| Hotline: 0983.970.780

Xe tăng Nga diễu binh rầm rộ kỷ niệm 75 năm chiến thắng Leningrad

Thứ Hai 28/01/2019 , 07:50 (GMT+7)

Các xe tăng, tên lửa, máy bay và binh sĩ Nga đã tham gia lễ diễu binh hoành tráng được tổ chức tại St. Petersburg để kỷ niệm 75 năm ngày giải phóng thành phố này trong Chiến tranh Thế giới thứ hai.

Xe tăng Nga diễu binh rầm rộ kỷ niệm 75 năm chiến thắng Leningrad - 1

Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 27/1 đã tới đặt vòng hoa tại đài tưởng niệm ở nghĩa trang Piskarevskoye trong lễ tưởng niệm những người lính đã ngã xuống trong trận bao vây thành phố Leningrad, tức St. Petersburg ngày nay.

Xe tăng Nga diễu binh rầm rộ kỷ niệm 75 năm chiến thắng Leningrad - 2

Ông Putin cùng nhiều người dân Nga đã đặt bó hoa và dành một phút tưởng niệm những người đã thiệt mạng trong trận chiến tại ngôi mộ tập thể và tượng đài ở nghĩa trang Piskarevskoye.

Xe tăng Nga diễu binh rầm rộ kỷ niệm 75 năm chiến thắng Leningrad - 3

 

Đây là một trong những hoạt động kỷ niệm 75 năm ngày Liên Xô chấm dứt cuộc bao vây kéo dài 872 ngày và khiến hàng trăm nghìn người thiệt mạng của phát xít Đức ở thành phố Leningrad.

 

Xe tăng Nga diễu binh rầm rộ kỷ niệm 75 năm chiến thắng Leningrad - 4

Quân đội Nga bắn đại bác kỷ niệm 75 năm ngày giải phóng thành phố Leningrad. 

Xe tăng Nga diễu binh rầm rộ kỷ niệm 75 năm chiến thắng Leningrad - 5

 

Tại Quảng trường Cung điện, một cuộc diễu binh lớn với sự tham gia của 2.500 binh sĩ và 80 đơn vị thiết bị quân sự đã diễn ra để kỷ niệm 75 năm ngày giải phóng Leningrad.

 

Xe tăng Nga diễu binh rầm rộ kỷ niệm 75 năm chiến thắng Leningrad - 6

Cuộc diễu binh diễn ra khi tuyết rơi nhiều và nhiệt độ khoảng -18 độ C.

 

Xe tăng Nga diễu binh rầm rộ kỷ niệm 75 năm chiến thắng Leningrad - 7

Bất chấp thời tiết lạnh giá, nhiều người dân Nga vẫn đổ về Quảng trường Cung điện để theo dõi cuộc diễu binh.

Xe tăng Nga diễu binh rầm rộ kỷ niệm 75 năm chiến thắng Leningrad - 8

“Cuộc bao vây Leningrad là một trong những sự kiện bi thương và anh dũng nhất trong Chiến tranh thế giới thứ hai", Tướng Aleksandr Zhuravlev, chỉ huy cuộc diễu binh, phát biểu trước khi dành một phút mặc niệm.

Xe tăng Nga diễu binh rầm rộ kỷ niệm 75 năm chiến thắng Leningrad - 9

Các binh sĩ từ tất cả các nhánh của quân đội Nga, gồm lục quân, hải quân, không quân, đều tham gia diễu binh theo đội hình. Một số binh sĩ mặc quân phục của người lính Hồng quân Liên Xô trước đây.

Xe tăng Nga diễu binh rầm rộ kỷ niệm 75 năm chiến thắng Leningrad - 10

Các xe bọc thép từ thời Chiến tranh thế giới thứ hai, bao gồm xe tăng chiến đấu T-34 nổi tiếng, xe tải và các xe chiến đấu bọc thép cũng tham dự lễ diễu binh.

Xe tăng Nga diễu binh rầm rộ kỷ niệm 75 năm chiến thắng Leningrad - 11

Các máy bay chiến đấu MiG-29 từ đội bay nhào lộn Strizhi phô diễn sức mạnh tại St. Petersburg.

Xe tăng Nga diễu binh rầm rộ kỷ niệm 75 năm chiến thắng Leningrad - 12

Người dân Nga cũng có dịp chiêm ngưỡng các hệ thống vũ khí tại cuộc diễu binh gồm tên lửa đất đối không S-400, hệ thống tên lửa Iskander, hệ thống pháo phản lực phóng loạt Tornado.

Xe tăng Nga diễu binh rầm rộ kỷ niệm 75 năm chiến thắng Leningrad - 13

Các khí tài quân sự hiện đại cũng tham gia cuộc diễu binh ngày 27/1 như xe tăng chiến đấu T-72B3, xe bọc thép BMP-3 và BTR-82A.

 

Xe tăng Nga diễu binh rầm rộ kỷ niệm 75 năm chiến thắng Leningrad - 14

Cuộc bao vây Leningrad là một trong những cuộc bao vây kéo dài và đẫm máu nhất trong lịch sử, bắt đầu từ ngày 8/9/1941 khi phát xít Đức phá hủy tuyến đường cuối cùng dẫn vào thành phố này. Mục đích của cuộc vây hãm là khiến tất cả người dân Leningrad rốt cuộc sẽ chết vì đói, đau ốm hoặc bị thương do bị ném bom.


Xe tăng Nga diễu binh rầm rộ kỷ niệm 75 năm chiến thắng Leningrad - 15

Những nhân chứng còn sống sót kể rằng mùa đông đầu tiên năm 1942 là giai đoạn khó khăn nhất khi người dân Leningrad phải chống chọi với cuộc sống không được sưởi ấm, không có nước, điện và khan hiếm thực phẩm. Mỗi người chỉ  có 250gram bánh mì để sống qua ngày.

Ảnh: Reuters, Sputnik

(dantri.com.vn)

Xem thêm
Tìm thấy virus dịch tả lợn châu Phi trong xác lợn rừng

Thủ phạm virus gây dịch tả lợn châu Phi (ASF) đã được phát hiện trong xác một con lợn rừng vừa được tìm thấy ở phía tây bắc Singapore.

Ukraine nỗ lực xâm nhập lãnh thổ Nga, Moscow xuyên thủng Patriot

Ukraine tăng cường các vụ tấn công bằng UAV và tổ chức nhiều đợt xâm nhập lãnh thổ Nga, trong khi đó, mục tiêu của Moscow là khu vực hậu phương của Kiev.

Tướng Israel tiết lộ chi phí đánh chặn 'mưa tên lửa' của Iran

Tướng Israel Reem Aminoach cho rằng Israel hôm 13/4 đã phòng thủ thành công, song chi phí cho việc phòng thủ lớn gấp 10 lần những gì Iran đã bỏ ra.

Bùng nổ thị trường thú cưng và chăm sóc thú cưng

Lần đầu tiên Triển lãm Quốc tế chuyên ngành công nghệ, sản phẩm, dịch vụ chăm sóc thú cưng được tổ chức tại TP.HCM với sự tham gia của 12 quốc gia, vùng lãnh thổ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm