| Hotline: 0983.970.780

Yên Bái đang 'bơi' trong mưa lũ

Thứ Tư 19/08/2020 , 17:02 (GMT+7)

Mưa xối xả trút xuống suốt từ ngày 17/8 đến nay, sông Hồng lũ từ thượng nguồn cuồn cuộn đổ về, khiến Yên Bái chìm trong nước, người dân đang phải bơi trong mưa lũ…

Người dân đi lại bằng thuyền qua các tuyến phố. Ảnh: Thái Sinh.

Người dân đi lại bằng thuyền qua các tuyến phố. Ảnh: Thái Sinh.

Mưa khắp các tỉnh miền núi phía Bắc, suốt từ ngày 17/8 kéo qua ngày 18/8, đến sáng 19/8 mưa vẫn không ngớt, lượng mưa đo được ở các địa phương tỉnh Yên Bái trung bình từ 70-80 mm, các trạm  Kiên Lao-Trấn Yên 131,4 mm, Ngòi Thia-Văn Yên 112,5 mm, An Lương-Văn Chấn 111,6 mm, Hồng Ca-Trấn Yên 104 mm…

Lũ từ trên thượng nguồn sông Hồng cuồn cuộn đổ về, đến 15h ngày 19/8, nước sông Hồng tại Yên Bái đã trên mức báo động 3 là 0,91 m, TP.Yên Bái "ngập bủm" trong nước. Các đường phố: Thanh Niên, Trần Hưng Đạo, Dã Tượng, Trần Nguyên Hãn… đều ngập sâu trong nước từ 0,8- 1,5 m, nhiều nhà nước đã tràn vào nhà ngập từ 0,3- 0,8 m.

Tuyến đường Trần Hưng Đạo TP. Yên Bái ngập sâu trong nước. Ảnh: Thái Sinh.

Tuyến đường Trần Hưng Đạo TP. Yên Bái ngập sâu trong nước. Ảnh: Thái Sinh.

Từ 21h ngày 18/8, các gia đình sống trên tuyến đường Thanh Niên người dân đã nháo nhác chạy đồ đạc và mua thực phẩm, nước uống, nhu yếu phẩm… dự trữ cho những ngày ngập lụt. Người dân tranh thủ gửi xe ô tô, xe máy lên các khu vực cao ráo tránh lụt.

Bà An Bích Vân sống trên đường Trần Nguyên Hãn cho biết: Tôi đã gửi xe ô tô lên chỗ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật từ tối qua, mọi đồ đạc thì nhờ người đưa lên tầng hai, kể cả bếp gas, bình gas…

Khoảng 6 giờ ngày 19/8, nước tràn lên đường Trần Hưng Đạo nối giữa nhà ga Yên Bái với cầu Yên Bái. Sân ga Yên Bái đã thành sông, đến chiều thì nước đã mấp mé thềm nhà ga, các đầu máy xe lửa, toa xe đã được sơ tán khỏi ga Yên Bái từ đêm 18/8.

Những hộ sinh sống dọc các tuyến phố Thanh Niên, Trần Hưng Đạo, Trần Nguyên Hãn, Dã Tượng… đến 13h ngày 19/8 việc đi lại đều phải đi bằng thuyền hoặc xuồng máy. Mọi việc buôn bán trên các tuyến phố này đều tê liệt; chợ Bến Đò, chợ ga Yên Bái… đều phải sơ tán lên các chỗ cao, giá các loại thức phẩm đã tăng nhẹ, nhất là rau.

 Chợ sơ tán lên đường. Ảnh: Thái Sinh.

 Chợ sơ tán lên đường. Ảnh: Thái Sinh.

Theo báo cáo nhanh của Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai & Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Yên Bái, đến 16h ngày 19/8, tổng số nhà bị ngập, sạt lở taluy là 555, trong đó TP. Yên Bái có 450 nhà bị ngập từ 03-0,8 m thuộc các xã, phường: Âu Lâu, Giới Phiên, Văn Phú, Hợp Minh, Nam Cường, Hồng Hà, Nguyễn Phúc, Nguyễn Thái Học.

Huyện Trấn Yên có 92 nhà bị ảnh hưởng do mưa lũ, trong đó có 50 nhà bị sạt lở taluy, 42 nhà bị ngập. Chính quyền địa phương đã di dời 49 hộ đến nơi an toàn để tránh ngập và nguy cơ sạt lở. Huyện Mù Cang Chải 6 nhà bị sạt lở taluy   

Thiệt hại về nông nghiệp, thủy sản thống kê từ các địa phương là 1.032,4 ha lúa và hoa màu bị ngập, trong đó lúa bị ngập và vùi lấp 501,5 ha, gồm Trấn Yên 262 ha, Văn Yên 115 ha TP. Yên Bái 124,5 ha. Diện tích ngô, rau màu bị ngập 337 ha. Diện tích nuôi trồng thủy sản bị ngập, thiệt hại 41,97 ha, trong đó Trấn Yên 28,07 ha, TP.Yên Bái 12,6 ha, Văn Yên 1,3 ha; gần 1.000 con gia cầm của TP. Yên Bái và Văn Yên bị lũ cuốn trôi.

Sân ga Yên Bái ngập mấp mé thềm nhà ga. Ảnh: Thái Sinh.

Sân ga Yên Bái ngập mấp mé thềm nhà ga. Ảnh: Thái Sinh.

Các tuyến đường bị ngập và sạt lở nhiều đoạn, tuyến tỉnh lộ 166 (Đường Âu Lâu- Đông An) có 2 vị trí ngầm tại km 18+950; km 20 +250 ngập sâu 1 m. Đường Hợp Minh-Mỵ, tại km 2+50 ngập sâu 1m, dài 150 m. Đường tỉnh 163 (Yên Bái – Khe Sang), tại Km 74+15, Km 82+600, Km 44+500 hiện bị ngập sâu do nước sông Hồng dâng cao, gây tắc đường, giao thông bị tê liệt hoàn toàn.

Riêng TP. Yên Bái có 21 tuyến phố và đường giao thông bị ngập, có các xã, phường: Âu Lâu, Giới Phiên, Văn Phú, Hợp Minh, Nam Cường Hồng Hà, Nguyễn Phúc, Nguyễn Thái Học, Yên Ninh…

Thiệt hại ước tính gần 12 tỷ đồng. 

Hình ảnh lũ lụt tại TP. Yên Bái:

Tòa nhà Công ty Viettel trước cửa ga Yên Bái bị nước bao vây bốn bề. Ảnh: Thái Sinh.

Tòa nhà Công ty Viettel trước cửa ga Yên Bái bị nước bao vây bốn bề. Ảnh: Thái Sinh.

Đường Thanh Niên ngập sâu từ 0,8-1,5 m. Ảnh: Thái Sinh.

Đường Thanh Niên ngập sâu từ 0,8-1,5 m. Ảnh: Thái Sinh.

Ban Quản lý dự án đầu tư các công trình giao thông Yên Bái đang gia cố cát trước cửa chống nước ngập vào nhà. Ảnh: Thái Sinh.

Ban Quản lý dự án đầu tư các công trình giao thông Yên Bái đang gia cố cát trước cửa chống nước ngập vào nhà. Ảnh: Thái Sinh.

Xuồng của quân đội thực hiện cứu hộ, cứu nạn. Ảnh: Thái Sinh.

Xuồng của quân đội thực hiện cứu hộ, cứu nạn. Ảnh: Thái Sinh.

Xe cảnh sát giao thông tuần tra. Ảnh: Thái Sinh.

Xe cảnh sát giao thông tuần tra. Ảnh: Thái Sinh.

Các bưu tá phát hành thư báo trong mưa lũ. Ảnh: Thái Sinh.

Các bưu tá phát hành thư báo trong mưa lũ. Ảnh: Thái Sinh.

Xem thêm
ASEAN cần tiếp tục ưu tiên duy trì đoàn kết, độc lập, tự cường

Ngày 23/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp Tổng Thư ký ASEAN Kao Kim Hourn nhân chuyến thăm làm việc và tham dự Diễn đàn Tương lai ASEAN.

Đưa cán bộ khuyến nông sang Nhật Bản học tập và làm việc

HÀ NỘI Ngày 22/4, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Trần Thanh Nam tiếp và làm việc với đoàn đại biểu quận Nikicho (tỉnh Hokkaido, Nhật Bản).

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Chuyện làm du lịch ở miền núi Phú Thọ: [Bài 1] Đồi chè Long Cốc, nàng tiên không ban cho dân được mấy tiền

'Không mấy ai nhìn ra giá trị của rừng Xuân Sơn, Tân Sơn nên bỏ lỡ cơ hội phát triển du lịch', TS. Ngô Kiều Oanh tiếc rẻ.