| Hotline: 0983.970.780

Bài toán hóc búa

Thứ Năm 31/03/2011 , 10:48 (GMT+7)

Viện Hàn lâm Khoa học xã hội quốc gia Trung Quốc năm ngoái cũng công khai những quan ngại trước những gì đang diễn ra đe dọa đến sự phát triển bền vững tại đất nước chiếm 1/5 dân số thế giới này do mất cân bằng giới tính nghiêm trọng.

Nguyên nhân chính được xác định là thành kiến lâu đời về người nối dõi tông đường thâm căn cố đế của người dân không thể thay đổi. Lại nói về đoạn phóng sự của kênh truyền hình AlJazeera như đã dẫn, nói về thực trạng tại đảo Hải Nam đã đặc tả vô số đàn ông với dáng vẻ đờ đẫn, vô vọng phần vì khó khăn trong cuộc sống. Nhưng điều quan trọng là họ không thể kiếm nổi bạn đời do phụ nữ địa phương rất ít hoặc đã dời bỏ làng quê đi tìm một tương lai sáng sủa hơn.

Trên tờ Global Times, nhà nghiên cứu nhân chủng học Wang Guangzhou phát biểu, đáng lo ngại nhất là tại các vùng nông thôn nghèo Trung Quốc thì tỷ lệ đàn ông đơn thân suốt đời ngày một phổ biến. “Cơ hội có vợ là cực kỳ ít đối với những người đàn ông bước sang đầu bốn và tương lai là nhà nước sẽ phải trợ cấp khi họ không thể lao động kiếm sống”- ông Wang cho biết.

Các chuyên gia cũng dự báo, xã hội còn sẽ phải đối diện với nhiều hệ lụy mới là “hôn nhân đa hệ” sẽ phổ biến do thiếu phụ nữ nên xảy ra tình trạng “chồng trẻ - vợ già”. Còn tại các đô thị, các cặp vợ chồng trẻ  lại có xu hướng ngại sinh con để hưởng thụ vì trào lưu mới nổi DINK (không có con thì thu nhập sẽ tăng gấp đôi). Vào năm 2010, Liên Hợp quốc đã đánh giá về chỉ số nhân lực tại Trung Quốc và coi sự mất cân bằng giới tính là một trong ba thách thức của quốc gia này cùng với đại dịch HIV/AIDS và ô nhiễm môi trường.

Thống kê đến giữa năm 2009, tỷ lệ chênh lệch giới tính trong dân số toàn quốc trong độ tuổi dưới 20 thì đã có khoảng 32 triệu nam giới dư thừa. Năm ngoái, chính phủ Trung Quốc đã công khai lên tiếng về những hậu quả của chính sách một con tạo ra quá nhiều đàn ông dư thừa có thể gây bất ổn cho xã hội cũng như sự phát triển đất nước.

Giáo sư Yuan cho rằng, sự mất cân bằng giới tính không chỉ ảnh hưởng xấu đến các gia đình mà còn gây ra nhiều phiền toái cho thị trường lao động. "Đây sẽ là một cú đấm mạnh đối với nền kinh tế bởi nhiều nhà máy dệt may ở các thành phố miền duyên hải đã phải buộc đóng cửa hoặc chuyển đổi ngành nghề hoạt động do thiếu hụt lao động nữ. Thậm chí nhiều công việc truyền thống lâu nay vẫn được phụ nữ đảm giữ thì nay đã bị cánh đàn ông thế chỗ do thiếu công ăn việc làm đã vô hình trung đẩy phụ nữ gánh thêm sức ép trong quá trình tìm việc làm”.

Sau khi đảng Cộng sản Trung Quốc nắm quyền điều hành đất nước vào năm 1949, lãnh tụ Mao Trạch Đông đã tẩy chay việc đi theo thuyết Man-tuýt và cổ súy việc theo đuổi thuyết bùng nổ dân số trẻ trong bối cảnh đất nước vừa giành độc lập. Theo thuyết Man-tuýt (1766-1834) thì sự mất cân bằng giữa việc tăng dân số và tăng thức ăn là nguồn gốc của xung đột. Nghĩa là trong khi dân số tăng theo cấp số nhân thì nguồn tài nguyên, của cải chỉ tăng theo cấp số cộng tạo ra sự mất cân đối dẫn đến chiến tranh.

Thuyết này cho rằng dân số luôn tăng tận khi chúng bị hạn chế bởi chiến tranh, bệnh tật và đói kém. Đây là lý thuyết được tính toán với xã hội trước đây khi mà nền sản xuất chưa phát triển và tỷ lệ tăng dân số không điều khiển được. Còn thuyết bùng nổ dân số trẻ lại quan niệm do sự mất cân đối giữa những lực lượng trẻ được đào tạo, đến tuổi trưởng thành cần có việc làm và số lượng những vị trí có thể cho họ trong xã hội là nguyên nhân cơ bản dẫn đến sự nổi loạn trong xã hội, bao gồm cả chiến tranh. Theo đó "con người cần thức ăn và vị trí nên dẫn đến xung đột". Do đó chính quyền coi tăng trưởng dân số nhanh là một nguồn tài nguyên của đất nước và những năm sau đó, tỷ lệ tăng trưởng dân số hàng năm luôn đạt mức cao và kéo dài đến những năm 1970.

Vào thời điểm này, tổng dân số toàn quốc mới chỉ là trên 540 triệu người. Nhưng với quan niệm “Trời sinh voi, trời sinh cỏ”, liên tục từ năm 1950 đến năm 2001 trung bình mỗi năm, dân số nước này tăng thêm từ 13 đến 15 triệu người và kéo theo hàng loạt hệ lụy từ chủ trương “tăng cường sức kéo”, trong đó tỷ lệ mất cân bằng giới tính xuất phát từ quan niệm văn hóa truyền thống của người dân. (Còn nữa)

Xem thêm
Thái Nguyên thông qua nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã 2023-2025

Đây là 1 trong 10 nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội được thông qua tại Kỳ họp thứ 18 của HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026.

4,2 triệu Euro hỗ trợ nông dân ĐBSCL làm nông nghiệp sinh thái, thông minh

Trà Vinh Dự án được tài trợ bởi Liên minh Châu Âu và triển khai tại các tỉnh Đồng Tháp, Kiên Giang và Trà Vinh, với tổng vốn đầu tư 4,2 triệu Euro.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

42 mẫu cà phê vào chung kết cuộc thi Cà phê đặc sản Việt Nam

42 mẫu cà phê, gồm 24 mẫu cà phê robusta và 18 mẫu arabica lọt vào vòng chung kết cuộc thi cà phê đặc sản Việt Nam 2024.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm