| Hotline: 0983.970.780

Xóa bỏ thói quen dùng nước giếng đào cạn

Thứ Năm 12/12/2019 , 09:47 (GMT+7)

Công trình nước sạch xã Ia Nhin (huyện Chư Păh - Gia Lai) đã giúp người dân tiếp cận với nguồn nước sạch giá rẻ, từ đó thay đổi thói quen sử dụng.

14-38-18_20191108_090040
Công trình nước sạch giúp người dân thay đổi thói quen sử dụng nước.

Với nguồn vốn từ chương trình Mục tiêu Quốc gia xây dựng Nông thôn mới, năm 2015, công trình nước sạch xã Ia Nhin được khởi công xây dựng. Với tổng vốn trên 4 tỷ đồng, công trình này lấy nước từ hai giếng khoan có độ sâu khoảng 150 mét, sau đó đưa lên bồn chứa nước trên cao có dung tích chứa 50 khối nước. Từ đây, nguồn nước sạch này theo đường ống dẫn, chảy đến 3 thôn của xã (thôn 1, thôn 2 và thôn 3), cung cấp nước sạch cho khoảng 400 hộ dân.

Anh Nguyễn Văn Cường- Trưởng ban Quản lý nước sạch xã Ia Nhin, cho biết: Ia Nhin thuộc xã vùng trũng của huyện Chư Păh. Trước đây, người dân trong xã hầu hết dùng nước từ giếng đào. Do là vũng trũng nên giếng đào vài mét là gặp nước, thậm chí nhiều giếng sâu... không quá một mét so với mặt đất.

“Do giếng đào cạn như trên nên không thể đảm bảo vệ sinh nguồn nước, nhất là đối với địa bàn mà còn không ít hộ dân nuôi lợn, gà bằng cách chăn thả rông. Chưa kể những vườn cà phê của nhân dân thường xuyên bón phân, sử dụng thuốc bảo về thực vật, gây ô nhiễm nặng cho nguồn nước sinh hoạt”- anh Cường nói.

Từ ngày có công trình nước sạch, người dân ba thôn được thụ hưởng hết sức phấn khởi, bởi họ biết nguồn nước được lấy từ giếng khoan sâu trong lòng đất, rất đảm bảo vệ sinh, không gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người.

Ông Đoàn Quang Phong (thôn 3, xã Ia Nhin) phấn khởi ra mặt: “Từ ngày có công trình nước sạch, người dân trong thôn yên tâm hẳn khi sử dụng nguồn nước từ công trình này. Trước đây, mang xà beng, cuốc xẻng đào vài mét là gặp nước, nhưng bà con sử dụng trong tâm trạng không yên tâm vì sợ nguồn nước bị ô nhiễm. Còn bây giờ, chúng tôi đã hoàn toàn yên tâm rồi”.

Ở thôn 2, gia đình anh Nguyễn Tiến Huế là một trong hàng trăm hộ dân trong thôn được thụ hưởng nước sạch. Anh vui vẻ cho biết: “Không phải đào giếng, không phải múc nước giếng mang vào nhà dùng nữa. Giờ, chỉ cần vặn nhẹ là đã có nước sạch để dùng. Bà con trong thôn hoàn toàn yên tâm về chất lượng nước từ công trình này”.

Nói về chất lượng nước, anh Cường cho biết: Cứ sáu tháng một lần, Ban Quản lý lại mời cơ quan chuyên ngành về lấy mẫu nước đem đi kiểm nghiệm. Kết quả kiểm nghiệm cho thấy, chất lượng nước đảm bảo cho sức khỏe của người sử dụng...

Cũng theo anh Cường thì, người sử dụng nước sạch chỉ phải trả 5 ngàn đồng mỗi khối, còn lại Nhà nước hỗ trợ (tại thành phố Pleiku, giá nước máy hiện nay là 7.600 đồng mỗi khối).

Được dùng nước đảm bảo chất lượng, lại được Nhà nước trợ giá, niềm vui của người dân nơi đây như được nhân đôi. Từ đây, đã vĩnh viễn thoát cảnh dùng nước giếng đào cạn, không đảm bảo chất lượng.

Anh Nguyễn Văn Cường - Trưởng ban Quản lý nước sạch xã Ia Nhin: “Với vấn đề nước sạch, trăn trở của xã bây giờ là còn nhiều thôn làng vẫn chưa tiếp cận được nguồn nước đảm bảo vệ sinh. Xã sẽ cân đối nguồn vốn hỗ trợ, nhằm sớm đưa nguồn nước sạch đến với nhân dân, đặc biệt là nhân dân các làng thuộc đồng bào dân tộc thiểu số...”.

Xem thêm
Thái Nguyên thông qua nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã 2023-2025

Đây là 1 trong 10 nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội được thông qua tại Kỳ họp thứ 18 của HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026.

4,2 triệu Euro hỗ trợ nông dân ĐBSCL làm nông nghiệp sinh thái, thông minh

Trà Vinh Dự án được tài trợ bởi Liên minh Châu Âu và triển khai tại các tỉnh Đồng Tháp, Kiên Giang và Trà Vinh, với tổng vốn đầu tư 4,2 triệu Euro.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Chuyện làm du lịch ở miền núi Phú Thọ: [Bài 1] Đồi chè Long Cốc, nàng tiên không ban cho dân được mấy tiền

'Không mấy ai nhìn ra giá trị của rừng Xuân Sơn, Tân Sơn nên bỏ lỡ cơ hội phát triển du lịch', TS. Ngô Kiều Oanh tiếc rẻ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm