| Hotline: 0983.970.780

Xử lý trang trại gây ô nhiễm nguồn nước ở Đại Từ

Thứ Bảy 21/08/2021 , 13:48 (GMT+7)

Trang trại lợn sả thải ra suối Bờ Vai (ở xã Cát Nê, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên) có hiện tượng làm nước sủi bọt, bốc mùi hôi thối, chết cá của người dân.

Người dân quyết liệt phản đối

Theo người dân ở xóm Đồng Phú, xã Cát Nê, kể từ khi trang trại chăn nuôi lợn ở đầu nguồn dòng suối Bờ Vai đi vào hoạt động (năm 2020), cuộc sống của bà con trong khu vực đã bị ảnh hưởng rất lớn. Người dân đi làm đã phải đeo khẩu trang để phòng, chống dịch COVID-19, về đến nhà vẫn phải đeo khẩu trang để hạn chế mùi hôi thối của phân lợn.

Theo tìm hiểu của phóng viên Báo Nông nghiệp Việt Nam, trang trại lợn tại xóm Đồng Phú của một chủ doanh nghiệp có tên Thân Văn Hùng. Tổng diện tích của trang trại lên đến 2,67 hecta, với 5 dãy chuồng trại và có quy mô chăn nuôi lên đến hơn 3.000 con.

Ông Nguyễn Văn Chung, một hộ dân ở xóm Đồng Phú cho biết: Từ năm 2020 đến tháng 4/2021, trang trại nhiều lần xả nước ra suối Bờ Vai, mỗi lần như vậy là nước suối sủi bọt, chuyển màu và gây ra mùi hôi thối dọc theo suối. Điều này làm cho suối ko có một con cá, cua, ốc hay con vật nào sống được. Nước suối dẫn nước vào ao cá của gia đình, bị ô nhiễm dẫn đến bị chết hết cá, nhiều con cá trắm nặng tới hơn 3kg. Nhiều nhà bị như vậy mà chủ trang trại đi cùng Trưởng xóm đến hộ trợ cho cho người dân là 1 triệu đồng/hộ, trong khi tiền mua cá giống chúng tôi bỏ ra gấp nhiều lần, nên chúng tôi không nhận.

Phần lớn người dân ở xóm Đồng Phú và các xóm khác của xã Cát Nê nằm dọc theo suối Bờ Vai đều lợi dụng vào dòng nước để nuôi cá và dùng nước sản xuất. Nhưng nhiều gia đình nuôi cá đã rơi vào tình cảnh giống như nhà ông Chung, giờ phải bỏ ao cạn cho cỏ mọc. Điển hình như nhà ông Nguyễn Văn Thạo, người nuôi cá đã mấy chục năm, có 5 sào ao, bị chết cả tấn cá chuẩn bị được thu hoạch sau 2 năm chăn nuôi; nhà ông Đào Văn Thêm ao cá nuôi mấy năm, có những con bị chết nặng tới 6 -7 kg/con,…

Người dân xóm Đồng Phú phản ánh việc trang trại lợn xả thải gây ô nhiễm nguồn nước với Báo Nông nghiệp Việt Nam. Ảnh: Hải Đường. 

Người dân xóm Đồng Phú phản ánh việc trang trại lợn xả thải gây ô nhiễm nguồn nước với Báo Nông nghiệp Việt Nam. Ảnh: Hải Đường

Tỉnh Thái Nguyên xử phạt nặng và yêu cầu khắc phục

Tiếp nhận thông tin phản ánh, UBND huyện Đại Từ đã thành lập đoàn kiểm tra về xã Cát Nê làm việc và tiếp thu ý kiến của người dân. Đồng thời yêu cầu ông Thân Văn Hùng thực hiện khẩn trương hoàn thiện hệ thống xử lý nước thải tập trung, tuyệt đối không để nước thải chưa qua xử lý ra môi trường, đồng thời đảm bảo công tác dân vận. Trường hợp xảy ra sự cố phải thông tin cho chính quyền địa phương và người dân kịp thời.

Sau đó UBND huyện Đại Từ đã phối hợp với các cơ quan chức năng của tỉnh Thái Nguyên kiểm tra hồ sơ pháp lý liên quan. Trang trại lợn của ông Thân Văn Hùng ở xóm Đồng Phú, xã Cát Nê được xác định xả thải có các thông số môi trường quy chuẩn về chất thải từ 1,5 đến dưới 3 lần, với lượng nước thải 64,3 m3/24h; xả nước thải vào nguồn nước không có giấy phép theo quy định của pháp luật.

Nước suối Bờ Vai bị ô nhiễm khiến cá bị chết nổi trắng. Ảnh: Người dân cung cấp.

Nước suối Bờ Vai bị ô nhiễm khiến cá bị chết nổi trắng. Ảnh: Người dân cung cấp.

Trang trại chăn nuôi lợn nói trên đã vi phạm các quy định của Chính phủ quy định (theo Nghị định 155/2016 của Chính phủ quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường; Nghị định số 36/2020 quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước và khoáng sản), mức xử phạt vượt thẩm quyền của cấp huyện, nên UBND huyện Đại Từ đã báo cáo UBND tỉnh Thái Nguyên tiến hành xử phạt.

Ngày 8/8, ông Nguyễn Quang Hải, Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Đại Từ thông tin: Đến nay, UBND tỉnh Thái Nguyên đã xử phạt vi phạm chủ trang trại lợn tại xóm Đồng Phú, xã Cát Nê là 150 triệu đồng, đình chỉ việc chăn nuôi đến khi khắc phục hoàn toàn hệ thống xử lý chất thải theo đúng quy định của pháp luật.

Xem thêm
Đổi đất sau 30 năm thành mất đất

Đổi đất không thông qua chính quyền, bà Nguyễn Thị Tới ở tổ 12, phường Tân Bình, TP Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình được 'chỉ' mảnh đất không có giấy tờ chứng minh...

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Trường học thành nơi tập kết rơm rạ, rác thải

Trường Tiểu học và Trung học cơ sở Quang Giao (huyện Quảng Xương, Thanh Hóa) bị bỏ hoang nhiều năm, hiện đang xuống cấp nghiêm trọng, gây lãng phí lớn.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.