Báo Nông Nghiệp

Thứ Tư, 9/4/2025 17:19 (GMT +7)

| Hotline: 0983.970.780

Xây dựng thương hiệu cho cá cảnh Việt Nam

Chủ Nhật 25/09/2022 , 17:01 (GMT+7)

Nhiều loại cá cảnh Việt Nam được thị trường ưa chuộng nhưng đang chủ yếu bán qua trung gian. Vì vậy, cần phải xây dựng thương hiệu cá cảnh để bán hàng trực tiếp.

Cá đĩa Việt Nam đã có tiếng trên thị trường xuất khẩu. Ảnh: Thanh Sơn.

Cá đĩa Việt Nam đã có tiếng trên thị trường xuất khẩu. Ảnh: Thanh Sơn.

Nói về các loài cá cảnh có tiềm năng nhất ở Việt Nam, ông Lê Hữu Thiện, Giám đốc Công ty Cổ phần Sinh vật cảnh Thiên Đức (huyện Củ Chi, TP.HCM), cho rằng có 2 loài là cá đĩa và cá nê ông vua. 2 loài cá này do Việt Nam sản xuất đã tạo được danh tiếng trên thị trường xuất khẩu cá cảnh.

Con cá đĩa của Việt Nam, nhất là cá đĩa được sản xuất ở TP.HCM đã được xuất khẩu đến rất nhiều thị trường, trong đó có những thị trường khó tính như châu Âu, Mỹ.

Có nhiều nước trong khu vực Đông Nam Á cũng đang đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu cá đĩa như Singapore, Malaysia, Indonesia và Thái Lan. Tuy nhiên, theo phản hồi của những người chơi cá đĩa, họ nhận thấy cá đĩa Việt Nam có sự khác biệt về chất lượng.

Chẳng hạn, mua cá đĩa Việt Nam về nuôi, việc chăm sóc cá khá dễ dàng, màu sắc của cá có độ bền cao. Nguyên nhân là do cá đĩa ở Việt Nam được nuôi gần với tự nhiên (trong chế độ ăn có nhiều thức ăn có nguồn gốc tự nhiên như trùn chỉ, trùn quế, tim bò …), do đó cá khỏe mạnh, sống lâu và có màu sắc đẹp một cách tự nhiên.

Sản phẩm thứ hai có tiềm năng lớn là cá nê ông vua. Loài cá cảnh này được du nhập từ Amazon (Nam Mỹ) vào châu Âu rồi từ châu Âu đã được đưa về Việt Nam vào năm 2000. Hơn 10 năm nay, cá nê ông vua phát triển mạnh ở Việt Nam và được sản xuất ở quy mô công nghiệp với sản lượng lớn.

Điều đáng chú ý với con cá nê ông vua là ở khu vực Amazon, nó là cá hoang dã, nên chỉ có theo mùa vụ, tức là một năm chỉ đánh bắt được trong khoảng 3 tháng. Nhưng khi được đưa về Việt Nam, các nghệ nhân đã thuần dưỡng được loài cá này và đưa vào chuỗi sản xuất, cung ứng quanh năm, giúp cho quá trình xuất khẩu không bị gián đoạn.

Ông Ngô Đăng Linh, chủ trang trại Discus House (Củ Chi, TP.HCM), cũng cho rằng cá đĩa là loài cá cảnh có tiềm năng xuất khẩu tốt nhất của Việt Nam. Vì các nghệ nhân Việt Nam đã có tiếng trong việc tạo ra những con cá đĩa đẹp, chất lượng cao. Cá đĩa cũng rất phù hợp với điều kiện sản xuất ở TP.HCM, từ khí hậu, nguồn nước tới các loại thức ăn tự nhiên như trùn chỉ, trùn quế, tim bò, lăng quăng … Thị trường của con cá đĩa rất rộng mở, nhất là ở khu vực châu Âu.

Chăm sóc cá cảnh ở Công ty Cổ phần Sinh vật cảnh Thiên Đức. Ảnh: Thanh Sơn.

Chăm sóc cá cảnh ở Công ty Cổ phần Sinh vật cảnh Thiên Đức. Ảnh: Thanh Sơn.

