| Hotline: 0983.970.780

Giấc mơ đồng đất Kazakhstan

Thứ Tư 02/10/2013 , 09:20 (GMT+7)

Để tìm kiếm các hợp đồng thuê đất lâu dài với diện tích lớn, người Trung Quốc cánh tay của mình đến vùng đất Trung Á, cụ thể là Kazakhstan.

Không chỉ tìm kiếm các hợp đồng thuê đất lâu dài với diện tích lớn ở những khu vực hoang vắng như châu Phi, giàu đất đai như Ukraina, người Trung Quốc còn muốn vươn cánh tay của mình đến vùng đất Trung Á, cụ thể là Kazakhstan.

>> Trung Quốc gom đất trên thế giới

Dân bản địa phản đối

Đầu năm 2010, Chính phủ Kazakhstan đã cân nhắc về kế hoạch cho phép Trung Quốc thuê một vùng đất rộng để sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, dự án này đã vấp phải sự phản đối quyết liệt từ phe đối lập trong nhà nước Trung Á này cũng như nhiều chuyên gia, báo chí địa phương nói sự phản đối thể hiện mối quan tâm của họ với chủ quyền đất nước.

Tranh cãi về vấn đề này đã nổ ra từ tháng 12/2009, khi Tổng thống khi đó của Kazakhstan là Nursultan Nazarbayev đã thông báo Trung Quốc bày tỏ mong muốn thuê 1 triệu ha đất của quốc gia Trung Á này. Theo đề xuất đó, nông dân và chuyên gia Trung Quốc sẽ đến trồng đậu nành, cải hạt để sử dụng cho dây chuyền sản xuất dầu thực vật, cũng được xây dựng trên khu đất đã thuê.

Mặc dù đã có sự đảm bảo từ Chính phủ, tuy nhiên việc Trung Quốc muốn thuê đất lâu dài vẫn khiến người dân Kazakhstan lo lắng và nỗi sợ hãi này thể hiện rõ ràng nhất vào ngày 30/1/2010.


Những cánh đồng bạt ngàn của Kazakhstan là nơi mà Trung Quốc muốn thuê

Một cuộc biểu tình chính thức, phản đối cho Trung Quốc thuê đất đã diễn ra vào ngày 30/1/2010 với sự tham gia của khoảng 1.500 người dân. Đây được cho là một vụ biểu tình quy mô ở Kazakhstan, đất nước mà các cuộc biểu tình công khai được kiểm soát chặt chẽ và người dân cũng không hào hứng lắm với các hoạt động này.

Trong cuộc biểu tình, người dân đã mô tả hợp đồng này nếu được thực hiện sẽ như một mối đe dọa cho an ninh quốc gia. Thậm chí một số người biểu tình còn mang theo lá cờ xanh ngọc của Kazakhstan nhưng trên đó còn in thêm một con rồng vàng Trung Quốc. Nhiều người thì mang theo các khẩu hiệu: “Số phận của đất đai chính là số phận quốc gia”.

Ngoài người dân địa phương, trong đoàn biểu tình còn có các nhà lãnh đạo của Đảng đối lập và các nhà hoạt động của phong trào dân tộc, các tổ chức cánh tả.

Bolat Abilov, đồng lãnh đạo Đảng đối lập Azat OSDP bức xúc nói: “Giờ đây Kazakhstan còn lại gì? Dầu mỏ? Không. Quặng đồng? Không. Tài nguyên thiên nhiên đã bán đi gần hết. Những gì tổ tiên để lại chỉ còn mỗi đất. Vậy mà các nhà chức trách còn muốn đem cho người nước ngoài sử dụng”.

Trong khi đó, Vladimir Kozlov lãnh đạo Đảng Alga vừa khóc vừa nói: “Tôi là người dân tộc Nga. Tôi là công dân Kazakhstan, đất đai của Kazakhstan là đất đai của tôi”.

Thậm chí, các nhà hoạt động còn lập những trại bán thức ăn truyền thống của người Kazakhstan cho những người biểu tình. Tuy nhiên, các nguyên liệu truyền thống như thịt cừu hay thịt ngựa đã bị thay thế bằng vịt quay Bắc Kinh và ăn bằng đũa, thay vì bốc tay như truyền thống. Những thanh niên trẻ tuổi, thiếu bình tĩnh còn tìm cách phản đối bằng việc xé nát đầu những con gấu trúc bông.

Miếng bánh khó xơi

Đối với Trung Quốc, một nước vốn thiếu đất canh tác, sự hấp dẫn của khu vực Trung Á là quá rõ ràng. Ở khu vực Ily, nằm ở bên kia biên giới với Kazakhstan, 1,7 triệu nông dân tranh nhau 267.000 ha đất trồng trọt.

Theo đánh giá của Bộ Nông nghiệp Trung Quốc, năm 2015 cả nước sẽ sản xuất được 20 triệu tấn đậu tương, tức là chỉ bằng 40% nhu cầu hiện nay. Vì vậy Trung Quốc không chỉ thể hiện sự quan tâm đối với các vùng đồng bằng Trung Á mà còn để mắt đến cả những vùng đất chưa được khai khẩn của nước Nga, anh hàng xóm to lớn của họ nữa.

Ở Kazakhstan, đất đai là một vấn đề vô cùng nhạy cảm. Trong những năm 20 - 30 thế kỷ trước, chính sách canh tác tập trung của lãnh đạo Stalin đã làm thay đổi thói quen du mục của người dân nước này.

Theo những số liệu thống kê của website eurasianet.org, đã có hàng triệu người bị thiệt mạng trong một nạn đói do việc chính quyền kiên quyết đưa người dân du mục vào các trang trại tập trung.

Trong bối cảnh đó, không có gì khó hiểu khi người dân Kazakhstan lại phản ứng dữ dội về ý định cho phép nông dân Trung Quốc canh tác trên đất của họ. Là một trong số những nước rộng nhất trên thế giới, quốc gia này chỉ có 16 triệu dân và Trung Quốc là một trong số các nhà đầu tư hàng đầu.

Chiến lược "bước ra ngoài"

Thỏa thuận thuê đất nông nghiệp giữa Trung Quốc và Ukraine được báo chí Trung Quốc nhận định là chưa từng có tiền lệ. Với 100.000 ha đất nông nghiệp trên đất Ukraine, Trung Quốc có trong tay một nông trại khổng lồ với diện tích ngang bằng đặc khu hành chính Hong Kong.

Trang tin Hexun của Trung Quốc nói diện tích đất mà Ukraine cho thuê có thể sẽ còn lên đến 3 triệu ha. Toàn bộ số nông sản trên đất này sẽ được bán cho các Cty lương thực quốc doanh của Trung Quốc với giá ưu đãi. Tuy nhiên, Hexun không nói cụ thể “giá ưu đãi” là bao nhiêu.

Báo chí Trung Quốc nói đây là “khoản đầu tư lớn”, trong khi báo chí Ukraine nói thương vụ cho thuê đất này là khoản đầu tư lớn nhất của nước ngoài từ trước đến nay trên đất nước này.

Năm 2012, Trung Quốc phải nhập khẩu 1,4 triệu tấn ngũ cốc, tăng vọt 150% so với năm 2011. Theo các chuyên gia kinh tế Trung Quốc, giá nông sản trong nước ngày càng tăng cao khiến áp lực buộc phải nhập khẩu nông sản đang đè nặng chính phủ nước này.

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp Trung Quốc, ông Hàn Trường Phú nhiều lần nói về việc “phải giữ chặt bát cơm của người Trung Quốc trong tay”. Ông Hàn cũng được báo chí nước này trích lời về việc phải “giữ vững” hơn 1,8 tỷ ha đất nông nghiệp nòng cốt.

Từ năm 2010, ông Hàn từng tuyên bố rằng chiến lược “bước ra ngoài” của ngành nông nghiệp Trung Quốc đã trở nên cấp bách và cơ hội cho việc Bắc Kinh biến chiến lược này thành hiện thực đã chín muồi.

Theo thống kê của Bộ Nông nghiệp Trung Quốc, các Cty nông sản nước này đã thuê đất ở nước ngoài sớm nhất từ năm 2004. Đó là lúc một Cty ở tỉnh Hắc Long Giang thuê hơn 630.000 ha đất ở vùng Viễn Đông, Nga để làm đất sản xuất nông nghiệp.

Trước xu thế thuê đất ở nước ngoài đang trở nên ngày càng nhiều, Liêu Vĩnh Tùng - Phó Giám đốc Trung tâm Phát triển nông thôn Trung Quốc cho biết: “Chiến lược “bước ra ngoài” của nông nghiệp Trung Quốc là điều dễ hiểu khi trong nước không còn nhiều quỹ đất nông nghiệp và các nước khác lại đang sẵn diện tích đất chưa dùng đến”.

Ông Liêu cho rằng, điều này cũng sẽ giúp “cân bằng giá lương thực thế giới” với lý do nếu Trung Quốc thiếu lương thực, ắt hẳn thị trường lương thực thế giới sẽ có nhiều biến động.

Đại diện ngành nông nghiệp Trung Quốc cũng phủ nhận những cáo buộc cho rằng nước này đang cướp đất, khiến nông dân nước bản địa trắng tay. Ông Liêu cho rằng đây là phương thức hợp tác “đôi bên cùng thắng” và sẽ thúc đẩy đầu tư nông nghiệp ở nước cho Trung Quốc thuê đất.

Xem thêm
Thái Nguyên thông qua nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã 2023-2025

Đây là 1 trong 10 nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội được thông qua tại Kỳ họp thứ 18 của HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026.

Syngenta tập huấn kỹ thuật, sử dụng drone an toàn, hiệu quả tại ĐBSCL

Vĩnh Long Ngày 26/4, tại Vĩnh Long, Công ty TNHH Syngenta Việt Nam tổ chức tập huấn cho 230 người điều khiển máy bay phun thuốc BVTV, cách sử dụng an toàn và hiệu quả tại ĐBSCL.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Kỷ lục 120 món ăn chế biến từ sâm dây tại núi rừng Ngọc Linh

Tại núi rừng Ngọc Linh (huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum) đã chứng kiến các đầu bếp chế biến 120 món ăn từ sâm dây và được xác lập kỷ lục Việt Nam.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm