo đúng quy trình kỹ thuật. Trong suốt quá trình thực hiện mô hình, Sở NN- PTNT sẽ mở các lớp tập huấn khuyến nông để giảng giải cho 300 nông dân biết cách quản lý bệnh chồi cỏ và thâm canh cây mía đúng quy trình kỹ thuật.

Xem thêm
3 đề án bao trùm ngành chăn nuôi bắt đầu đi vào đời sống

Chiều 3/5, Bộ NN-PTNT tổ chức Hội nghị triển khai một số đề án ưu tiên thực hiện Chiến lược phát triển chăn nuôi giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2045.

Tiêu hủy hơn 15.000 con vịt giống không rõ nguồn gốc

Ngày 3/5, tại phường Hải Xuân, TP Móng Cái, Cục Quản lý thị trường tỉnh Quảng Ninh đã phát hiện và tiêu hủy hơn 15.000 con vịt giống không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Điều ước của 'tỷ phú mía' xứ Thanh

THANH HÓA Theo ông Trần Ngọc Chế, để nông dân yên tâm gắn bó với cây mía, cần chính sách ưu đãi vay vốn của để mở rộng diện tích và cơ giới hóa đồng bộ.

Độ mặn trên hệ thống thủy lợi Tả Trạch đảm bảo cho sản xuất

Các đơn vị quản lý, khai thác kiểm tra độ mặn ở các trạm bơm, cống lấy nước trước khi vận hành để đảm bảo yêu cầu sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản.