| Hotline: 0983.970.780

Xử lý vi phạm trong lĩnh vực giống thủy sản

Thứ Năm 15/12/2011 , 10:59 (GMT+7)

* Việc xử lý vi phạm các quy định trong lĩnh vực giống thủy sản được quy định như thế nào?

Trả lời:


Theo Điều 14, Mục 3 Nghị định 31/2010/NĐ-CP ngày 29/3/2010 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuỷ sản, việc xử lý vi phạm các quy định trong lĩnh vực giống thủy sản được quy định như sau:

1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh giống vi phạm một trong các hành vi sau đây:

a) Không bảo đảm điều kiện sản xuất, kinh doanh giống thuỷ sản theo quy định của pháp luật;

b) Sử dụng các loại thức ăn dùng trong sản xuất, kinh doanh giống thuỷ sản đã quá hạn sử dụng.

2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng các loại thức ăn dùng trong sản xuất, kinh doanh giống thuỷ sản không có tên trong danh mục được phép sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam.

3. Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng trong sản xuất, kinh doanh giống thuỷ sản các loại thức ăn có hoá chất, kháng sinh bị cấm sử dụng, cấm lưu hành tại Việt Nam theo quy định của Bộ NN - PTNT hoặc không rõ nguồn gốc xuất xứ.

4. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với một trong các hành vi xây dựng cơ sở sản xuất giống thuỷ sản không theo quy hoạch hoặc không được cơ quan có thẩm quyền cho phép.

5. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi sản xuất, kinh doanh, vận chuyển giống thuỷ sản hoặc thả ra môi trường tự nhiên các loài thuỷ sản không có tên trong danh mục giống thuỷ sản được phép sản xuất, kinh doanh.

6. Hình thức xử phạt bổ sung:

Tịch thu thuỷ sản đối với hành vi sản xuất, kinh doanh, vận chuyển giống thuỷ sản hoặc thả ra môi trường tự nhiên các loài thuỷ sản không có tên trong danh mục giống thuỷ sản được phép sản xuất, kinh doanh.

7. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc tiêu huỷ các loại thức ăn dùng trong sản xuất, kinh doanh giống thuỷ sản quá hạn sử dụng hoặc thuộc danh mục cấm đối với hành vi sử dụng các loại thức ăn dùng trong sản xuất, kinh doanh giống thuỷ sản đã quá hạn sử dụng và hành vi sử dụng trong sản xuất, kinh doanh giống thuỷ sản các loại thức ăn có hoá chất, kháng sinh bị cấm sử dụng, cấm lưu hành tại Việt Nam theo quy định của Bộ NN - PTNT hoặc không rõ nguồn gốc xuất xứ.

b) Buộc cơ sở sản xuất phải thực hiện quy định của pháp luật về khảo nghiệm giống mới; buộc thả giống thuỷ sản quý hiếm cần bảo tồn trở lại môi trường sống của chúng, buộc tiêu huỷ sinh vật lạ gây hại đối với hành vi sản xuất, kinh doanh, vận chuyển giống thuỷ sản hoặc thả ra môi trường tự nhiên các loài thuỷ sản không có tên trong danh mục giống thuỷ sản được phép sản xuất, kinh doanh.

c) Buộc tháo dỡ cơ sở sản xuất giống đối với hành vi xây dựng cơ sở sản xuất giống thuỷ sản không theo quy hoạch; buộc thực hiện việc các quy định của pháp luật về cấp phép xây dựng cơ sở sản xuất giống thuỷ sản đối với hành vi xây dựng cơ sở sản xuất giống khi chưa được cơ quan có thẩm quyền cho phép.

Xem thêm
424 hộ nghèo tỉnh Ninh Bình được hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở

Năm 2024, tỉnh Ninh Bình sẽ hỗ trợ hơn 37 tỷ đồng xây dựng, sửa chữa nhà ở cho 424 hộ nghèo, khó khăn trên địa bàn.

Hưng Yên: Nhiều giải pháp đảm bảo vệ sinh môi trường nông thôn

Những giải pháp dưới đây vừa giúp giảm căn bản ô nhiễm môi trường, vừa tạo ra lượng lớn phân hữu cơ chất lượng tốt chăm bón cho cây trồng.

Hà Nội có hơn 2.700 sản phẩm OCOP, nhiều nhất cả nước

Tính đến tháng 4/2024, 63 tỉnh/thành trên phạm vi toàn quốc đã đánh giá, phân hạng được 12.075 sản phẩm OCOP, trong đó Hà Nội có 2.711 sản phẩm, chiếm số lượng nhiều nhất.