| Hotline: 0983.970.780

Yên Bái: Thêm một DN làm lúa giống

Thứ Hai 01/11/2010 , 10:39 (GMT+7)

Năm 2009 Cty TNHH Trường Xuân mới chính thức bước chân vào lĩnh vực kinh doanh lúa giống, vụ mùa năm 2010 bắt tay vào SX lúa giống.

Giống lúa Chiêm Hương của Cty Trường Xuân chuẩn bị đưa ra thị trường

Trước tình hình khan hiếm lúa giống hiện nay, nhất là những giống lúa chất lượng cao, Cty TNHH Trường Xuân vốn là Cty mua bán chế biến nông sản nay bước vào SX lúa giống. Đó lĩnh vực mà nhiều Cty giống chẳng tha thiết gì, liệu đây có phải là sự liều lĩnh?

Năm 2009 Cty TNHH Trường Xuân mới chính thức bước chân vào lĩnh vực kinh doanh lúa giống, vụ mùa năm 2010 bắt tay vào SX lúa giống. Ông Nhâm Xuân Trường, người tham gia ban điều hành Cty cho biết: Tôi đã nhiều lần sang Trung Quốc thương thảo, mua giống lúa lai. Giá năm sau đều cao hơn năm trước, năm nào TQ cũng kêu thiếu giống. Bởi thế, họ đưa ra giá nào thì các Cty phía Việt Nam phải chấp nhận giá đó. Việc thương thảo giá chỉ trong cái khung mà phía họ đưa ra, khéo thì được giảm chút ít, còn không thì họ đưa giá nào mình phải chấp nhận giá đó…

Giá giống lúa lai mỗi năm một cao, vụ mùa 2008 giá Nhị ưu 838 nhập khẩu của TQ trung bình là 10 nhân dân tệ/kg, vụ xuân 2009 cũng giống lúa này giá đã là 15 tệ/kg, nhưng thanh toán bằng đô la tương đương 1,8 USD/kg. Còn vụ mùa 2010 giá Nhị ưu 838 được đẩy lên 18,5-20 tệ/kg. Đến vụ xuân 2011 giá Nhị ưu 838 khoảng 22-23 tệ/kg, tương đương 70.000-73.000đ/kg.

Còn những giống có bản quyền thì cao hơn, mấy năm nay các Cty TQ không thanh toán bằng đồng nhân dân tệ mà thanh toán bằng USD, càng khiến cho các Cty của Việt Nam khó khăn hơn. Thấm nỗi đau và sự lép vế của người đi mua giống, Cty Trường Xuân quyết định bắt tay vào việc SX giống lúa thuần có chất lượng cao. Như vậy, đến nay ngoài Trung tâm Giống cây trồng NLN, tỉnh Yên Bái đã có một Cty tư nhân tham gia SX lúa giống.

Cty Trường Xuân chọn giống lúa Chiêm Hương là giống lúa thuần, năng suất khá, chất lượng gạo ngon, giá bán cao để SX lúa giống. Vụ mùa năm 2010 Cty đã lấy giống nguyên chủng của Viện Khoa học kỹ thuật Nông lâm nghiệp miền núi phía Bắc (NOMAFSI) và thuê viện này chỉ đạo kỹ thuật. Khu vực SX giống tại thôn 3, thị trấn Nông trường Nghĩa Lộ, diện tích 5 ha, có 15 hộ nông dân tham gia.

 Về phía Cty: Cung ứng lúa giống và chỉ đạo kỹ thuật, thu mua toàn bộ lúa do nông dân SX ra theo giá thị trường tại thời điểm, với mỗi kg giống trị giá bằng 1,2 kg lúa thương phẩm. Về phía các hộ nông dân SX giống, được hỗ trợ một phần: Công lao động, phân bón, thuốc BVTV... Theo ông Vũ Đăng Lư, trưởng nhóm SX lúa giống cho biết: Năng suất ruộng SX lúa giống có thấp hơn so với ruộng SX lúa thịt, nhưng do giá mua của Cty cao hơn lúa thương phẩm 20 giá, vì thế vẫn đảm bảo thu nhập cho người SX lúa giống. Sau khi thu hoạch, các hộ đều giữ lại mỗi hộ vài chục cân giống. Vì thế, vụ xuân này chúng tôi không phải lo mua giống nữa…

Theo ông Lư: Nhiều hộ tham gia SX giống nhiều như gia đình bà Đặng Thị Duyên cấy 6.000m2, ông Phạm Văn Trường cấy 3.000 m2… nếu Cty Trường Xuân tiếp tục SX lúa giống thì bà con nông dân thôn 3 sẽ có nhiều hộ tham gia và diện tích sẽ được mở rộng hơn.

Ông Nhâm Xuân Trường cho biết: Năm đầu Cty mới SX được 25 tấn, đã được cơ quan có thẩm quyền của Bộ NN-PTNT công nhận là giống lúa xác nhận. Với giá bán dự kiến khoảng 20.000-22.000đ/kg, chỉ bằng 1/3 so với giống lúa lai, vì thế đến nay các khách hàng đã đặt mua gần hết. Hiện số lượng quá ít nên Cty chỉ đáp ứng nhu cầu khách hàng trong tỉnh. Trong tương lai, Cty sẽ nâng sản lượng giống SX hàng trăm tấn.

Xem thêm
Bảo toàn đàn vật nuôi giữa nắng nóng kỷ lục

BÌNH ĐỊNH Đang trong giai đoạn nắng nóng cao độ kỷ lục, người chăn nuôi tại Bình Định áp dụng nhiều biện pháp nhằm bảo toàn sức khỏe đàn vật nuôi.

Chó, mèo thả rông lông nhông khắp phố

BÌNH DƯƠNG Có rất nhiều người tại Bình Dương bị chó thả rông cắn phải đi tiêm phòng dại khiến người dân rất bức xúc vì nạn chó lông nhông khắp phố.

Lấy doanh nghiệp là đầu tàu để phát triển bền vững ngành mía đường

Cơ quan chức năng cần có giải pháp nhằm củng cố và phát triển chuỗi liên kết sản xuất trong bối cảnh cây mía đang dần mất vị thế.

'Bắt bệnh, bốc thuốc' cho vườn cam thoái hóa

HÀ TĨNH Nhờ áp dụng đồng bộ các giải pháp kỹ thuật, những vườn cam có 30 - 50% số cây 'ốm yếu', suy kiệt, có nguy cơ phải phá bỏ đã được giữ lại.