| Hotline: 0983.970.780

Lao động ly hương: Vấp ngã & hệ lụy

Thứ Tư 18/08/2010 , 09:46 (GMT+7)

Những lao động rời làng mang theo bao kỳ vọng của gia đình nông dân nghèo. Thế nhưng, nhiều người đã không chế ngự được bản thân nên vấp ngã và dẫn đến những hệ lụy khó lường.

Những lao động rời làng mang theo bao kỳ vọng của gia đình nông dân nghèo. Thế nhưng, nhiều người đã không chế ngự được bản thân nên vấp ngã và dẫn đến những hệ lụy mà không chỉ riêng người đó phải chịu đựng.

Không nhận lao động một số tỉnh miền Trung

Cty TNHH Hung Wah, một trong nhiều Cty không tuyển lao động miền Trung

Việc làm ở các Cty tại các khu công nghiệp (KCN) ở TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương luôn rộng mở đối với lực lượng lao động phổ thông. Nhưng cũng có một thực tế rằng, một số Cty khi tuyển người còn kèm theo điều kiện lao động không phải là người có quê ở một số tỉnh miền Trung như: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh.

"Không biết răng mà họ nỏ nhận"

Với vẻ mặt thất vọng, tần ngần trước cửa một Cty điện tử thuộc KCN Sóng Thần (Dĩ An, Bình Dương), Nguyễn Trung Tuấn quê ở Yên Thành, Nghệ An cho biết: "Em đi đến hai, ba Cty xin việc mỏi cả chân nhưng đều bị từ chối chỉ vì em là người Nghệ An".

Tốt nghiệp lớp 12, thi không đậu đại học, nhà có đông anh em, bố mẹ quanh năm lầm lũi với đồng ruộng cũng không đủ ăn nên Tuấn quyết định vào Nam để lập nghiệp. Ở quê cũng có vô số thanh niên như Tuấn, vừa thả bút là khăn gói vào các KCN để làm công nhân với ước mơ là kiếm tiền nuôi sống bản thân, giúp đỡ gia đình.

Tiếp xúc với những công nhân "lão làng" tại các KCN thì việc một số Cty không tuyển người ở một số tỉnh miền Trung là chuyện bình thường, đã có từ nhiều năm nay. Những công nhân này còn kể ra tên những Cty không tuyển người một số tỉnh và khuyên rằng khi xin việc thì nên tránh những Cty đó, nếu không thì sẽ mất công làm hồ sơ.

Hòa cùng những thanh niên khác đang nộp hồ sơ tại Cty Yujin Kreves vina (KREVES) nằm trong khu chế xuất Linh Trung (Dĩ An, Bình Dương), thì được biết Cty đang tuyển nhiều lao động vào làm việc nhưng không tuyển nam người Nghệ An. Chị Cao Đình Tân, làm bảo vệ và cũng là người nhận hồ sơ xin việc thẳng thẳn: Nếu em là người Nghệ An thì ở Cty này không nhận đâu, em muốn làm việc thì làm hồ sơ vào chỗ khác đi.

Vừa mới chân ướt chân ráo vào Bình Dương để xin việc, Phan Đức Sơn (Nam Đàn,Nghệ An) ngơ ngác: "Em đọc thông báo thấy Cty ni đang tuyển người, nộp hồ sơ vào mà các chị ấy nỏ nhận, nói em là người Nghệ An phải đi tìm chộ khác".

Hầu hết các Cy khi đăng thông báo tuyển dụng đều không đưa ra điều kiện là không tuyển lao động có quê ở địa phương này, địa phương kia mà chỉ thông báo về mức lương và các chế độ đãi ngộ khác. Chỉ khi đưa hồ sơ đến tận Cty thì người lao động mới biết là mình không đủ “điều kiện tuyển dụng”.

Nhà trọ cũng kén

Nhiều lao động người miền Trung gặp khó khăn khi không được tuyển dụng

Không chỉ các Cty mà nhiều chủ nhà trọ khi cho công nhân thuê nhà cũng kèm theo nhiều điều kiện ràng buộc chặt chẽ, yêu cầu người thuê nhà phải xuất trình giấy tờ tùy thân đầy đủ, thậm chí chủ nhà không cho công nhân ở Nghệ An, Hà Tĩnh thuê.

Chị Bình (xã An Bình, Bình Đường, Bình Dương), có phòng trọ cho công nhân thuê cho biết: "Thà phòng trống còn hơn cho người Nghệ An, Hà Tĩnh thuê. Rắc rối, phiền phức lắm". Ngay từ đầu khi xây phòng cho thuê chị Bình đã quy định những người ở đâu thì được thuê phòng, theo chị đó là một điều cần thiết để vừa tốt cho mình lại tốt cho người thuê.

Chị Bình cho biết thêm: "Mỗi khi cô cho ai thuê nhà đều hỏi han, xem chứng minh thư một cách cẩn thận. Mình là chủ nhà trọ nên nhỡ lúc có xảy ra việc gì không hay thì cũng phải có trách nhiệm".

Anh Nguyễn Hoàng Quân (xã Đông Hòa, Dĩ An, Bình Dương) cũng là chủ khu trọ cho công nhân thuê có quan điểm: "Mình là chủ khu trọ cũng mong muốn cho người lao động thuê nhà, vừa bảo đảm kinh tế cho bản thân lại vừa tạo điều kiện cho họ làm việc. Nhưng đối với công nhân một số tỉnh miền Trung thì tôi nhất quyết không cho thuê nhà".

Anh Quân kể, thời gian trước anh cũng không suy nghĩ gì đến việc quê chỗ này thì cho thuê, quê chỗ kia thì không, nhưng qua một thời gian làm chủ thì anh thấm thía. Không những chính bản thân anh mà cả hàng xóm xung quanh luôn kêu ca về những phiền phức do những người thuê nhà của anh mang đến. “Có hai phòng toàn là công nhân nam người Nghệ An, Hà Tĩnh sinh sống, chỉ mấy hôm sau khi đến thuê nhà đã rủ rê bạn bè về ăn nhậu. Có tuần phải đến ba, bốn bữa, mà lần nào cũng nhậu suốt sáng, rồi lại gây lộn, to tiếng. Tôi nói một thời gian không được rồi đuổi hẳn”. Cũng từ đó mà anh Quân không muốn cho những công nhân như thế thuê phòng nữa.

Chị Nguyễn Minh Nguyệt, một người dân ở sống ở gần KCN Sóng Thần cho biết, cuộc sống của công nhân ngoài thời gian làm việc hết sức đa dạng và phức tạp, công nhân trong các khu công nghiệp rất đông, từ thực tế cuộc sống cũng như trên báo, đài ngày nào cũng có những vụ án giết người, cướp giật, ma túy có liên quan đến người lao động làm việc gần đây nên ra ngoài lúc nào cũng phải cẩn thận, dè dặt hơn. (Còn nữa)

Xem thêm
Thái Nguyên thông qua nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã 2023-2025

Đây là 1 trong 10 nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội được thông qua tại Kỳ họp thứ 18 của HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026.

Syngenta tập huấn kỹ thuật, sử dụng drone an toàn, hiệu quả tại ĐBSCL

Vĩnh Long Ngày 26/4, tại Vĩnh Long, Công ty TNHH Syngenta Việt Nam tổ chức tập huấn cho 230 người điều khiển máy bay phun thuốc BVTV, cách sử dụng an toàn và hiệu quả tại ĐBSCL.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Kỷ lục 120 món ăn chế biến từ sâm dây tại núi rừng Ngọc Linh

Tại núi rừng Ngọc Linh (huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum) đã chứng kiến các đầu bếp chế biến 120 món ăn từ sâm dây và được xác lập kỷ lục Việt Nam.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm