| Hotline: 0983.970.780

Chuyện ông Thoàn chữa bỏng

Thứ Hai 25/07/2011 , 10:23 (GMT+7)

Ba mươi năm trước, một anh bộ đội trẻ tìm đến chùa Trắng ở làng Hữu Lễ, xã Hữu Hòa (huyện Thanh Trì, Hà Nội) gặp sư cụ Thích Đàm Lương, cầu xin được sư cụ chữa thương, vì anh đã được nghe sư cụ có một bài thuốc bí truyền. Nhìn người lính trẻ thương tích đầy mình, vết thương ở bàn chân bị hoại tử lộ cả xương, hậu quả của những lần ghép da không thành, động lòng từ bi, sư cụ nhận lời.

Người thương binh ấy là Đào Viết Thoàn. Anh Thoàn quê ở làng Đồng Ấu, xã Vũ Quý, huyện Quỳnh Phụ (Thái Bình). Năm 1976, đang là công nhân của nhà máy điện Uông Bí (Quảng Ninh), Thoàn tình nguyện nhập ngũ, trở thành lính xe tăng của Lữ đoàn tăng 408. Chiến tranh nổ ra, lữ đoàn tăng được điều lên mặt trận tham chiến. Trong một trận đánh ác liệt, giặc dội pháo như bão lửa hòng chặn bước tiến của đoàn xe tăng ta. Một trái pháo giặc trúng vào đội hình đã hất văng Thoàn ra xa. Sau trận đánh, đồng đội tìm thấy Thoàn trong tình trạng bất tỉnh, người bê bết máu.

Và sau 20 ngày mê man, anh được đưa về Viện Quân y 108. Nhìn người lính mới ngoài hai mươi tuổi, các bác sỹ không ai giấu được vẻ kinh hoàng bởi những vết thương rất nặng, rất hiểm dầy đặc trên người anh: Chấn thương sọ não, vỡ nát bánh chè chân phải, gẫy xương sườn phải, mất toàn bộ hai cơ dép và cơ mông, mất mắt trái, mất xương bàn chân phải, xẹp hai đốt sống D11, D12, và bỏng, nhiều vết bỏng sâu nằm rải rác trên người anh. Nhiều người không hiểu nổi tại sao với chừng ấy thương tích, trong điều kiện chiến trường khốc liệt, bệnh viện dã chiến sơ sài, y cụ và thuốc men vô cùng thiếu thốn…mà anh lại có thể sống được?

Suốt mấy năm trời bất động, vật lộn với nhưng cơn đau khủng khiếp do những vết thương gây ra. Những cơn đau triền miên, đau như xé da xé thịt, mỗi lần nghiến răng, gồng mình lên để chịu đựng là một lần tóc tai như dựng đứng cả lên, là mồ hôi vã ra như tắm ngay cả trong những ngày đông rét mướt, là sức lực như bị rút kiệt. Ngót chục lần lên bàn mổ…Nhớ lại những ngày ấy, anh Thoàn bồi hồi:

- Hơn một lần tôi đã định tìm đến cái chết, vì nghĩ chết chính là sự giải thoát, chứ sống mà cứ triền miên trong đau đớn thế này, thì không chỉ khổ mình mà còn trở thành gánh nặng cho gia đình, cho xã hội…

Nhưng, Thoàn kể, chính trong những tháng ngày gian nan, mấp mé giữa sự sống và cái chết, trong tâm trạng tuyệt vọng ấy, anh đã nhận được từ những y, bác sỹ của Viện Quân y 108, 103 một tình thương rất lớn. Cùng với việc điều trị những vết thương, họ đã động viên, tâm tình với anh một cách rất chân thành. Nếu không có tình thương vô bờ bến ấy, thì “chỉ riêng sự tuyệt vọng cũng đủ quật đổ tôi rồi”.

Không còn tuyệt vọng, bi quan nữa, những vết thương lành dần, lòng ham sống trở nên mãnh liệt, Thoàn bắt đầu suy tính kế hoạch cho tương lai. Với thương tật như vậy, chắc chắn anh sẽ được Nhà nước nuôi trọn đời, vấn đề cơm áo sẽ không phải lo. Nhưng…lẽ nào lại tự biến mình thành cái túi để đựng cơm và cái giá để mắc áo? Phải làm một cái gì sau khi “trở lại với đời” chứ? Ý nghĩ ấy cứ trở đi trở lại trong anh.

Nhưng muốn làm gì thì làm, phải có sức khỏe, mà muốn có được sức khỏe trong hoàn cảnh của anh, thì phải chế ngự được những vết thương mỗi lần chúng tái phát (điều đó chắc chắn sẽ xảy ra). Nghĩ vậy, Thoàn bắt đầu rèn luyện sức khỏe, rồi quan sát, ghi chép cách mà những bác sỹ, y sỹ điều trị những vết thương cho anh và cho những đồng đội trong bệnh viện. Ngoài ghi chép, học hỏi một cách trực tiếp, anh còn mượn sách, mượn những tài liệu y học để đọc, tự trang bị cho mình những kiến thức cơ bản về y học, với mong muốn sau này sẽ tự điều trị được cho mình nếu mỗi lần những vết thương tái phát, càng ít phiền lụy đến người thân, đến bạn bè càng tốt.

Cứ thế, như “kiến tha lâu đầy tổ”, mấy năm nằm viện tưởng là mấy năm vô ích nhất, khó chịu nhất đối với một thương binh, nhưng bằng ý chí của mình, Đào Viết Thoàn đã biến thời gian đó thành hữu ích, anh đã có được những kiến thức y học cần thiết, nhất là kiến thức về bỏng và điều trị bỏng, để sau này, như một cơ duyên, nhờ có nó mà anh có thể giúp được nhiều người…

Trong những vết thương trên người Thoàn thì vết thương ở chân, dù đã được ghép da mấy lần, nhưng đều không thành, và bị hoại tử. Chính trong những ngày ấy, anh đã được nghe chuyện sư cụ Thích Đàm Lương, trụ trì chùa Trắng, có một bài thuốc bí truyền có tác dụng sinh cơ, nuôi thịt… Anh quyết định xin phép bệnh viện cho anh được tự tìm đến chùa gặp sư cụ. Được bệnh viện đồng ý, anh lập tức lên đường.

Sau một thời gian dài học tập, nắm vững cách chế thuốc và cách dùng thuốc để điều trị năm 1987, Đào Viết Thoàn xin về quê, khi sức khỏe đã mấy 93%, được xếp loại thương binh 1/4.

Sau khi bố trí chỗ ăn chỗ ở, sư cụ bắt tay ngay vào việc điều trị cho anh. Cảm giác đầu tiên của anh, khi được sư phụ đắp thứ thuốc đó vào vết thương, là rất mát, không xót, và khi thay băng, thì băng không hề dính vào vết thương, khác hẳn với những lần phải thay băng ở bệnh viện, mỗi lần thay là một lần đau đớn do băng, gạc dính chặt vào da thịt vùng bị thương. Chỉ vài ngày, vết thương đã thay đổi hẳn theo chiều hướng tốt. Anh nhận ra thứ thuốc kỳ diệu này có tác dụng hút các chất hoại tử trên vết thương ra ngoài một cách nhanh chóng, và kích thích các tế bào còn sống khiến chúng phát triển.

Chỉ sau mấy ngày, vết thương của anh đã hết lộ xương. Ý định học lấy bài thuốc này và cách điều trị bằng bài thuốc bắt đầu manh nha trong anh, nhưng ngay lập tức anh nhận thấy sự khó khăn: Đã là bài thuốc bí truyền, thì thường chỉ những người có cơ duyên, có “đạo cao đức trọng” lắm mới được truyền dạy. Hiểu sâu sắc cái gốc của y học chính là y đức, nên họ không dùng những bài thuốc đó như một phương tiện để làm giầu. Cứu người mới là mục đích của họ. Việc truyền dạy lại cho người sau càng khó khăn hơn.

Không phải chủ nhân của những bài thuốc đó giấu nghề, mà là vì họ chỉ chấp nhận truyền lại cho người thật xứng đáng, có thể nối được cái đức, cái tâm, cái chí của họ. Thật may cho Thoàn, một hôm sư cụ bảo anh:

- Thấy con là người có nghị lực, có đức, có tâm, thầy quyết định nhận con làm đệ tử, và truyền lại cho con bài thuốc đó. Con hãy gắng sức học hành, thì sau này, thầy có nhắm mắt cũng được yên lòng… (Còn nữa).

Xem thêm
Thái Nguyên thông qua nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã 2023-2025

Đây là 1 trong 10 nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội được thông qua tại Kỳ họp thứ 18 của HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026.

4,2 triệu Euro hỗ trợ nông dân ĐBSCL làm nông nghiệp sinh thái, thông minh

Trà Vinh Dự án được tài trợ bởi Liên minh Châu Âu và triển khai tại các tỉnh Đồng Tháp, Kiên Giang và Trà Vinh, với tổng vốn đầu tư 4,2 triệu Euro.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

42 mẫu cà phê vào chung kết cuộc thi Cà phê đặc sản Việt Nam

42 mẫu cà phê, gồm 24 mẫu cà phê robusta và 18 mẫu arabica lọt vào vòng chung kết cuộc thi cà phê đặc sản Việt Nam 2024.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm