| Hotline: 0983.970.780

Chuyện “ngân hàng niềm tin”

Thứ Ba 18/10/2011 , 12:15 (GMT+7)

Làng quê đang vỡ ra bởi vô số những vấn đề kiện cáo. Ở nhiều nơi, dân kéo lên tỉnh, lên Trung ương để kiện chứ thôn xã họ không còn tin lắm.

Xã, thôn không nghe thì chúng tôi biết kêu ai?
Làng quê đang vỡ ra bởi vô số những vấn đề kiện cáo. Ở nhiều nơi, dân kéo lên tỉnh, lên Trung ương để kiện chứ thôn xã họ không còn tin lắm.

>> Nhức nhối làng quê

Đừng bắt chúng tôi im lặng

Chiều thứ năm hàng tuần, vào những buổi tiếp dân, hàng trăm nông dân từ khắp các tỉnh thành tập trung ở nhiều ngả đường ở Hà Nội, trước những cơ quan Trung ương để kêu kiện. Thôi thì đủ loại kiện cáo, nhưng chung quy lại nhiều nhất vẫn là vấn đề kiện chính quyền địa phương, chính quyền cấp cơ sở sai phạm. 

Chẳng lẽ ngày càng có nhiều người mất niềm tin vào cán bộ thôn, xã, huyện, thậm chí là tỉnh đến thế sao? Tôi đem thắc mắc ấy tìm nhà văn Đình Kính, người vừa viết kịch bản bộ phim truyền hình ăn khách "Chủ tịch tỉnh" (đã phát sóng trên VTV1), người luôn trăn trở với nông thôn và khá tường tận với vấn đề “quan - dân” bây giờ.

 Bằng sự thẳng thắn, nhà văn đất Cảng kiến giải: "Khi các cấp chính quyền ở cơ sở làm mất lòng tin của người dân thì việc khiếu kiện vượt cấp là tất yếu. Nếu chính quyền cấp cơ sở công minh, chính trực, dân chủ, công tâm, và công khai, giải quyết mọi việc ở địa phương mình quản lý như tuyên ngôn: của dân, do dân và vì dân thì sẽ không còn tình trạng ấy. Việc khiếu kiện vượt cấp ngày càng nhiều, chứng tỏ lòng dân đang ngao ngán và giảm đến mức báo động lòng tin của người dân vào chính quyền cấp cơ sở. Nếu gọi chính quyền là ngân hàng niềm tin thì để ngân hàng không phá sản, rất cần nhiều niềm tin gửi vào đó".

Nếu lời nhà văn Đình Kính xem “ngân hàng niềm tin” là mấu chốt vấn đề thì ở các làng quê, niềm tin ấy có được gửi vào “ngân hàng” nữa không? Tôi gặp hai trong số hàng trăm người lên Hà Nội khi họ đang đứng đợi để đưa đơn. Một người tên là Nguyễn Văn Bình (60 tuổi), người khác tên Thân Văn Tuyển (70 tuổi), họ đều trú quán ở thôn My Điền (xã Hoàng Ninh, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang).

Họ sẵn sàng đưa mời nhà báo về quê với một lời khẩn cầu tha thiết: Nghe chúng tôi nói một lần, đừng bắt chúng tôi phải im lặng trước những sai phạm của chính quyền địa phương. Tôi đồ rằng những điều họ khiếu kiện chính quyền địa phương không phải không có cơ sở bởi chẳng gì thì ông Bình cũng từng là cán bộ thôn còn ông Tuyển là bộ đội kháng chiến về hưu. Chắc họ không lú lẫn đến mức dồn hết gia sản của mình đi kiện cán bộ địa phương mình mà nếu tính thời gian đã gần chục năm trời.

Thôn My Điền của hai người đàn ông đi kiện này nhìn từ bên ngoài tựa như phố. Nhà cao, ô tô, xe máy đời mới lượn rần rần. Vậy mà sau cánh cổng làng đồ sộ được xây dựng kiểu cổng chào này đầy rẫy những chuyện trái ngang. Dân ở nhà to nhưng bên trong trống rỗng, những vụ án động trời như con giết mẹ, chồng giết vợ xảy ra từ cái ngày bán hết đất lấy tiền đền bù. Nông dân than nghèo nhưng cán bộ thì giầu lắm. Họ than rằng có quan xã ở Hoàng Ninh ngày xưa chỉ là anh chạy máy xát bây giờ sắm được cả biệt thự, ô tô… mà chẳng biết tiền ấy ở đâu ra.

Ông Bình và ông Tuyển bắt đầu đi kiện từ năm 2003. Thời điểm mà My Điền phải nhường phần lớn diện tích đất nông nghiệp cho các dự án công nghiệp. Khởi nguồn của những vụ kiện tụng mà số người tham gia lúc nào cũng kéo thành từng đoàn. Ban đầu chỉ mấy ông cán bộ thôn tính khống đường bê tông, đất đai bà con bị ăn bớt. Tiếp đó là chuyện cán bộ xã ăn tiền đút lót, chia chác đất nông nghiệp đang lên giá ầm ầm để bán.

Dù là nông dân chân lấm tay bùn nhưng họ cũng đủ nhận thức để biết rằng: Thôn sai thì kêu xã, xã sai kêu huyện, huyện sai kêu tỉnh. Vậy mà khi họ thuê một chiếc ô tô lên huyện, lên tỉnh đều có chung một câu trả lời: Từ từ rồi tính. Năm lần bẩy lượt như thế, 40 người dân đại diện hơn 800 hộ dân chỉ còn nước kéo nhau đi Hà Nội. Họ đi nhiều đến nỗi bây giờ ông Bình thuộc đường Hà Nội như lòng bàn tay, còn đơn thư bà con chất chồng thành từng đống.

Gần chục năm, dân My Điền “nã” chính quyền thôn, xã ít nhất từ 5-7 vụ. Có vụ họ thắng, như năm ngoái ông Bình và bà con tố cáo 3 ông quan xã gồm: Chủ tịch Lương Xuân Hiền, địa chính Thân Văn Tuyên và thủ quỹ Nguyễn Văn Kưu khiến cả ba ông này bị công an điều tra tỉnh Bắc Giang kết luận: Ăn đút lót áo da, điện thoại, tham ô ngân sách và bị xử tù. Nhưng đó cũng là lần duy nhất dân My Điền cảm thấy thỏa mãn phần nào, mặc dù: “Gọi thỏa mãn tý thế thôi chứ có được lâu, dính vào vòng lao lý nhưng mấy ông quan xã ấy vẫn cứ nhơn nhơn nào có thấy tù tội gì đâu”, ông Bình ngao ngán.

Dân không đi bầu vẫn cứ có đủ số phiếu hợp lệ dù đội ngũ canh hòm phiếu cho thôn toàn mấy tay ghi đề “có số có má” ở làng.

Chẳng hạn cái đợt bầu trưởng thôn mới đây, ít nhất 40 người dân cầm phiếu về không thèm bỏ nhưng ông trưởng thôn mới vẫn trúng cử 100%. Những chuyện oái oăm như thế khiến số dân đi kiện như ông Bình uất ức lắm. Họ làm thơ rằng: Người dân tố cáo chính quyền/ Cán bộ tham nhũng có tiền không sao/ Cấp trên xử ý thế nào/ Hay chuyển công tác cho về là xong.

Hầu hết những tốp đi kiện ở My Điền bây giờ đã nản đi lại rồi. Họ thể hiện bất bình với chính quyền địa phương bằng cách chẳng thèm đi bỏ phiếu mỗi khi bầu bán chức này chức nọ. Nhưng rồi cách ấy cũng chẳng ăn thua.

 

 

Lời nói dối của người gần dân nhất

 

Cũng từ điểm tập trung dân kiện cáo ở Hà Nội, tôi gặp một nhóm phụ nữ quê ở thôn Phan Bôi, xã Dị Sử (huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên). Họ cứ băn khoăn mãi một câu hỏi mà tôi dám chắc rằng bất cứ ai nghe cũng khó cầm lòng: Chúng tôi là nông dân chỉ biết có ruộng đồng, nhà máy gây ô nhiễm khiến con cái chết dần chết mòn nên chỉ biết kêu ông trưởng thôn, ông chủ tịch xã. Nhưng kêu mãi mà họ chẳng chịu nghe, nghe họ cũng chẳng làm gì thì bây giờ dân biết kêu ai?

Hóa ra thôn Phan Bôi của những phụ nữ chân lấm tay bùn này có một cơ sở chế biến bình ắc quy chuyên xả bẩn. Số axít từ những bình ắc quy ấy thải ra môi trường từng khiến một phụ nữ phải sinh non khi thai nhi mới được 4 tháng. Hai gia đình trong số mấy chục hộ dân bị ảnh hưởng phải bỏ làng ra đi. Số axít xả ra ao làng của thôn từng khiến ông Lê Đình Hợp nằm 7 ngày 7 đêm liền ở trụ sở UBND xã để kêu chính quyền xử lý nhưng chẳng có ai tiếp cả.

Nhớ lại cái ngày mới phát hiện cơ sở kia xả chất axít ra ao làng, bà con kéo đến nhà trưởng thôn, rồi UBND xã, UBND huyện để kêu. Kêu mãi cuối cùng họ kết luận: Chính quyền thôn, xã bao che hết cả rồi, huyện thì ngập ngừng lắm. Giờ chỉ có kêu tỉnh, kêu Trung ương thôi. Hai năm trời đằng đẵng, bây giờ nhiều gia đình ở thôn Phan Bôi cho con đeo khẩu trang ngay cả khi đi ngủ nhưng xã vẫn từ chối trả lời còn ông trưởng thôn Nguyễn Hữu Hồng giúp tôi hiểu vì sao số dân đi kiện kia mất niềm tin vào chính quyền địa phương đến thế.

Ông Hồng tự nhận mình là người gần dân nhất, luôn lắng nghe nguyện vọng người dân, chuyện cơ sở xả axít ra ao làng kia người ta đã cam kết không làm nữa. Tôi thử hỏi tên chủ cơ sở, vị trưởng thôn còn khá trẻ này ái ngại: Thôi tốt nhất là không nên nêu tên người ta vì họ đã cam kết rồi. Xã và thôn đã kiểm tra rồi, đảm bảo họ không làm nữa.

Ở cách nhà trưởng thôn tầm 500 mét nhóm phụ nữ đi kiện vẫn đợi tôi bên ngoài cơ sở đang hoạt động ầm ầm. 20 công nhân làm hùng hục đến 5 giờ chiều có người đến mở cổng cho về. Cạnh đó, giếng khoan nhà bà Trâm sâu tầm 60 mét nhưng nước vẫn cứ thối. Ban đêm cả 4 người trong gia đình đều bịt khẩu trang đi ngủ.

Xem thêm
Thái Nguyên thông qua nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã 2023-2025

Đây là 1 trong 10 nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội được thông qua tại Kỳ họp thứ 18 của HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026.

Syngenta tập huấn kỹ thuật, sử dụng drone an toàn, hiệu quả tại ĐBSCL

Vĩnh Long Ngày 26/4, tại Vĩnh Long, Công ty TNHH Syngenta Việt Nam tổ chức tập huấn cho 230 người điều khiển máy bay phun thuốc BVTV, cách sử dụng an toàn và hiệu quả tại ĐBSCL.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Kỷ lục 120 món ăn chế biến từ sâm dây tại núi rừng Ngọc Linh

Tại núi rừng Ngọc Linh (huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum) đã chứng kiến các đầu bếp chế biến 120 món ăn từ sâm dây và được xác lập kỷ lục Việt Nam.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm