| Hotline: 0983.970.780

Yên Bái xóa 1.900 nhà tạm, nhà dột nát

Thứ Hai 15/04/2024 , 17:12 (GMT+7)

Bằng nguồn vốn hỗ trợ của Nhà nước, quyên góp ủng hộ của tổ chức, cá nhân, năm 2024, tỉnh Yên Bái phấn đấu xóa gần 1.900 nhà tạm, nhà dột nát cho người nghèo.

Trong giai đoạn 2020 - 2023 tỉnh Yên Bái đã huy động các nguồn vốn hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát cho gần 3.500 hộ nghèo, cận nghèo. Ảnh: Thanh Tiến.

Trong giai đoạn 2020 - 2023 tỉnh Yên Bái đã huy động các nguồn vốn hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát cho gần 3.500 hộ nghèo, cận nghèo. Ảnh: Thanh Tiến.

Hỗ trợ xóa nhà tạm, tạo động lực giúp hộ nghèo vươn lên

Gia đình bà Nguyễn Thị Đàm (sinh năm 1957), ở thôn Mạ, xã Vĩnh Kiên, huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái là hộ nghèo có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Gia đình có 9 khẩu, 3 lao động chính chủ yếu đi làm thuê, công việc không ổn định do phải ở nhà chăm sóc con nhỏ và mẹ bị bệnh. Bản thân bà Đàm bị tâm thần không muốn tiếp xúc với nhiều người, không tham gia hoạt động kinh tế đang hưởng trợ cấp bảo trợ xã hội, sống phụ thuộc vào con cái. Gia đình đang sinh sống trong ngôi nhà gỗ vách đất không đảm bảo an toàn, đặc biệt trong mùa mưa bão.

Năm 2023, gia đình bà Đàm được Ngân hàng Vietinbank và huyện Yên Bình hỗ trợ 50 triệu đồng để xóa nhà tạm. Sau hơn 3 tháng thi công, căn nhà xây cấp 4 rộng gần 100 m2 của gia đình bà Đàm được hoàn thiện trước Tết Nguyên đán.

Lãnh đạo huyện Yên Bình và đại diện Ngân hàng Vietinbank trao triền hỗ trợ làm nhà ở cho hộ nghèo. Ảnh: Thanh Tiến.

Lãnh đạo huyện Yên Bình và đại diện Ngân hàng Vietinbank trao triền hỗ trợ làm nhà ở cho hộ nghèo. Ảnh: Thanh Tiến.

Năm 2023, huyện Yên Bình đã huy động, lồng ghép nguồn vốn từ các chương trình, huy động sự chung tay hỗ trợ của các tổ chức, cá nhân, nhà hảo tâm làm mới 211 nhà ở cho hộ nghèo và cận nghèo. Qua đó kịp thời giảm bớt khó khăn, ổn định và nâng cao đời sống, giúp các hộ nghèo, hộ cận nghèo giải quyết các thiếu hụt về nhà ở và vệ sinh, từng bước vươn lên thoát nghèo bền vững, đảm bảo an sinh xã hội.

Tại huyện vùng cao Mù Cang Chải, năm 2023 toàn huyện đã thực hiện đề án hỗ trợ làm mới và sửa chữa 367 nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo. Trong đó làm mới 243 nhà, sửa chữa 133 nhà, tổng trị giá trên 18 tỷ đồng. Việc làm này giúp các hộ nghèo, hộ cận nghèo có chỗ ở ổn định, yên tâm lao động sản xuất, vượt qua khó khăn.

Gia đình bà Thào Thị Cha ở bản Hua Khắt, xã Nậm Khắt, huyện Mù Cang Chải dọn vào ở trong ngôi nhà mới ngày trước dịp Tết nguyên đán. Gia đình bà Cha có hoàn cảnh đặc biệt, chồng mất sớm, một mình nuôi con. Căn nhà cũ đã xập xệ luôn là nỗi lo thường nhật của mỗi khi mùa mưa bão đến. Cả gia đình chỉ trông vào vài thửa ruộng, mỗi vụ chỉ đủ thóc ăn. Nên để sửa nhà hoặc làm nhà mới là điều chưa bao giờ bà Cha dám nghĩ đến.

Bà Cha bộc bạch, năm trước được Nhà nước, các nhà hảo tâm hỗ trợ 30 triệu đồng để sửa nhà, gia đình bà mạnh dạn vay thêm 40 triệu đồng từ Ngân hàng Chính sách xã hội để góp thêm vào sửa chữa nhà. Ngôi nhà mới hoàn thành đảm bảo 3 cứng “nền cứng, khung cứng và mái cứng”. Có ngôi nhà vững trãi, gia đình bà sẽ yên tâm sinh sống, có động lực lao động để từng bước vươn lên.

Năm 2023, trên địa bàn huyện Mù Cang Chải có 367 ngôi nhà của hộ nghèo, cận nghèo được hỗ trợ làm mới và sửa chữa. Ảnh: Thanh Tiến.

Năm 2023, trên địa bàn huyện Mù Cang Chải có 367 ngôi nhà của hộ nghèo, cận nghèo được hỗ trợ làm mới và sửa chữa. Ảnh: Thanh Tiến.

