| Hotline: 0983.970.780

Biến đổi cấu trúc xã hội nông thôn Hải Dương trong triển khai xây dựng NTM

Thứ Hai 29/05/2017 , 08:46 (GMT+7)

Quá trình biến đổi mức sống diễn ra đồng thời theo hai xu hướng cơ bản là nâng cao mức sống và phân tầng mức sống giữa các hộ gia đình.

Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) trên địa bàn tỉnh Hải Dương đã làm thay đổi bộ mặt của nông thôn theo hướng hiện đại, kinh tế nông thôn có nhiều khởi sắc. Đến hết năm 2016, toàn tỉnh đã có 95 xã đạt chuẩn NTM.

Làng quê thay đổi mạnh mẽ trong và sau quá trình xây dựng NTM

Tỉnh Hải Dương có số nhân khẩu bình quân 1 hộ cao hơn một chút so với bình quân cả nước. Số lao động trên 15 tuổi chiếm tỷ lệ 81,4% so với tổng số thành viên trong một hộ gia đình (3,16/3,88). Cấu trúc xã hội - tôn giáo ở nông thôn tỉnh Hải Dương chưa xuất hiện những cộng đồng dân tộc, tôn giáo mới.

Từ năm 2010 - 2016, tỷ trọng lao động nông nghiệp giảm từ 76,2% xuống 65,7%; tỷ trọng lao động công nghiệp - xây dựng từ 9,1% tăng lên 15% và đối với dịch vụ tăng từ 5,2% lên 6,3%. Sau 5 năm thực hiện chương trình xây dựng NTM, chuyển dịch cấu trúc nghề nghiệp chủ yếu theo hướng làm nông nghiệp kiêm nghề khác hoặc phi nông nghiệp. Ngành nông nghiệp hướng cho người dân nông thôn mở rộng sản xuất, áp dụng tiến bộ KHKT vào sản xuất nông nghiệp nhằm nâng cao thu nhập, đồng thời ngăn chặn tình trạng nông dân bỏ ruộng, bỏ nông nghiệp.

Quá trình biến đổi mức sống diễn ra đồng thời theo hai xu hướng cơ bản là nâng cao mức sống và phân tầng mức sống giữa các hộ gia đình. Thu nhập và mức sống của người dân nông thôn được nâng lên, tỷ lệ hộ nghèo giảm. Sự biến đổi cấu trúc xã hội ở khu vực nông thôn không chỉ dẫn đến sự phân hóa giàu - nghèo, mà còn dẫn tới sự thay đổi về văn hóa, lối sống, thay đổi hệ giá trị cuộc sống ở khu vực nông thôn. Nông thôn mới đã đem lại đời sống văn hoá nông thôn đa dạng, phong phú hơn.

Một mặt người ta khôi phục vốn cổ dân tộc, tôn tạo lại các đình chùa, tổ chức lại các lễ hội truyền thống; mặt khác, du nhập nhiều hơn các phương tiện truyền thông, nghe nhìn hiện đại như tivi, điện thoại, máy tính… và qua đó du nhập dần tri thức, thông tin, văn hoá nghệ thuật hiện đại. Hai xu hướng này đang cạnh tranh nhau trong định hướng giá trị mới.

Xu hướng thứ nhất đề cao giá trị mới trọng giàu, trọng tiền và xu hướng thứ hai vẫn tiếp tục đề cao các giá trị truyền thống (trọng đạo đức, trọng tình nghĩa, trọng người già…) và các giá trị cách mạng (trọng lãnh tụ, trọng cán bộ). Xu hướng thứ ba cũng đang hình thành và phát triển đó là hỗn dung các giá trị văn hoá, văn minh, tiếp tục đề cao giá trị mới (trọng tiền, trọng giàu, trọng văn minh hiện đại) song không hạ thấp các giá trị truyền thống và cách mạng.

Muốn thế phải cải biên truyền thống, đổi mới suy nghĩ để thích nghi với xã hội văn minh hiện đại, mặt khác phải lựa chọn cấu trúc văn minh hiện đại sao cho phù hợp với cốt cách và điều kiện xã hội nông thôn tỉnh Hải Dương.

Cấu trúc xã hội - dân số khu vực nông thôn sẽ có sự biến động: già hóa tăng nhanh, mất cân bằng giới tính, gia đình hạt nhân quy mô nhỏ gia tăng, tính ổn định bền vững của gia đình suy giảm. Tỷ trọng lao động trong sản xuất nông nghiệp có xu hướng giảm, tỷ trọng lao động trong các ngành nghề lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ tăng lên.

Nông thôn Hải Dương sẽ gia tăng ngành nghề dịch vụ cho sản xuất nông nghiệp. Tính thuần nhất của cư dân sống ở khu vực nông thôn Hải Dương suy giảm nhanh, gia tăng tính đa dạng giai tầng xã hội.

Trong 10 năm tới, phân hóa giàu nghèo trong cư dân khu vực nông thôn Hải Dương ngày càng doãng ra. Sẽ xuất hiện nhiều hộ gia đình trung lưu (khá giả), tạo nền tảng cho việc hình thành tầng lớp xã hội trung lưu ở khu vực nông thôn, sẽ xuất hiện nhiều hộ gia đình rơi vào nhóm xã hội yếu thế, cần sự hỗ trợ, trợ giúp xã hội.

Khu vực nông thôn Hải Dương sẽ diễn ra quá trình biến động lối sống xã hội; sai lệch xã hội gia tăng về số lượng, mức độ và tính chất. Mức độ, tính chất quan hệ trong gia đình ở nông thôn Hải Dương có xu hướng lỏng dần, khả năng kiểm soát của gia đình đối với hành vi các thành viên suy giảm. Không gian văn hóa làng có sự biến động mạnh theo hướng vừa bảo tồn, vừa cải biến phù hợp với nền kinh tế thị trường, đẩy mạnh CNh- HĐH, hội nhập quốc tế trong xu thế toàn cầu hóa.

Nghiên cứu về biến đổi cấu trúc xã hội góp phần làm rõ hai mặt: một mặt là biến đổi xã hội phụ thuộc vào biến đổi kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, lao động, việc làm và cơ sở hạ tầng ở nông thôn. Biến đổi cấu trúc xã hội, ví dụ biến đổi hôn nhân, gia đình và hệ giá trị xã hội ở nông thôn có tác động trở lại đối với biến đổi kinh tế theo nhiều cách thậm chí trái ngược nhau như thúc đẩy hoạt động kinh tế này nhưng lại kiềm chế hoạt động kinh tế khác.

Kết quả nghiên cứu sẽ góp phần tổng kết thực tiễn và gợi mở ra những vấn đề mới cần kịp thời giải quyết.

 

Xem thêm
Hỗ trợ phát triển cho đồng bào dân tộc và hộ nghèo ở Hà Nội

Nội dung thực hiện theo chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi và chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững.

Thạc sĩ kinh tế đối ngoại nghỉ việc về quê trồng rau sạch

Mỗi năm chị Dung thu nhập khoảng 500 triệu đồng từ tiền bán rau thủy canh. Đây cũng là mô hình trồng rau thủy canh thương mại đầu tiên tại Thanh Hóa.

Trưng bày các sản phẩm OCOP tại Hội Báo toàn quốc

Quảng Bình mở một gian trưng bày, giới thiệu và bán các sản phẩm OCOP tại Hội Báo toàn quốc 2024.