| Hotline: 0983.970.780

Xuất khẩu thịt gà chế biến - hướng đi mới

Thứ Năm 10/01/2019 , 13:50 (GMT+7)

Năm 2017, đánh dấu bước ngoặt lịch sử của ngành chăn nuôi gia cầm - lần đầu tiên Việt Nam xuất khẩu chính ngạch thịt gà chế biến sang Nhật Bản. Đây là thành công rất quan trọng vì Nhật Bản là một trong những thị trường có yêu cầu về an toàn thực phẩm và an toàn dịch bệnh rất khắt khe.

14-37-07_dsc00323
Sản phẩm gà chế biến XK sang Nhật Bản

Cụ thể, để xuất khẩu được vào thị trường khó tính này, Việt Nam phải đáp ứng được các tiêu chuẩn chăn nuôi, giết mổ, chế biến thịt gà theo chuỗi, bảo đảm an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh, an toàn thực phẩm, có truy xuất nguồn gốc. Ngoài ra còn hàng loạt tiêu chuẩn, hàng rào kỹ thuật khác của Nhật Bản chúng ta phải đáp ứng được mới có thể xuất khẩu; các cơ quan có thẩm quyền của Bộ Nông nghiệp và Bộ Y tế của Nhật Bản sang kiểm tra, đánh giá rất kỹ và chặt chẽ. Đó là kết quả rất đáng ghi nhận đối với những nỗ lực liên tục của Cục Thú y trong thời gian hơn hai năm trước đó để đàm phán với Cơ quan có thẩm quyền của Nhật Bản.

Việc xuất khẩu thành công thịt gà sang thị trường Nhật Bản không những giúp nâng cao giá trị chuỗi sản xuất thịt gà của Việt Nam, cái được lớn nhất là uy tín và mở ra hướng đi mới cho người chăn nuôi gà, không những đáp ứng nhu cầu của thị trường trong nước, từ đó nâng cao vị thế của Việt Nam trong việc xây dựng các chuỗi sản xuất thịt gà bảo đảm an toàn dịch bệnh, an toàn thực phẩm và đáp ứng các tiêu chuẩn của quốc tế để xuất khẩu.

Hiện nay, Nhật Bản là thị trường nhập khẩu thịt gà lớn thứ ba trên thế giới (sau Trung Quốc và Liên bang Nga). Mỗi năm, Nhật Bản có nhu cầu nhập khẩu khoảng 1 triệu tấn thịt gà. Những nước cung ứng thịt gà lớn nhất hiện nay cho thị trường Nhật Bản là Brazil (khoảng 420.000 tấn/năm), Thái Lan (320.000 tấn/năm), Trung Quốc (165.000 tấn/năm)… Với nhu cầu lớn như vậy của thị trường Nhật Bản, trong bối cảnh thịt gà chế biến của Việt Nam đã được khách hàng nước này chấp nhận, cơ hội xuất khẩu đang mở ra ngày càng nhiều cho ngành chăn nuôi gà ở Việt Nam. Nhiều doanh nghiệp có tiềm năng đã và đang đầu tư rất lớn nguồn lực (có nhiều doanh nghiệp đã đầu tư hàng nghìn tỷ đồng) để xây dựng các chuỗi sản xuất thịt gà khép kín rất hiện đại, hàng đầu thế giới (có đầy đủ các cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi, con giống, chăn nuôi gà thịt, dây chuyền giết mổ, chế biến…) với mục đích xuất khẩu được sản phẩm sang thị trường Nhật Bản cũng như các thị trường tiềm năng khác như Singapore, Trung Quốc, các nước Trung Đông…

Ví dụ như, Công ty C.P Việt Nam đang bắt tay vào thực hiện một dự án đầu tư chăn nuôi và chế biến thịt gà xuất khẩu hiện đại ở tỉnh Bình Phước với tổng kinh phí lên đến hàng trăm triệu USD. Dự án đã nhận được sự quan tâm, ủng hộ và chỉ đạo của Bộ NN-PTNT cũng như chính quyền địa phương tỉnh Bình Phước. Dự kiến, khi đi vào hoạt động, trong giai đoạn 1, dự án sẽ giúp cho C.P Việt Nam có thể đưa vào chế biến xuất khẩu 1 triệu con gà/tuần (50 triệu con gà/năm). Sang giai đoạn 2, công suất sẽ được nâng lên thành 2 triệu con gà/tuần (100 triệu con gà/năm).

Trước yêu cầu khắt khe của các thị trường nhập khẩu, để có thể có thêm cơ hội thâm nhập thị trường mới cho các sản phẩm từ thịt gà, trong thời gian tới các địa phương, doanh nghiệp cần tiếp tục đầu tư, chuẩn bị các điều kiện đầy đủ, đúng theo khuyến cáo của Tổ chức Thú y thế giới (OIE) và yêu cầu của các nước đã được Cục Thú y hướng dẫn rất chi tiết và cụ thể để đẩy mạnh việc xuất khẩu thịt gà nói riêng và các sản phẩm chăn nuôi nói chung sang các nước.

Xem thêm
Làng nghề sản xuất bột gạo Sa Đéc rộn ràng mùa Tết

Đồng Tháp TP Sa Đéc có hơn 180 hộ, cơ sở và doanh nghiệp, với hơn 2.000 lao động tham gia sản xuất bột và các sản phẩm sau bột.

Hỗ trợ doanh nghiệp Việt gia tăng lợi thế cạnh tranh

GEARS@VIETNAM giúp doanh nghiệp tại Việt Nam đo lường và thực hành ESG toàn diện trong quản trị nguồn nhân lực, giúp gia tăng lợi thế cạnh tranh trong chuỗi cung ứng toàn cầu.

Phê duyệt Quy hoạch phân khu xây dựng Khu công nghiệp Yên Sơn

UBND tỉnh Bắc Giang ban hành Quyết định phê duyệt quy hoạch phân khu xây dựng Khu công nghiệp Yên Sơn, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang, tỷ lệ 1/2000.

Thu ngân sách hơn 1,8 triệu tỷ đồng, vượt 6,3% dự toán

Qua 11 tháng, tổng thu ngân sách Nhà nước ước đạt 1.808,5 nghìn tỷ đồng, bằng 106,3% dự toán, tăng 16,1% so cùng kỳ 2023; trong đó, thu ngân sách trung ương vượt hơn 10%.