Ông Lê Trọng Khang - Chủ tịch UBND huyện Mù Cang Chải cho biết, để thực hiện Đề án xóa nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo, cận nghèo, UBND huyện đã chỉ đạo các ngành chức năng phối hợp với các địa phương tổ chức họp dân để rà soát, phân loại, chọn đúng đối tượng hỗ trợ, địa phương đã chủ động các phương án hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát cho người nghèo từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước, kết hợp với nguồn xã hội hóa.

Huy động tổng hợp các nguồn lực hỗ trợ

Giai đoạn từ năm 2020 - 2023, tỉnh Yên Bái đã hỗ trợ làm mới và sửa chữa gần 3.500 ngôi nhà cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn, hộ bị ảnh hưởng bởi thiên tai với tổng kinh phí gần 384 tỷ đồng. Nguồn lực từ ngân sách nhà nước và các nguồn xã hội hóa 167 tỷ đồng, huy động từ gia đình, dòng họ, cộng đồng dân cư gần 217 tỷ đồng. 

Ngoài hỗ trợ bằng tiền, các địa phương còn huy động lực lượng hỗ trợ công lao động để giúp hộ nghèo làm nhà ở. Ảnh: Thanh Tiến.

Ngoài hỗ trợ bằng tiền, các địa phương còn huy động lực lượng hỗ trợ công lao động để giúp hộ nghèo làm nhà ở. Ảnh: Thanh Tiến.

Với nhiều giải pháp đồng bộ, hiệu quả, tỉnh Yên Bái đã giải quyết căn bản tình trạng thiếu hụt về nhà ở, xóa nhà tạm, nhà dột nát, giúp các hộ dân, đặc biệt là hộ nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn ổn định và nâng cao chất lượng cuộc sống, đảm bảo an sinh xã hội, góp phần giảm nghèo nhanh, bền vững.

Với tinh thần tương thân, tương ái, không để ai bị bỏ lại phía sau, năm 2024 tỉnh Yên Bái đã ban hành kế hoạch số 45, ngày 20/2/2024 về việc hỗ trợ nhà ở cho gia đình người có công và triển khai đề án hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo. Tiếp tục rà soát, huy động các nguồn lực triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo.

Để giúp người nghèo thoát nghèo bền vững, các địa phương còn hỗ trợ nông cụ lao động, đồ dùng sản xuất, cây trồng, vật nuôi. Ảnh: Thanh Tiến.

Để giúp người nghèo thoát nghèo bền vững, các địa phương còn hỗ trợ nông cụ lao động, đồ dùng sản xuất, cây trồng, vật nuôi. Ảnh: Thanh Tiến.

Trong năm 2024, toàn tỉnh Yên Bái sẽ hỗ trợ làm mới và sửa chữa gần 1.900 nhà cho hộ gia đình người có công với cách mạng, hộ nghèo, hộ cận nghèo. Trong đó làm mới gần 1.300 nhà; sửa chữa gần 600 nhà. Riêng đối với hỗ trợ làm nhà ở cho người có công (trên 450 nhà), tỉnh đã tổ chức rà soát, ban hành kế hoạch và dự kiến triển khai sau khi Trung ương ban hành chính sách hỗ trợ. 

Trong đó, sẽ huy động sự vào cuộc của các cấp, ngành, chính quyền cơ sở trong việc hỗ trợ, giúp đỡ làm nhà ở cho các hộ gia đình người có công với cách mạng, hộ nghèo, hộ cận nghèo. Kết hợp giữa nguồn lực ngân sách Nhà nước với các nguồn lực vận động hợp pháp khác, nguồn xã hội hóa từ Quỹ vì người nghèo; Quỹ đền ơn đáp nghĩa; vận động từ các doanh nghiệp, cơ quan, đơn vị cá nhân, kết hợp với huy động hỗ trợ của cộng đồng dân cư để làm nhà ở.

Đôn đốc, kiểm tra, giám sát công tác làm nhà để bảo đảm về diện tích, kết cấu, chất lượng công trình nhà ở và tiến độ làm nhà; quản lý, sử dụng, thanh quyết toán kinh phí hỗ trợ làm nhà đảm bảo đúng mục đích, hiệu quả, đúng quy định.

Riêng năm 2023, toàn tỉnh đã khởi công làm mới và sửa chữa trên 2.100 ngôi nhà với tổng kinh phí 238 tỷ đồng. Giá trị bình quân của mỗi ngôi nhà sau khi hoàn thành là 136,7 triệu đồng đối với làm mới; 46,1 triệu đồng với nhà sửa chữa.

Xem thêm
Thái Nguyên thông qua nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã 2023-2025

Đây là 1 trong 10 nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội được thông qua tại Kỳ họp thứ 18 của HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026.

4,2 triệu Euro hỗ trợ nông dân ĐBSCL làm nông nghiệp sinh thái, thông minh

Trà Vinh Dự án được tài trợ bởi Liên minh Châu Âu và triển khai tại các tỉnh Đồng Tháp, Kiên Giang và Trà Vinh, với tổng vốn đầu tư 4,2 triệu Euro.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Chuyện làm du lịch ở miền núi Phú Thọ: [Bài 1] Đồi chè Long Cốc, nàng tiên không ban cho dân được mấy tiền

'Không mấy ai nhìn ra giá trị của rừng Xuân Sơn, Tân Sơn nên bỏ lỡ cơ hội phát triển du lịch', TS. Ngô Kiều Oanh tiếc rẻ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm