| Hotline: 0983.970.780

1 ngày đan mây, được 1 kg gạo

Thứ Năm 02/02/2012 , 12:04 (GMT+7)

Đan mây đã từng có thời mang lại thu nhập chính, nhưng đến nay nó không còn đảm bảo cuộc sống cho dân.

Mây tre đan là nghề truyền thống của xã Quảng Đức, huyện Quảng Xương (Thanh Hóa), tạo công ăn việc làm cho lao động lúc nông nhàn. Có thời nghề này mang lại thu nhập chính, nhưng đến nay không còn đảm bảo cuộc sống cho dân.

Chúng tôi tìm vào một vài gia đình còn giữ lại nghề mây tre đan ở thôn Quang Tiền và thôn Phú Đa. Thật đáng buồn khi thấy chỉ có các ông bà già, người khuyết tật hay những em nhỏ làm nghề. Theo thống kê của xã Quảng Đức, toàn xã có tới 6.300 nhân khẩu nhưng chỉ có khoảng 1.000 người tham gia sản xuất mây tre đan theo kiểu làm cho có việc.

Cụ Trần Thị Chuyên (75 tuổi) ở thôn Quang Tiền cho biết, nghề không còn phát triển rầm rộ như trước, người dân bỏ đi làm thuê nơi khác có thu nhập cao hơn. Con cháu trong gia đình không đứa nào chịu học cái nghề này cả, chẳng mấy chốc nghề truyền thống sẽ không còn tồn tại.

Nếu trước kia vợ chồng cụ còn khỏe mạnh thì làm một ngày được 6 cái rổ, bán được 80.000 đồng thì nay giỏi lắm cũng chỉ làm được 2 cái, trừ mọi chi phí, chỉ thu về được khoảng 10.000 đồng. Vợ chồng nào làm cật lực cả ngày đêm cũng kiếm được từ 20.000- 30.000 đồng/ngày, không đảm bảo cuộc sống. Chính vì vậy hầu hết thanh niên trong làng dắt díu nhau đi làm thuê tứ xứ. Ông Mai Đình Hùng (60 tuổi) là hàng xóm của cụ Chuyên than thở: “Bảo con cháu học để giữ lấy cái nghề của cha ông để lại nhưng chẳng đứa nào chịu học cả. Nếu lứa tuổi như chúng tôi mà chết đi hết chắc cái nghề này cũng mất luôn”.

Cũng như làng Quang Tiền, làng Phú Đa vốn được xem là làng còn giữ và phát triển nghề mây tre đan nhiều nhất. Nhưng khoảng 5 năm trở lại đây, nghề cũng dần bị mai một, người dân cũng bỏ nghề đi làm những công việc khác… Cả làng chỉ còn gia đình nhà anh Lê Văn Chinh giữ nghề.

Nhằm giữ nghề truyền thống mây giang xiên của cha ông, năm 2002 xã Quảng Đức đẩy mạnh sản xuất các mặt hàng đan mỹ nghệ. Ban đầu, các hộ dân đều hào hứng làm nghề, thành lập cả tổ hợp làng nghề mây giang xiên, phát triển với quy mô rộng. Nhưng chỉ được một thời gian, đầu ra của sản phẩm quá thấp, không đảm bảo thu nhập nên các lao động dần bỏ nghề.

Người dân ở đây cho biết, họ muốn làm giàu bằng nghề truyền thống. Song đầu ra thấp, vốn vay lại khó khăn nên gặp trở ngại. Điển hình như xưởng của gia đình anh Phạm Văn Khắc, bỏ hơn 200 triệu đồng mua sắm trang thiết bị máy móc, đào tạo lao động. Nhưng do khủng hoảng kinh tế, tắc đầu ra nên gia đình khuynh gia bại sản, không vực dậy nổi.

Ông Trần Lương Thiện, Chủ tịch UBND xã Quảng Đức cho biết, năm nào cũng vậy, trong các kỳ hội họp chúng tôi đều đưa ra chủ trương khôi phục nghề truyền thống, đưa mục tiêu đó lên hàng đầu nhưng vẫn không giải quyết được gì. Sản phẩm làm ra không bán được cho ai thì làm sao giữ được nghề nên đành lực bất tòng tâm.

Xem thêm
Nghệ An: Tôm chết hàng loạt, nghi do bệnh mới

Tôm chết nhiều trên diện tích khoảng 25ha, trong đó phần đa xuống giống chưa được bao lâu. Đây là hồi chuông báo động đối với nghề hoàng kim một thời ở Nghệ An.

Điều động 1 kíp tàu tuần tra, phòng chống khai thác IUU

Từ ngày 22/4, Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu điều động 1 kíp tàu tuần tra, kiểm soát kết hợp tuyên truyền phòng, chống khai thác IUU trên vùng biển do đơn vị quản lý.

Xuất khẩu thủy sản 2 tháng đầu năm tăng 22,3%

Theo ước tính của Tổng cục Thống kê, trong 2 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 1,3 tỷ USD, tăng 22,3% so với cùng kỳ năm 2023.

Có máy tời kéo thuyền, ngư dân khỏe re

QUẢNG TRỊ Chiếc máy tời nhỏ gọn nổ xình xịch, kéo theo thuyền đánh cá lên bờ một cách nhẹ nhàng. Ngư dân vì thế giảm được sức người trong khai thác hải sản.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm