| Hotline: 0983.970.780

Dự thảo Nghị định XK gạo: Tưởng kín mà... hở

Thứ Bảy 12/12/2009 , 09:30 (GMT+7)

Nhiều năm gần đây, hoạt động điều hành XK gạo yếu kém đã gây hại cho nông dân. Chính vì vậy khi Bộ Công thương trình Chính phủ Dự thảo Nghị định XK, người trồng lúa hết sức vui mừng. Nhưng đọc dự thảo đã sửa đổi đến lần 4 vẫn thấy quá nhiều lỗ hổng và nhiều điều khoản không thể thực thi được.

Nhiều năm gần đây, hoạt động điều hành XK gạo yếu kém đã gây hại cho nông dân. Chính vì vậy khi Bộ Công thương trình Chính phủ Dự thảo Nghị định XK, người trồng lúa hết sức vui mừng. Nhưng đọc dự thảo đã sửa đổi đến lần 4 vẫn thấy quá nhiều lỗ hổng và nhiều điều khoản không thể thực thi được. 

BỘ TÀI CHÍNH DUYỆT GIÁ SÀN: ĐÂU DỄ

Quyền lợi của nông dân nằm ở giá sàn XK gạo, nằm ở giá thu mua lúa trong nước, nằm ở việc có đủ kho bãi để điều tiết và giữ vững giá gạo XK, nằm ở việc tháo cởi giá lúa gạo XK ra khỏi các qui định khống chế phi thị trường. Điều 20 khoản 2 của dự thảo qui định: giá sàn giao cho Bộ Tài chính ấn định theo công thức "3 Bộ + VFA"- mô hình này sẽ rất khó hoạt động trong thực tế, vì Bộ Tài chính được giao định giá sàn, nhưng không có thực quyền để buộc VFA thực hiện giá sàn mình định ra.

Tôi xin lấy thí dụ: giá sàn XK gạo đang là 400 USD/tấn, giả sử do giá gạo thế giới tăng nên 3 Bộ ấn định giá sàn gạo 5% tấm là 450 USD/tấn, thế nhưng nếu thực hiện giá sàn mới này VFA không bán được gạo do đã ký bán gạo theo giá sàn trước là 400 USD/tấn nên VFA lấy cớ giá sàn này quá cao và đề nghị giữ nguyên giá sàn 400 USD/tấn. Vậy 3 Bộ sẽ quyết định như thế nào?

Nếu vẫn cương quyết giữ giá sàn 450 USD/ tấn thì VFA ngừng ký hợp đồng và ngừng mua lúa nông dân, làm ách tắc lúa gạo trong nông dân, lúc này 3 Bộ dựa vào đâu để để ký kết hợp đồng XK gạo và mua lúa nông dân theo giá sàn mình ấn định? 3 Bộ có năng lực để tiến hành XK gạo theo giá sàn của mình mà không cần sự tham gia của VFA hay không? Còn nếu chấp nhận giá sàn 400 USD/ tấn theo VFA đề nghị (điều này sẽ xảy ra trong thực tế) thì VFA định giá sàn chớ đâu phải 3 Bộ.

Giá sàn định ra là để thi hành. Cơ quan ấn định giá sàn phải có năng lực thực hiện giá sàn do mình định ra. Trong quá trình XK gạo sự tăng giảm giá sàn sẽ ảnh hưởng đến VFA và với nông dân. Thế nên việc ấn định và thực hiện giá sàn phải được nghiên cứu toàn diện và sâu sắc, chớ không thể hời hợt như dự thảo. Hơn nữa để đảm bảo các DN thực hiện đúng giá sàn, không bán phá giá gạo, dự thảo phải quy định hình thức phạt đủ sức răn đe, cả về phạt tiền và cấm XK gạo.

NÔNG DÂN CHỈ ĐƯỢC LỜI 30% SO VỚI GIÁ THÀNH?

Theo khoản 3 của Điều 19 thì: “Bộ, ngành liên quan định hướng các thương nhân thu mua lúa đảm bảo cao hơn tối thiểu là 30% so với giá thành bình quân chung”. Theo điều khoản này, Bộ Tài chính sau khi xác định giá thành SX lúa bình quân cả nước, được phép ấn định giá thu mua lúa tối thiểu theo công thức: giá thu mua lúa của nông dân = giá thành sản xuất lúa bình quân cả nước + 30% giá thành SX lúa bình quân cả nước.

Vào vụ HT vừa rồi, theo tính toán của các Bộ ngành thì giá thành SX lúa khoảng 2.800 đến 2.900 đồng/kg, vì thế để mua lúa đạt mức lời 30% cho nông dân, VFA mua lúa nông dân giá 3.800 đồng/kg, để mua được giá 3.800 đồng/kg, VFA định giá sàn XK gạo 400 USD/tấn. Vụ ĐX giá thành rất thấp khoảng 2.000 đồng/kg lúa, nên theo điều khoản này DN được phép thu mua lúa nông dân giá tối thiểu là 2.600 đồng/kg lúa hay sao? Từ đó Bộ Tài chính được quyền ấn định giá sàn XK gạo năm 2010 với giá 273,68 USD/tấn hay sao?

Nghị định XK gạo do Chính phủ ban hành, nên những nhà soạn thảo phải có “tầm nhìn Chính phủ”, để có lợi cho nền kinh tế đất nước và hài hòa lợi ích của nông dân và DN.

Nghị định XK gạo liên quan đến quyền lợi của nông dân nên những nhà soạn thảo phải có “tư duy nông dân” để quan tâm đúng mức quyền lợi của nông dân. Theo tôi, dự thảo nghị định lần 4 này chỉ toàn “tư duy doanh nghiệp” nên nó phiến diện và không thể thi hành trong thực tế.

Giá thu mua lúa phải căn cứ vào giá gạo XK, qui định nông dân lời 30% so với giá thành đã tách giá thu mua lúa ra khỏi giá gạo XK. Giả sử giá bán gạo XK qui ra giá mua lúa nông dân lời đến 100%, vậy mức lời 70% cao hơn qui định DN được bỏ túi chăng?

KHO BÃI CỦA DNXK GẠO: CHẶT MÀ HOÁ LỎNG

Để chủ động điều tiết XK gạo và giữ vững giá XK, chúng ta phải trang bị kho bải tối thiểu cũng phải bằng với lượng gạo XK hằng năm, tức là phải có kho để chứa 5 triệu tấn lúa gạo, liên hợp với NM xay, xát lúa. Thế nhưng Điều 4 trong dự thảo không đáp ứng yêu cầu này, trái lại nó còn tiêu diệt sự cạnh tranh trong việc mua bán lúa gạo, bằng cách triệt tiêu các DNNVV.

Dự thảo quy định DNXK gạo phải có kho chứa 5.000 tấn và một cơ sở xay, xát lúa công suất 10 tấn lúa/giờ. Vậy chẳng lẽ hai TCty Lương thực Miền Bắc và Miền Nam XK mỗi năm trên 2,5 triệu tấn gạo cũng chỉ cần trang bị mỗi TCty một kho chứa 5.000 tấn và một NM xay, xát công suất 10 tấn lúa/giờ là đáp ứng yêu cầu hay sao?

Hiện nay, có khoảng 205 DNXK gạo, nếu áp dụng điều 4 thì còn khoảng 100 DN đạt yêu cầu, vậy tổng lượng kho là 5.000 x 100 = 500.000 tấn con số này quá nhỏ so với yêu cầu. Quy định trang bị kho bải phải xuất phát từ số lượng gạo XK hằng năm của từng DN, và phải đảm bảo yêu cầu trang bị kho bải cho khoảng 5- 6 triệu tấn gạo XK, chớ không nên chỉ nhằm vào các DN nhỏ.

Việc cho rằng do có đến 205 DNXK gạo nên hoạt động XK gạo không ổn định là điều vô lý. Nếu chúng ta ấn định giá sàn rõ ràng và xử phạt DN vi phạm giá sàn đủ mạnh, thì càng có nhiều DN bán gạo trên giá sàn tham gia chừng nào, lúa gạo của nông dân càng dễ tiêu thụ chừng nấy, chứ sao lại không ổn định?

GIÁ GẠO XK VÀ GIÁ GẠO THẾ GIỚI: CHƯA THÔNG NHAU

Lúa gạo của nông dân chia làm 2 phần: một phần tiêu thụ trong nước và một phần khoảng 5 – 6 triệu tấn gạo dùng để XK. Lẽ ra phải có chính sách thích hợp tách bạch hai phần này ra, phần trong nước thì áp dụng chính sách trợ giá cho người ăn gạo, hoặc áp dụng các qui định bình ổn giá cho người ăn gạo, còn phần gạo dành cho XK phải được bán theo giá thị trường thế giới, không bị ràng buộc bởi các qui định bình ổn giá lúa gạo trong nước.

Thế nhưng hiện nay, do không tách bạch hai phần lúa gạo này, nên khi giá gạo thế giới lên cao như năm 2008, để khống chế giá gạo trong nước không tăng theo giá gạo thế giới, Chính phủ phải ngừng XK ảnh hưởng đến nông dân. Việc XK gạo với giá bị khống chế thấp hơn giá thị trường thế giới không những bắt nông dân dùng thu nhập bình ổn giá gạo trong nước mà còn bình ổn cả giá gạo cho thế giới.

Hay Việt Nam có chính sách đảm bảo an ninh lương thực cho thế giới, như phát biểu của ông Trương Thanh Phong- TGĐ TCty Lương thực Miền Nam kiêm Chủ tịch VFA trên Thời báo Kinh tế Việt Nam: “Việc SX và cung ứng lương thực ra thị trường thế giới của Việt Nam không phải chỉ có mục tiêu chính là kinh doanh không mà còn có trách nhiệm đối với các nước trong ASEAN và thế giới”. Vấn đề này tôi xin khẳng định, nếu các nhà soạn thảo dự thảo định nghĩa rõ ANLT là gì, giải thích việc áp dụng ANLT trong việc ngừng XK gạo hằng năm ra sao? Tôi sẽ chứng minh việc áp dụng ANLT để ngừng XK gạo là sai.

Xem thêm
Ngành tôm toàn cầu sẽ tăng trưởng khiêm tốn trong năm 2024

Các thị trường quan trọng như Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản và Hàn Quốc sẽ có sự cải thiện nhẹ về nhu cầu tiêu thụ tôm, nhưng khó khăn vẫn còn nhiều.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Hải Phòng khởi công dự án sản xuất vật liệu phân hủy hơn 2 nghìn tỷ

Đây là một trong những sự kiện quan trọng nằm trong chuỗi các hoạt động chào mừng 69 năm ngày giải phóng Hải Phòng và Lễ hội Hoa Phượng đỏ 2024.

Những gương mặt 'vàng' trong danh sách trả nợ trái phiếu doanh nghiệp bất động sản

Năm 2024, hơn 90 doanh nghiệp bất động sản có trái phiếu doanh nghiệp đáo hạn với tổng nợ vay gần 100.000 tỷ đồng. Trong đó, nhiều 'ông lớn' có nợ tới hàng nghìn tỷ.

Bình luận mới nhất

Trong bài này, tác giả (sau đây xưng là Nattoi) để cập chủ yếu 03 vấn đề, trong đó chủ yếu tập trung cho giải quyết vấn đề số 1, hai vấn đề còn lại chỉ được nhắc đến: Một: Phương pháp thiết kế điều tiết lũ hiện hành chưa đưa thông số mực nước an toàn ở hạ du vào tính toán nên yêu cầu phòng chống lũ cho hạ du chưa được đảm bảo và không có tiêu chí để xác định hiệu quả vận hành giảm lũ. Vấn đề này đã được Nattoi giải quyết cả về mặt lý thuyết và thực hành (trình bày ở mục 3.4). Hai: Tiêu chí xác định MNCNTL, MNTNĐL không được công khai, minh bạch, làm cho việc kiến nghị điều chỉnh hạ thấp 2 mực nước đối với các hồ chứa thủy điện nhằm tăng dung tích trống phòng lũ là điều bất khả. Về vấn đề này (trình bày tại Mục 3.1), Nattoi chưa nêu cụ thể phương án giải quyết là để tập trung nội dung vào vấn đề số 1 như đã nêu, nhưng hướng giải quyết là đã có. Ba: Vấn đề bán con trâu mà tiếc sợi dây thừng: Thiết kế xây dựng đập, hồ chứa nước được tính toán an toàn ổn định lật, trượt đến mực nước lớn nhất thiết kế và kiểm tra với mực nước lớn nhất kiểm tra, cho phép giữ mực nước hồ không vượt quá mực nước lớn nhất kiểm tra nhưng lại chỉ cho phép sử dụng dung tích trống phòng lũ đến mực nước dâng bình thường là sự lãng phí ghê gớm trong đầu tư xây dựng và quản lý an toàn đập, hồ chứa nước. Hướng giải quyết vấn đề số 3 (trình bày tại Mục 3.2) vốn là tự nhiên đã có nhưng không được sử dụng vì không nghĩ đến giảm lũ cho hạ du.
+ xem thêm