1. Thế hệ máy bay “nhân bản” thời Liên Xô
Máy bay Nanchang Q-5 |
Từ những năm 50 ở thế kỷ trước Moscow đã chuyển giao nhiều công nghệ, gồm xe tăng và máy bay phản lực cho Bắc Kinh, vì vậy TQ đã sớm học được công nghệ này. Tiêu biểu có J-6, một dòng máy bay siêu âm đầu tiên của Trung Quốc có nguồn gốc từ máy bay MiG-19 của Liên Xô.
Hiện Trung Quốc đã chế tạo hàng ngàn chiếc J-6, nhưng chỉ một số ít đã nghỉ hưu, khoảng 150 thuộc phiên bản tấn công mặt đất, trong số này có cả máy bay Nanchang Q-5 vẫn đang được sử dụng. Từ giữa năm 1978 đến 2013, Trung Quốc đã cho ra đời nhiều dòng máy bay mới như J-7G được đưa ra giới thiệu vào năm 2004, cho phép Trung Quốc duy trì một lực lượng lớn các phi công và nhân viên đã được đào tạo có việc làm để chờ đến khi các thiết kế mới được đưa vào sử dụng.
2. Máy bay B-52 của Trung Quốc
Máy bay Xi’an H-6 của TQ copy từ máy bay Tu-16 Badger của Nga |
Một sản phẩm nhân bản khác thời Xô-viết của TQ là Tây An H-6 (Xi’an H-6), máy bay ném bom chiến lược động cơ kép được chôm thiết kế từ Tu-16 Badger đầu những năm 50. Mặc dù ít có khả năng hơn so với máy bay ném bom B-52 của Mỹ hoặc Tu-95 Bear của Nga, nhưng H-6K của TQ cũng được xếp vào chiếu các loại máy bay ném bom tầm xa, mang tên lửa hạng nặng và bắn trúng mục tiêu trên biển lẫn đất liền ở cự ly 4.000 dặm (6.000 km) từ lãnh thổ Trung Quốc mà không xâm nhập vào hàng rào phòng không của đối phương. Nghe đồn, hãng Tây An hiện đang phát triển loại máy bay ném bom chiến lược mới có tên H-20.
3. Copy hàng loạt máy bay Sukhoi Su-27
Máy bay J-10 của TQ |
Sau khi Liên Xô tan rã, Bắc Kinh gõ cửa để mua một lô máy bay chiến đấu Sukhoi Su-27 hiện đại, động cơ kép để đối phó với F-15 Eagle của Mỹ dưới dạng máy bay láp ráp, lõi là Su-27 còn bề ngoài là máy bay chiến đấu hiện đại của Trung Quốc nhờ mua được giấy phép để lắp ráp, sản phẩm của TQ mang tên Thẩm Dương J-11, J-11B và D.
Moscow cảm thấy như bị hố, nhưng vẫn bán 76 biến thể tấn công mặt đất và hạm đội hiện đại Su-30MKK và Su-30MK2 cho TQ. Nhờ thiết kế này, Trung Quốc đã chế tạo ra hàng loạt chiến đấu cơ như Shenyang J-15 Flying Shark, một loại tiêm kích dựa trên Su-33 của Nga mua từ Ukraina. Hay gần đây Trung Quốc còn liên tiếp trình làng nhiều mẫu máy bay mới như J-11B/BS/BH/D, J-15, J-16... mà thực chất là copy từ các dòng máy bay Su-27/30/33 của Nga.
4. Máy bay chiến đấu tàng hình
Máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ thứ 5 Chengdu J-20 của TQ |
Trong khoảng thời gian ngắn, Trung Quốc đã phát triển hai thiết kế máy bay chiến đấu tàng hình. Hai mươi chiếc J-20 đã được biên chế cho không quân vào năm 2017. Không giống như F-22 Raptor hay F-35 Lightning một động cơ đơn, J-20 mang hai động cơ nên tốc độ, phạm vi, và vũ khí hạng nặng, phụ tải cũng được tối ưu hóa.
J-20 phù hợp với các cuộc tấn công bất ngờ trên đất liền và trên biển mặc dù còn nhiều nhược điểm, nhất là radar phía sau quá lớn. Hiện tại, J-31 đang được biên chế cho các tàu sân bay Type 002, và để xuất khẩu nhằm cạnh tranh với F-35 về giá cả, song khách hàng hiện cũng đang nghi ngờ về độ tin cậy của các loại máy bay này của TQ.
5. Tương lai của không quân TQ
Phi công máy bay J-10 của Trung Quốc |
Khoảng 33% máy bay chiến đấu của không quân Quân giải phóng ND Trung Quốc (PLAAF) và không quân Hải quân (PLANAF) là máy bay tiêm kích thế hệ thứ hai, có tính năng tác chiến hạn chế nếu đối mặt với các đối thủ ngang hàng. 28% còn lại bao gồm các máy bay ném bom chiến lược và có thiết kế thế hệ thứ ba. Cuối cùng, 38% là máy bay chiến đấu thế hệ thứ tư, ngang hàng như F-15 và F-16, còn 1% là chiến đấu cơ tàng hình.
Tuy nhiên, số lượng và khả năng kỹ thuật của các loại máy bay chỉ là một nửa câu chuyện. Nửa còn lại là yếu tố con người, đào tạo, tổ chức, và các dịch vụ hỗ trợ, từ vệ tinh cho đến nạp nhiên liệu, radar trên mặt đất, và các tiền đồn cung cấp hoa tiêu, mệnh lệnh.
Trung Quốc có máy bay và tên lửa để săn các tàu sân bay trong khi đó học thuyết và kinh nghiệm để liên kết các yếu tố này tạo ra một “liên hợp” đủ mạnh dùng trong chiến tranh thì lại khập khiễng. Theo một báo cáo của Mỹ mang tên Rand công bố năm 2016, không quân Trung Quốc hiện đang phải gồng mình để đối phó với tình trạng thiếu kinh nghiệm kiện thực tế và phát triển kinh nghiệm trong các hoạt động kết hợp giữa các lực lượng hải quân PLAAF và PLANAF.
Vì sự bất hợp lý này, Bắc Kinh dường như không vội vã thay thế toàn bộ các máy bay phản lực cũ bằng thế hệ máy bay mới, các vụ mua sắm, chế tạo mới đều chờ đến khi những yếu điểm này được khắc phục, đặc biệt là các loại chiến đấu cơ thế hệ thứ tư và máy bay tàng hình.