| Hotline: 0983.970.780

Xuất khẩu nông sản đạt gần 18 tỷ USD trong 4 tháng đầu năm

Thứ Tư 04/05/2022 , 10:21 (GMT+7)

Sau 4 tháng, kim ngạch xuất khẩu nông sản đạt 17,9 tỷ USD, tăng 15,6% so với cùng kỳ năm 2021, riêng tháng 4/2022, xuất khẩu nông sản đạt trên 4,8 tỷ USD.

4 tháng đầu năm 2022, Mỹ là thị trường xuất khẩu nông sản lớn nhất của Việt Nam, đứng thứ 2 là Trung Quốc. Ảnh: Tùng Đinh.

4 tháng đầu năm 2022, Mỹ là thị trường xuất khẩu nông sản lớn nhất của Việt Nam, đứng thứ 2 là Trung Quốc. Ảnh: Tùng Đinh.

5 nhóm nông sản xuất khẩu trên 1 tỷ USD

Theo Bộ NN-PTNT, trong 4 tháng đầu năm, có 5 nhóm sản phẩm nông sản đạt giá trị xuất khẩu trên 1 tỷ USD bao gồm cà phê, gạo, nhóm rau quả, tôm, sản phẩm gỗ. Ngoài ra, một số mặt hàng đạt giá trị xuất khẩu cao hơn so với cùng kỳ, như cà phê, cao su, hồ tiêu, sắn và các sản phẩm từ sắn, cá tra, tôm, gỗ và các sản phẩm gỗ.

Về thị trường xuất khẩu, 4 tháng đầu năm nông sản Việt Nam chủ yếu được cung cấp cho các quốc gia châu Á với 41% thị phần, sau đó là châu Mỹ với 29,7%, các châu lục còn lại theo thứ tự là châu Âu, châu Phi và châu Đại dương.

Tính riêng các quốc gia, Mỹ đứng đầu với giá trị đạt gàn 4,9 tỷ USD (chiến 27,3%), trong đó các nhóm hàng gỗ và sản phẩm gỗ chiếm tới gần 70% tỷ trọng xuất khẩu sang thị trường này. Ở vị trí thứ 2 của xuất khẩu 4 tháng đầu năm là Trung Quốc với trên 3,2 tỷ USD giá trị, sau đó là Nhật Bản và Hàn Quốc.

Điểm qua về tình hình nhập khẩu, tính chung 4 tháng đầu năm, kim ngạch nhập khẩu các mặt hàng nông sản ước gần 13,9 tỷ USD, giảm 2,3% so với cùng kỳ năm 2021.

Riêng trong tháng 4/2022, Campuchia trở thành thị trường xuất khẩu nông sản sang Việt Nam nhiều nhất, đạt 1,6 tỷ USD, chiếm 11,4% thị phần (trong đó mặt hàng hạt điều chiếm 50,8% giá trị). Tiếp theo là Mỹ và Brazil đều đạt khoảng 1,1 triệu USD, chiếm 8,1%.

Đẩy mạnh hợp tác quốc tế

Tháng 4 vừa qua, Bộ NN-PTNT tiếp tục trao đổi, cung cấp thông tin nhanh về giá cả, sản lượng và tình hình sản xuất, cung ứng các sản phẩm nông sản. Bên cạnh đó, xây dựng kế hoạch khảo sát tình hình tiêu thụ, phát triển thị trường nông sản tại các địa phương, các cửa khẩu biên giới.

Ngoài ra, ngành nông nghiệp cũng hỗ trợ các địa phương, ngành hàng tổ chức Hội nghị, Diễn đàn, sự kiện quảng bá nông sản (vải thiều, nhuyễn thể, sắn,…) và kêu gọi đầu tư.

Tháng 4, Bộ NN-PTNT tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động hợp tác song phương, đa phương, mở cửa thị trường và chuẩn bị tổ chức Đoàn giao thương, quảng bá chuỗi cung ứng trái cây, thủy sản tại Trung Quốc.

Về mở rộng thị trường, Bộ tập trung đàm phán, hoàn thiện các thủ tục (đánh giá rủi ro, kiểm tra...) để thúc đẩy xuất khẩu xoài, thịt gà sang Hàn Quốc, bưởi, chanh ta sang Newzealand; lông vũ, yến và sản phẩm từ yến, sữa và sản phẩm từ sữa sang Trung Quốc; mật ong sang EU; khảo sát vùng trồng bưởi, nhà máy chiếu xạ để thống nhất KH XK bưởi với Mỹ.

Liên quan vấn đề thủ tục, tiêu chuẩn, Bộ NN-PTNT đã cập nhật tình hình sử dụng chứng nhận điện tử về sức khỏe động vật (e-AH) cho Ban Thư ký ASEAN.

Ngoài ra, Bộ cũng chuẩn bị cho cuộc họp Ủy ban SPS Hiệp định CPTPP, các vấn đề vướng mắc kỹ thuật; đề xuất mở cửa thị trường sản phẩm nông sản đối với các nước tham gia Hiệp định CPTPP và hướng dẫn các đơn vị, doanh nghiệp thực hiện quy định Lệnh 248, 249 của Tổng cục Hải quan Trung Quốc.

Gỗ và các sản phẩm gỗ chiếm tỷ trọng cao nhất trong kim ngạch xuất khẩu nông sản sang thị trường Mỹ 4 tháng đầu năm. Ảnh: Tùng Đinh.

Gỗ và các sản phẩm gỗ chiếm tỷ trọng cao nhất trong kim ngạch xuất khẩu nông sản sang thị trường Mỹ 4 tháng đầu năm. Ảnh: Tùng Đinh.

Tăng cường hỗ trợ xuất khẩu

Trong tháng 5 này, Bộ NN-PTNT sẽ theo dõi, nắm bắt và tổng hợp thông tin, số liệu về giá cả, tình hình sản xuất, nguồn cung các mặt hàng nông sản tại các địa phương và tăng cường hỗ trợ kết nối, thúc đẩy chế biến, tiêu thụ trong nước và xuất khẩu (đặc biệt tại các cửa khẩu).

Bên cạnh đó còn một số nhiệm vụ như triển khai cập nhật hệ thống phần mềm dữ liệu cung cầu nông sản từ địa phương; Tổ chức khóa đào tạo tập huấn về “Chất lượng, ATTP, truy xuất nguồn gốc trong sản xuất, chế biến nông sản” - bước đầu của Quy trình số hóa 3 bước cho nông sản Việt; chuẩn bị Hội thảo phổ biến 5 quy trình sản xuất nông nghiệp hữu cơ.

Về các thị trường xuất khẩu, sẽ tiếp tục thúc đẩy mở cửa thị trường nông sản với các nước; kịp thời cung cấp các thông tin, các quy định thị trường, kiểm soát xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc. Chuẩn bị tổ chức Đoàn giao thương, quảng bá chuỗi cung ứng trái cây, thủy sản tại Trung Quốc thuộc chương trình Xúc tiến thương mại quốc gia.

Ngoài ra, đàm phán để xuất khẩu chôm chôm, chanh, bưởi từ Việt Nam sang NewZealand; chuẩn bị nội dung làm việc song phương với Anh, Đức, Pháp, Tây Ban Nha, Hàn Quốc; Xây dựng Đề án thúc đẩy xuất khẩu nông lâm thủy sản đi EU, Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản.

Về vấn đề SPS, Bộ NN-PTNT sẽ tiếp tục tổng hợp các thông báo và cảnh báo từ các đối tác thương mại và các nước thành viên WTO, phản hồi các góp ý đối với dự thảo biện pháp SPS mới của Việt Nam đã thông báo với WTO; tháo gỡ vướng mắc với Tổng cục Hải quan Trung Quốc phù hợp quy định Lệnh 248, 249.

Xem thêm
Xuất khẩu rau quả Việt Nam năm 2024 sẽ đạt 7,2 tỷ USD

Tổng Thư ký Vinafruit cho biết, kim ngạch xuất khẩu rau quả Việt Nam tăng từ 3,3 tỷ USD năm 2022 lên 5,6 tỷ USD năm 2023 và sẽ đạt 7,2 tỷ USD năm nay.

1.900 người tham gia Ngày hội việc làm huyện Đại Từ năm 2024

Thái Nguyên Sáng 28/11, huyện Đại Từ tổ chức Ngày hội việc làm kết nối cung cầu lao động, Tư vấn hướng nghiệp năm 2024.

Hộp quà bất ngờ từ Vinamilk mang niềm vui ấm áp đến trẻ em vùng cao

'Hộp quà bất ngờ' của Vinamilk đã xuất hiện tại Trường Mầm non Sinh Long huyện miền núi Na Hang, tỉnh Tuyên Quang vào một ngày trời trở rét đậm.