Tuy đã có danh tiếng trên thị trường xuất khẩu cá cảnh, nhưng cã đĩa, cá nê ông vua cũng như các loài cá cảnh có tiềm năng khác do người Việt Nam sản xuất, đều đang chịu ít nhiều thiệt thòi do chưa xây dựng được thương hiệu.

Ông Thiện chia sẻ, cá cảnh Việt Nam hiện đã được xuất khẩu tới tất cả các châu lục có người sinh sống, Việt Nam hiện đang ở trong nhóm 20 nước xuất khẩu cá cảnh hàng đầu thế giới, nhưng cá cảnh xuất khẩu của Việt Nam hầu hết đang phải qua những nhà nhập khẩu trung gian rồi mới đến được với người tiêu dùng.

Có nhiều lô hàng cá cảnh Việt Nam xuất khẩu sang Hà Lan, Pháp. Từ những lô hàng đó, người ta “xé” nhỏ ra, đưa cá tới Ba Lan, Áo, Rumani …, thậm chí đưa sang Mỹ. Như vậy, cá cảnh do Việt Nam sản xuất, nhưng khi đến tay người tiêu dùng, lại mang các thương hiệu của nhà nhập khẩu, phân phối.

Trước thực tế đó, ông Thiện cho rằng, tất nhiên chúng ta không thể tự làm hết được. Nhưng Việt Nam cũng cần có lộ trình để bắt tay vào xây dựng thương hiệu cá cảnh Việt Nam.

Xây dựng thương hiệu giúp cho con cá cảnh Việt Nam tiếp cận được với thị trường tiêu thụ trực tiếp, qua đó, giúp các nhà sản xuất nắm bắt được ngay về nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng. Đồng thời, giúp cho các nhà sản xuất Việt Nam dễ dàng hơn trong việc tiếp cận những công nghệ mới về nuôi cá cảnh trên thế giới, vì khi đã trở thành đối tác trực tiếp với nhau, các doanh nghiệp ở những thị trường tiêu thụ trực tiếp sẽ sẵn sàng chia sẻ công nghệ để có được những con cá cảnh chất lượng hơn.

Xem thêm
Giống vịt Huba siêu đẻ, siêu thịt

Giống vịt Huba được đánh giá cao nhờ năng suất trứng vượt trội, tốc độ tăng trưởng nhanh và thịt thơm ngon, kỳ vọng là hướng đi bền vững cho ngành chăn nuôi gia cầm.

Tiêu hủy hàng nghìn con vịt dương tính virus cúm gia cầm

Hopn 3.400 con vịt bơ lai (vịt supe lai vịt bầu) 46 ngày tuổi dương tính virus cúm gia cầm A/H5N1 được lực lượng chức năng tại Quảng Trị tiêu hủy.

Người bạo gan đưa cây mắc ca lên vùng đất cằn Quan Hóa

THANH HÓA Mạnh dạn chặt bỏ cây luồng để trồng thử nghiệm cây mắc ca, ông Hà Văn Thính đã thành công với cây trồng này ở vùng đất khô cằn huyện Quan Hóa (Thanh Hóa).

Những mầm xanh vươn lên từ vùng đất khắc nghiệt

SƠN LA Từ nương rẫy bạc màu, chị Hường vươn lên với mô hình ươm cây giống trong nhà màng, mở ra hướng đi bền vững cho nông nghiệp công nghệ cao tại huyện Vân Hồ.

Đại sứ Colombia: ‘Chính sách tốt bắt nguồn từ cơ sở khoa học vững chắc’

Bà Camila nhấn mạnh điều này khi trao đổi với CIAT và cho rằng Chính phủ các quốc gia phải có trách nhiệm trong việc nghiên cứu khoa học, đổi mới sáng tạo.

Lan toả cánh đồng ‘không dấu chân’

QUẢNG BÌNH Từ mô hình đưa thiết bị bay vào gieo sạ, bón phân ban đầu, huyện Lệ Thủy đã mở rộng diện tích cánh đồng ‘không dấu chân’.

Cơn mưa dập tắt đám cháy rừng trên núi

Sơn La Vụ cháy xảy ra chiều 5/4, ở khu vực núi cao, dốc đứng, địa hình hiểm trở, nhiều đá lăn nên việc tiếp cận hiện trường, chữa cháy gặp rất nhiều khó khăn.