| Hotline: 0983.970.780

Xuất khẩu văn hóa ẩm thực Việt Nam thông qua nước mắm truyền thống

Thứ Sáu 27/10/2023 , 19:40 (GMT+7)

Xuất khẩu nước mắm truyền thống không chỉ là hoạt động kinh tế - thương mại đơn thuần, nó còn là xuất khẩu văn hóa ẩm thực.

Ông Nguyễn Minh Tiến - Giám đốc Trung tâm Xúc tiến thương mại Nông nghiệp và bà Hồ Kim Liên, Chủ tịch Hiệp hội Nước mắm truyền thống Việt Nam chủ trì tọa đàm giới thiệu văn hóa nước mắm và ẩm thực Việt Nam với một số cơ quan ngoại giao, Tham tán nước ngoài tại Việt Nam. 

Ông Nguyễn Minh Tiến - Giám đốc Trung tâm Xúc tiến thương mại Nông nghiệp và bà Hồ Kim Liên, Chủ tịch Hiệp hội Nước mắm truyền thống Việt Nam chủ trì tọa đàm giới thiệu văn hóa nước mắm và ẩm thực Việt Nam với một số cơ quan ngoại giao, Tham tán nước ngoài tại Việt Nam. 

Tạo dựng thương hiệu trên trường quốc tế của "nước mắm" như "áo dài"

Ngày 27/10, Trung tâm Xúc tiến thương mại Nông nghiệp phối hợp với Hiệp hội Nước mắm truyền thống Việt Nam và Hiệp hội Văn hóa Ẩm thực Việt Nam tổ chức tọa đàm giới thiệu văn hóa nước mắm và ẩm thực Việt Nam với một số cơ quan ngoại giao, Tham tán nước ngoài tại Việt Nam.

Sự kiện nằm trong khuôn khổ tuần lễ Tuần lễ giới thiệu, kết nối ẩm thực nông sản Việt Nam gắn với hệ thống cơ quan ngoại giao, tham tán nước ngoài ở Việt Nam.

Buổi tọa đàm nhằm trao đổi, giới thiệu về văn hóa, giá trị ẩm thực của nước mắm truyền thống, tạo cơ hội để các sản phẩm nước mắm và sản phẩm văn hóa ẩm thực Việt Nam được đưa tới thị trường quốc tế, đồng thời góp phần quảng bá, giới thiệu văn hóa Việt Nam tới bạn bè quốc tế.

Chia sẻ tại tọa đàm, ông Nguyễn Minh Tiến - Giám đốc Trung tâm Xúc tiến thương mại Nông nghiệp cho biết, với hơn 3.260km đường bờ biển từ Bắc vào Nam, 28 tỉnh thành có bờ biển, nhiều địa phương có các sản phẩm mắm và nước mắm truyền thống. Trong đó, các địa phương có đặc sản nước mắm phải kể đến như Kiên Giang, An Giang, Châu Đốc...  Đây là những sản phẩm kết tinh từ giá trị tài nguyên bản địa truyền thống văn hóa cùng với khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo, tạo ra sản phẩm vừa mang tính truyền thống, đáp ứng nhu cầu hiện đại. Nước mắm cũng là yếu tố tạo ra sự khác biệt giữa ẩm thực của Việt Nam với ẩm thực các nước trên thế giới.

Kể từ năm 2018, Chính phủ triển khai Chương trình Mỗi xã Một sản phẩm (One Commune, One Product), đến nay có hơn 10.000 sản phẩm OCOP và trên 70% nằm trong nhóm nông sản thực phẩm. Do vậy, ngoài việc quảng bá giới thiệu chung cho sản phẩm OCOP, Trung tâm Xúc tiến thương mại Nông nghiệp cũng hướng tới chuyên đề về từng nhóm sản phẩm, trong đó, sản phẩm mắm và nước mắm truyền thống được lựa chọn cho sự kiện lần này.

Về hành trình của nước mắm truyền thống, bà Hồ Kim Liên, Chủ tịch Hiệp hội Nước mắm truyền thống Việt Nam cho biết, tuy cùng được đem ủ chượp cá với muối để làm nước mắm, nhưng nước mắm của các vùng miền khác nhau lại có bản sắc, đặc trưng khác nhau về mùi, vị và màu sắc.

Dù cũng được làm từ các loài cá nổi như cá cơm, cá trích, cá nục, nhưng cá được thu hoạch từ các vùng biển khác nhau (gần cửa sông như sông Hồng và sông Cửu Long), theo mùa vụ, mùa sinh trưởng hay sinh sản, mùa hè thức ăn dồi dào hay mùa đông khan hiếm thức ăn, mùa nước lũ các con sông mang đầy phù sa hay mùa khô nước biển mặn mòi; dù cùng được làm bằng muối (biển hay muối mỏ) thì ngoài thành phần chính là NaCl, còn bao nhiêu nguyên tố khác có trong muối tác động đến quá trình lên men chượp tạo nên hương, vị nước mắm truyền thống đặc trưng của vùng miền.

Sự sáng tạo của những người dân ở các vùng miền khác nhau đã tạo ra các cách chế biến nước mắm đặc trưng của vùng miền.

Tuy cùng được đem ủ chượp cá với muối để làm nước mắm, nhưng nước mắm của các vùng miền khác nhau lại có bản sắc, đặc trưng khác nhau về mùi, vị và màu sắc. Ảnh: Phương Thảo.

Tuy cùng được đem ủ chượp cá với muối để làm nước mắm, nhưng nước mắm của các vùng miền khác nhau lại có bản sắc, đặc trưng khác nhau về mùi, vị và màu sắc. Ảnh: Phương Thảo.

Miền Bắc có khí hậu lạnh mùa đông lại trúng mùa cá ngon nhất. Nước mắm ở miền Bắc (nổi tiếng với thương hiệu Cát Hải) có mùi hương rất mạnh, nếu dính vào quần áo rất khó tẩy mùi.  Miền Trung và miền Nam nắng quanh năm, chỉ vào mùa mưa nhiệt độ xuống thấp một chút, cùng ủ chượp trong thùng gỗ hoặc bồn xi măng, nhưng hai miền vẫn có sự khác biệt cảm nhận được về màu và mùi nước mắm, do họ dùng nguồn cá đánh bắt từ vùng khác nhau, kích cỡ thùng/bồn ủ chượp khác nhau rất lớn từ 5-10-50 tấn chượp.

"Điều này cũng làm cho nước mắm Việt Nam nổi tiếng trên thế giới. Thiếu nước mắm truyền thống khó mà làm ra các món phở, chả nem (chả giò), bún chả, bánh hỏi, bánh căn, bánh xèo… nổi tiếng của Việt nam, làm cho ẩm thực nông sản Việt Nam khác với ẩm thực các nước Âu, Mỹ, Nhật Bản, hàn Quốc, Thái Lan…", bà Liên cho biết.

"Kiên trì" với hành trình đưa nước mắm ra thế giới

Đại diện Hiệp hội nước mắm truyền thống Việt Nam cũng nhìn nhận, hành trình mang lại bản sắc riêng cho nước mắm truyền thống Việt Nam không phải ngày một ngày hai mà hàng thiên niên kỷ. Nó là sự kết tinh tinh hoa văn hóa của nhiều thế hệ người Việt, cũng nhờ đó đã mang lại những nét văn hóa ẩm thực rất Việt. Bước đầu nghề làm nước mắm truyền thống đã được ghi nhận bằng việc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chứng nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia Nghề thủ công truyền thống, tri thức dân gian nghề làm nước mắm Phú Quốc và Nghề làm nước mắm Nam Ô được công nhận di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Sự kiện nằm trong khuôn khổ tuần lễ Tuần lễ giới thiệu, kết nối ẩm thực nông sản Việt Nam gắn với hệ thống cơ quan ngoại giao, tham tán nước ngoài ở Việt Nam. Ảnh: Phương Thảo.

Sự kiện nằm trong khuôn khổ tuần lễ Tuần lễ giới thiệu, kết nối ẩm thực nông sản Việt Nam gắn với hệ thống cơ quan ngoại giao, tham tán nước ngoài ở Việt Nam. Ảnh: Phương Thảo.

Từ góc độ doanh nghiệp, ông Lê Ngọc Anh - Giám đốc công ty TNHH Thực phẩm & TMDV Lê Gia chia sẻ về xuất khẩu mắm truyền thống với hai từ “kiên trì”. Ông cho rằng đây là hoạt động cần được đầu tư và thực sự kiên trì. Đầu tư nguồn lực (từ sản phẩm đến tiếp thị, xúc tiến với chi phí không nhỏ).

Để xuất khẩu nước mắm truyền thống, ngoài nỗ lực của các chủ thể/doanh nghiệp thì sự quan tâm, đồng hành của các cơ quan quản lý, cơ quan xúc tiến thương mại là vô cùng quan trọng.

"Với nguồn lực nhỏ bé, việc đầu tư số tiền rất lớn để đi hội chợ quốc tế, tham gia các chương trình xúc tiến phù hợp… để quảng bá, tìm kiếm cơ hội xuất khẩu là việc rất... cân não với doanh nghiệp. Mà không đầu tư, thì chắc chắn không thể có cơ hội xuất khẩu. Nó là câu chuyện con gà - quả trứng", ông Lê Ngọc Anh cho biết.

Ngoài ra, muốn có thể xuất khẩu được đi xa, thì nước mắm truyền thống cũng phải có một vị trí/chỗ đứng trên sân nhà. Ngoài câu chuyện của cạnh tranh, quyền lựa chọn của người tiêu dùng, sự nỗ lực cải tiến chất lượng, dịch vụ của các thương hiệu nước mắm truyền thống vai trò cơ quan quản lý nhà nước cũng rất lớn. Một hành lang pháp lý rõ, không mập mờ khái niệm, định nghĩa, chất lượng… và sự hỗ trợ tính đến đặc thù của nghề sản xuất truyền thống (như cách thế giới làm với phomai, rượu vang...) là điều Hiệp hội Nước mắm truyền thống và bà con sản xuất mong chờ.

Ông Lê Ngọc Anh cũng cho rằng xuất khẩu nước mắm truyền thống không chỉ là hoạt động kinh tế - thương mại đơn thuần, nó còn là xuất khẩu văn hóa ẩm thực.

Xem thêm
424 hộ nghèo tỉnh Ninh Bình được hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở

Năm 2024, tỉnh Ninh Bình sẽ hỗ trợ hơn 37 tỷ đồng xây dựng, sửa chữa nhà ở cho 424 hộ nghèo, khó khăn trên địa bàn.

Hưng Yên: Nhiều giải pháp đảm bảo vệ sinh môi trường nông thôn

Những giải pháp dưới đây vừa giúp giảm căn bản ô nhiễm môi trường, vừa tạo ra lượng lớn phân hữu cơ chất lượng tốt chăm bón cho cây trồng.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm