| Hotline: 0983.970.780

Thực hư khu vườn của con trai Bí thư Hải Dương

Thứ Năm 24/05/2012 , 19:12 (GMT+7)

Ông Bùi Thanh Tùng, con trai Bí thư tỉnh Hải Dương Bùi Thanh Quyến, cho biết, cây trồng trong vườn nhà ông không phải là gỗ sưa. Trước thông tin của dư luận về khu vườn triệu đô, ông Tùng khẳng định sẵn sàng giải trình với cơ quan chức năng khi có yêu cầu.

Ông Bùi Thanh Tùng, con trai Bí thư tỉnh Hải Dương Bùi Thanh Quyến, cho biết, cây trồng trong vườn nhà ông không phải là gỗ sưa. Trước thông tin của dư luận về khu vườn triệu đô, ông Tùng khẳng định sẵn sàng giải trình với cơ quan chức năng khi có yêu cầu.

>> Chiêm ngưỡng khối tài sản trên đất của gia đình Bí thư tỉnh ủy Hải Dương

Khu nhà vườn rộng hơn 4.000 m2 của con trai Bí thư Hải Dương Bùi Thanh Tùng tại thôn Đông Tân, xã Ninh Thành (Ninh Giang - Hải Dương) đang thu hút sự chú ý của dư luận thời gian gần đây khi có nhiều cây và đá phong thuỷ quý hiếm. Đặc biệt, một số cây hiện được trồng trong khu vườn được cho là cây gỗ sưa có giá hàng chục tỷ đồng.

Theo tìm hiểu của PV Dân trí, khu nhà vườn triệu đô mà người dân truyền tai nhau được xây dựng gần sát với khu đồng ruộng. Trước đó khu đất ruộng thuộc sở hữu của 4 hộ gia đình trong thôn; sau đó được ông Tùng mua lại. 

Khu vườn cây cảnh, đá quý của con trai Bí thư tỉnh Hải Dương. 

Tháng 7/2011, ông Nguyễn Xuân Thuấn - Chủ tịch UBND huyện Ninh Giang - đã ký giấy chứng nhận quyền sử dụng đất diện tích 4.152 m2 tại thôn Đông Tân, xã Ninh Thành mang tên ông Bùi Thanh Tùng.

Bắt đầu từ cuối năm 2011 cho đến thời điểm này (tháng 5/2012), ông Tùng tiến hành cho vận chuyển cây quý, đá cảnh và vật liệu xây dựng để thực hiện dự án xây dựng nhà vườn rất "hoành tráng".

Đi qua hai bên cánh đồng trên đoạn đường nhựa thôn Đông Tân, ngay đầu làng, chúng tôi chứng kiến cảnh người xe vào ra vận chuyển các vật dụng phục vụ cho việc xây dựng nhà vườn rất tấp nập và quy mô. Người dân trong thôn cho biết, gia đình ông Quyến (Bí thư Tỉnh ủy Bùi Thanh Quyến, bố đẻ ông Bùi Thanh Tùng - PV) tiến hành xây dựng khu vườn từ năm ngoái, diện tích đất vườn hiện nay đã được người nhà ông Quyến mua lại từ khu đất vùng trũng của các hộ trồng đất lúa một vụ.

 
Cây lâu năm (to, bên trái ảnh) được dư luận đồn đoán là cây sưa già

Việc ông Tùng đầu tư xây dựng ở khu đất này, người dân trong làng đều biết, nhưng việc cây trong vườn có phải là gỗ sưa không thì những người nông dân nơi đây không rành. “Các anh muốn hỏi là đá quý gì, gỗ gì thì lên xã, lên huyện mà hỏi!”, một người dân nói.

Tại buổi làm việc với PV Dân trí, ông Thuấn - Chủ tịch UBND huyện Ninh Giang - cho biết: “UBND huyện đã cấp “sổ đỏ” cho diện tích đất 4.152 m2 tại thôn Đông Tân mang tên Bùi Thanh Tùng. Tôi khẳng định việc này vì chính tay tôi ký cấp mang tên anh Tùng vào tháng 7/2011 chứ không hề có cái tên nào là của ông Bùi Thanh Quyến trên diện tích đất ấy cả”.

Theo ông Thuấn, trong sổ đỏ có ghi diện tích đất thổ cư là 500m2 dùng cho việc xây nhà. "Mà ngôi nhà anh Tùng xây trên khu đất cũng chưa đến 500m2. Diện tích đất còn lại được chúng tôi cấp để trồng cây lâu năm", ông Thuấn nói. Khi PV đề nghị được cho xem bản lưu sổ đỏ tại UBND huyện thì ông Thuấn lại hẹn để dịp khác (?!).

Về thông tin có cây gỗ sưa cạnh hòn đá non bộ cao chừng 2m được trồng ở góc vườn nhà ông Tùng, ông Thuấn cho rằng ông không biết vì chưa đến khu nhà vườn lần nào. “Tôi chỉ nghe nói là có cây quý hay cây sưa gì đó, nhưng chúng tôi không đủ thẩm quyền thẩm định mà phải là cơ quan kiểm lâm vào cuộc thì mới rõ thực hư” - ông Thuấn cho hay.

 
Hàng loạt cây quý lâu năm bên trong khu vườn triệu đô.

Tìm hiểu về lịch sử của diện tích 4.152 m2 đất ông Tùng đứng tên, chúng tôi được ông Vũ Thành Lượng - Chủ tịch UBND xã Ninh Thành - chia sẻ: “Khu nhà vườn dư luận đồn thổi có nguồn gốc từ đất trũng một lúa, phía trước ngôi chùa làng có tên Mỗ Đàn. Trên diện tích đất này trước đó có nhiều hộ canh tác. Đến năm 2003, các hộ làm đề nghị trình lên xã xin chuyển đổi mục đích sử dụng để đào ao, thả cá. Cách đây khoảng 2 năm, anh Tùng con trai ông Quyến mua lại và làm thủ tục trình lên huyện để được cấp sổ đỏ”. 

Liên quan đến việc ông Bùi Thanh Tùng tiến hành mua đất để xây nhà và trồng cây cảnh lâu năm quý hiếm, Huyện uỷ - UBND huyện Ninh Giang đã chỉ đạo các đơn vị liên quan về thôn Đông Tân, xã Ninh Thành để tìm hiểu thực hư sự việc. 

Về câu hỏi, khi tiến hành xây dựng, chủ đầu tư nhà vườn có báo cáo lên xã và cơ quan chức năng của huyện về việc tiến hành xây dựng nhà vườn và xin cấp phép theo quy định?, ông Lượng nói: “Tính cho đến thời điểm này, toàn xã Ninh Thành chưa hề có một nhà nào, hộ nào được cấp phép xây dựng mà cũng chẳng có người nào đến xã làm đề nghị xin phép xây dựng công trình cả”.  

Nói về khu nhà và vườn cây có giá trị hàng triệu đô, chủ nhân đứng tên khu đất là ông Bùi Thanh Tùng cho biết: “Cây trồng trong vườn nhà không phải là gỗ sưa, nếu không tin thì cứ mời cơ quan thẩm định về kiểm tra sẽ rõ thực hư”.

Theo lời ông Tùng, số cây trồng trong vườn nhà ông không phải là cây gỗ sưa như đồn đoán mà là một loại cây khác có tên là cây hương vườn. Ông Tùng cũng nói ông đang làm việc tại Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Hải Dương, việc đầu tư xây dựng nhà vườn là việc làm của cá nhân ông, không liên quan gì đến người bố đang làm Bí thư Tỉnh uỷ. Trước đồn đoán về việc ông tiêu xài "rộng tay", mua xe sang, sắm nhà to và sưu tầm cây gỗ quý hàng trăm năm tuổi, ông Tùng nói sẽ giải trình báo cáo cụ thể sự việc khi cơ quan chức năng hay tổ chức Đảng yêu cầu.

Theo Dân trí

Xem thêm
4,2 triệu Euro hỗ trợ nông dân ĐBSCL làm nông nghiệp sinh thái, thông minh

Trà Vinh Dự án được tài trợ bởi Liên minh Châu Âu và triển khai tại các tỉnh Đồng Tháp, Kiên Giang và Trà Vinh, với tổng vốn đầu tư 4,2 triệu Euro.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Chuyện làm du lịch ở miền núi Phú Thọ: [Bài 1] Đồi chè Long Cốc, nàng tiên không ban cho dân được mấy tiền

'Không mấy ai nhìn ra giá trị của rừng Xuân Sơn, Tân Sơn nên bỏ lỡ cơ hội phát triển du lịch', TS. Ngô Kiều Oanh tiếc rẻ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm