| Hotline: 0983.970.780

Ông Nguyễn Duy Hồng, Chi cục trưởng Chi cục BVTV Hà Nội:

Xem lại trách nhiệm các cấp, ngành!

Thứ Ba 06/02/2018 , 13:30 (GMT+7)

Để nông sản nhiễm độc ảnh hướng đến người tiêu dùng có thể còn lâu nên phun nhiều thuốc sâu, thuốc bệnh chính nông dân bị ảnh hưởng trước…

Lượng thuốc trên hoa gấp 25 lần đối tượng khác

So với toàn quốc, Hà Nội là địa phương dùng rất ít thuốc BVTV. Chúng tôi đã làm rất tốt trên rau, trên quả, trên lúa nên năm 2016 chỉ sử dụng 316 tấn thuốc BVTV cho 157.050 ha đất nông nghiệp, tức vào khoảng 2 kg/ha. Tuy nhiên riêng Từ Liêm (Nam, Bắc Từ Liêm) đã là 14 tấn, đặc biệt Mê Linh lên tới 94 tấn. Vậy là 3 địa phương này đã sử dụng chiếm 1/3 lượng thuốc BVTV của cả Hà Nội mà chủ yếu là phục vụ cho nghề trồng hoa với ước lượng khoảng 50 kg/ha, tức gấp 25 lần lượng sử dụng cho các đối tượng cây trồng khác.

16-03-08_dsc_0473
Pha thuốc đánh hoa hồng ở Tây Tựu

Huyện Mê Linh có các xã trồng hoa chủ yếu gồm Mê Linh, Văn Khê, Tráng Việt, Đại Thịnh còn Từ Liêm chủ yếu là phường Tây Tựu. Sử dụng thuốc BVTV nhiều nhất là hoa hồng và hoa cúc. Mấy năm trước đây nếu đến Tây Tựu thì sẽ chứng kiến cảnh phun thuốc BVTV mù mịt trời đất luôn. Gần đây khi chúng tôi triển khai 46 lớp học đồng ruộng về IPM trên hoa cho 1.380 nông dân của Mê Linh, Từ Liêm nên đã giảm đáng kể lượng sử dụng thuốc BVTV nhưng vẫn còn nhiều.

Phần lớn nông dân ít được tiếp cận kiến thức, kỹ năng canh tác và sử dụng thuốc BVTV nên luôn lo nghĩ đến mẫu mã xấu đẹp của hoa. Trên hoa chủ yếu là bị bệnh, việc trừ bệnh cũng khá đơn giản nhưng nông dân cho rằng nếu không phun nhiều thuốc bệnh sẽ gây hại, vết bệnh sẽ làm xấu mẫu mã sản phẩm.

Khác với rau quả là cây thực phẩm, liên quan đến sức khỏe nên Tổ chức Y tế Thế giới đã đưa ra giới hạn tối đa dư lượng thuốc BVTV (MRL). Ở Việt Nam, Bộ Y tế có Thông tư số 50/2016/TT-BYT, Bộ Nông nghiệp và PTNT có Thông tư số 68/2010/TT-BNNPTNT để cụ thể hóa điều này. Tuy có bất cập là nhiều loại thuốc với từng cây trồng vẫn chưa đầy đủ nhưng ít ra cũng còn có để lập hàng rào kỹ thuật để kiểm soát dư lượng. Kiểm soát dư lượng liên quan đến người sử dụng là nông dân, là tổ chức doanh nghiệp. Trong Nghị định số 31/2016/NĐ-CP, Nghị định 178/2013/NĐ-CP đều có quy định cụ thể các hành vi vi phạm sẽ bị phạt thế nào.
 

Trách nhiệm từ xã lên tới bộ

Nguyên nhân đầu tiên của việc lạm dụng thuốc BVTV là nhận thức, là kiến thức kỹ năng của nông dân kém. Bởi thế cần phải tạo điều kiện cho nông dân học tập, hiểu biết thông qua đào tạo, tập huấn, tuyên truyền. Trách nhiệm đầu tiên phải là cấp xã, cấp huyện. Cấp xã nếu không có kinh phí cần phải đề nghị với cấp huyện để tuyên truyền, để tổ chức thành lớp học, để phân công trách nhiệm sao cho rành mạch.

Cụ thể cấp xã phải đề nghị cấp huyện xây dựng kế hoạch, dự toán kinh phí để tổ chức các lớp học đồng ruộng, lớp học thực hành cho nông dân. Đa số cấp huyện, cấp xã không tổ chức các lớp học đồng ruộng, chủ yếu dựa vào cơ quan chuyên môn nhưng chúng tôi đề xuất cũng chỉ được có mức độ thôi.

Ông Nguyễn Duy Hồng, Chi cục trưởng Chi cục BVTV Hà Nội

Giải pháp đầu tiên là cấp huyện, cấp xã phải chủ động xây dựng các lớp học đồng ruộng cho nông dân để nâng cao kỹ năng canh tác phòng trừ sâu bệnh, sử dụng thuốc BVTV. Thứ nữa là tất cả các Bộ: liên quan đến sức khỏe là Bộ Y tế, liên quan đến môi trường là Bộ Tài nguyên và Môi trường, liên quan đến chuyên môn BVTV là Bộ NN-PTNT phải nghiên cứu.

Bộ Y tế nghiên cứu ảnh hưởng của thuốc BVTV đến sức khỏe người trồng cũng như người sử dụng hoa, Bộ Tài nguyên và Môi trường nghiên cứu việc sử dụng thuốc BVTV tác động đến đất, nước, không khí và các vi sinh vật cũng như sinh vật để đề xuất quy định. Bộ NN-PTNT chỉ đạo Cục BVTV nghiên cứu kỹ việc đăng ký thuốc. Hiện nay, số sản phẩm và doanh nghiệp đăng ký thuốc trừ sâu bệnh sử dụng trên hoa rất ít.

Theo Thông tư số 03/2016/TT-BNNPTNT, trong 1.678 tên thương phẩm thuốc trừ sâu có 5 loại trừ sâu trên hoa hồng (nhện đỏ, bọ trĩ, sâu xanh, sâu đo), 1 loại trừ bọ trĩ trên hoa lay ơn, không có thuốc trừ sâu trên hoa cúc và các loại hoa khác; trong 1.297 tên thương phẩm thuốc trừ bệnh có 25 loại trừ bệnh: trên hoa hồng 19 loại (chủ yếu trừ bệnh phấn trắng, đốm đen), 5 loại trên hoa cúc, 2 loại trên hoa huệ, 1 loại trên hoa lily.

Từ đó, Chi cục BVTV rất khó hướng dẫn sử dụng và kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính việc kinh doanh, sử dụng thuốc BVTV theo Nghị định số 31/2016/NĐ-CP. Phải nghiên cứu sửa đổi bởi các quy định, chính sách đều phát sinh từ thực tiễn. Thực tiễn là sản xuất và tiêu dùng. Thực tiễn ở vùng trồng hoa đang dùng nhiều thuốc BVTV phải có trách nhiệm đưa ra quy định để kiểm soát.

Đó là trên hoa còn trên cây ăn quả mà không dùng cho mục đích ăn quả như cây phật thủ cũng dùng rất nhiều thuốc BVTV. Ở xã Đắc Sở, Yên Sở huyện Hoài Đức có diện tích phật thủ rất lớn nhưng hiện nay không có sản phẩm và doanh nghiệp đăng ký thuốc BVTV sử dụng trên cây phật thủ.

Ở xã Đắc Sở đã có nhiều nông dân phải thuê đất nơi khác để trồng cây phật thủ vì đất cũ đã bị hỏng. Phần lớn nông dân vùng này không có kiến thức, kỹ năng canh tác, bảo vệ cây trồng và nhận thức về ảnh hưởng cấp tính, mãn tính của thuốc BVTV. Đáng lẽ phun thuốc phải theo khuyến cáo của cán bộ bảo vệ thực vật, theo nguyên tắc 4 đúng: đúng thuốc, đúng thời điểm, đúng liều lượng, đúng cách. Mỗi đối tượng sâu bệnh phải dùng một loại thuốc riêng, không được phối trộn nhiều loại thuốc. Nhưng đa số nông dân phun thuốc định kỳ theo khuyến cáo cửa hàng buôn bán thuốc, thậm chí chưa có bệnh đã phun nên một vụ, một năm phun rất nhiều lần.

Tóm lại, có ba khía cạnh của quản lý nhà nước nói chung cần phải thực hiện, thứ nhất là tập huấn. Đó là trách nhiệm của các cấp, mà cấp đầu tiên trực tiếp là xã huyện. Làm sao để thay đổi hành vi của nông dân, nâng cao kỹ năng, nhận thức cho họ? Phải tập huấn bằng những lớp học đồng ruộng, thực hành. Thứ hai là thanh tra, kiểm tra. Muốn thanh tra, kiểm tra đầu tiên phải có quy định, có chế tài. Không có quy định thì dễ lọt lưới sai phạm. Thứ ba là tuyên truyền bằng nhiều hình thức như tờ hướng dẫn, pano, bảng biểu, đài báo...

Không có thuốc trên hoa thì hướng dẫn thế nào? Chi cục BVTV mà hướng dẫn thì là sai. Nếu phạt nông dân sử dụng thuốc trên hoa không có đăng ký trong danh mục mà họ hỏi lại: Thế ông hướng dẫn tôi dùng cái gì. Bí! - Ông Nguyễn Duy Hồng.

 

Xem thêm
Chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi vịt cho hộ nghèo ở Thanh Hóa

Tập đoàn Mavin và Tổ chức Tầm nhìn Thế giới Việt Nam (World Vision) vừa tổ chức tập huấn, chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi vịt tại huyện Thường Xuân, Thanh Hóa.

Số hóa quản lý chó, mèo để phòng, chống bệnh dại

Để công tác phòng, chống bệnh dại có hiệu quả, chó, mèo nuôi ở các địa phương cần được quản lý chặt chẽ, nhất là thông qua việc áp dụng số hóa.

Cao điểm phòng trừ sâu cuốn lá nhỏ hại lúa xuân vào dịp nghỉ lễ 30/4

Theo Trung tâm BVTV phía Bắc, thời điểm phòng trừ tập trung sâu cuốn lá nhỏ từ 25/4 - 5/5. Sau khi phun lần 1, nếu mật độ còn cao tổ chức phun trừ lần 2.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm