| Hotline: 0983.970.780

Bố mẹ đi làm ăn xa, con ở nhà dính vào tệ nạn xã hội

Thứ Năm 26/05/2016 , 14:30 (GMT+7)

Xã có 1.700 hộ thì 1/3 dân số sống bằng nghề trồng dưa hấu tha hương. Mỗi năm 3 vụ, thời gian 2-3 tháng/vụ. Có gia đình thì đi cả vợ lẫn cả chồng, con cái gửi cho ông bà. Có gia đình, một mình chồng, vợ ở nhà chăm lo con cái. 

Dân Quảng Ngãi “hành phương Nam” có hai nghề mưu sinh là bán vé số và mì gõ. Còn loanh quanh miền Trung thì dễ nhận ra họ với tấm bảng mang trên vai, lủng lẳng ví da, kính mát. Nhưng gần đây người dân có những nghề trồng dưa hấu.

Tha hương trồng dưa hấu

Ông Phạm Văn Hùng, Bí thư Đảng ủy xã Bình Chương, huyện Bình Sơn cho biết, xã có 1.700 hộ thì 1/3 dân số sống bằng nghề trồng dưa hấu tha hương. Mỗi năm 3 vụ, thời gian 2-3 tháng/vụ. Có gia đình thì đi cả vợ lẫn cả chồng, con cái gửi cho ông bà. Có gia đình, một mình chồng, vợ ở nhà chăm lo con cái. Nghề trồng dưa đã hình thành cách đây 10 năm. Cũng vì thế, cuộc sống xa đình chia cắt triền miền.

Xã Bình Chương là vùng gần núi, diện tích đất trồng lúa ít ỏi. Những năm về trước, người dân trồng cây mía nhưng giá mía thấp, trồng bán không đủ vốn, do đó nhiều người chuyển qua trồng dưa và trúng lớn. Thế là cả xã ồn ào vì dưa. Đất làm lúa ít, đất rừng không trồng được, họ tứ tán tha phương thuê đất trồng dưa.

Tôi phân vân: Thế không có cách gì níu chân người dân ở quê mưu sinh được à? Ông Hùng đáp: Không thể, dân số đông, đất đai ít, nếu bám vào thì không có tiền cho con cái ăn học. Ở mỗi gia đình vài sào lúa thì nay cày bừa, gặt hái đều thuê máy. Cả xã vụ mùa đến chỉ tuần lễ đã xong sạch. Hiện có một số hộ dân trồng cỏ nuôi bò nhưng gia đình nào nhiều vài sào cỏ, nuôi dăm con bò. Số ấy chỉ cần 1-2 người là đủ.

“Mỗi năm làm lúa thu nhập chẳng đáng là bao, nguồn lúa chỉ đủ ăn trong gia đình, khoản tiêu pha, tiền cho con cái học hành không có. Do đó, buộc bà con phải ly hương, mỗi vụ dưa trúng có người thu cả trăm triệu đồng”, ông Hùng cho hay.

Ông Phạm Văn Thanh ở thôn An Điềm 2 từ đầu năm đến nay chưa về nhà thăm nhà. Năm nay dưa hấu được mùa, được giá nên ông cùng vợ vào Phú Yên thuê đất trồng trồng dưa. Vợ chồng ông để lại căn nhà cho 3 người con tự chăm sóc lẫn nhau, đứa lớn quán xuyến mọi việc trong gia đình.

Đứa lớn nhà ông Thanh tâm sự: "Ở xóm này không chỉ 3 anh em cháu mà nhiều nhà cũng vậy. Chị em tự chăm sóc bản thân, chúng cháu quen rồi".

Đáng thương hơn là hoàn cảnh của anh Cù Văn Thương, thôn An Điềm 1, vợ chồng ly dị, anh nuôi người con trai. Cứ đến mùa dưa, anh khăn gói lên đường mướn đất trồng, đứa con trai gửi lại cho người chị Cù Thị Hồng chăm sóc. Đeo đuổi cây dưa, năm được giá thu lãi nhiều nhưng có năm thua lỗ nặng, trong khi bám mấy sào ruộng chỉ đủ ăn, do đó anh phải chấp nhận cảnh cha con ly tán.

“Hơn 7 năm nay tôi rong ruổi nhiều vùng đất trồng dưa, từng ấy thời gian xa con cái. Nó lớn khôn trông chờ vào người chị chăm sóc, vụ nào trúng thì gửi cho chị ít tiền, vụ nào thu lỗ thì ăn bám. Gắn với nghiệp trồng dưa, giờ không dứt bỏ được nữa”, anh Thương chia sẻ.

Vừa kết thúc vụ dưa ở Phú Yên, anh về sông Trà Khúc, TP Quảng Ngãi thuê đất trồng vụ tiếp theo. Mặc dù giá thuê đất cao gấp nhiều lần nhưng anh chấp nhận, bởi về đây cách quê chừng 20 km, mỗi khi có người trông hộ ruộng dưa, anh về thăm con.

“Mẹ rời nó khi còn nhỏ, thằng cu thiếu thốn nhiều thứ lắm. Thiếu thốn tình cảm mẹ đã đành, lâu lâu mới gặp ba một lần cũng thương nó lắm. Vài hôm nữa, nó nghỉ hè, đón nó xuống ở cùng để ba con được gần nhau”, anh Thương tâm sự.

Đảo quanh ngôi chợ Bình Chương, bắt gặp toàn người già đi chợ, những người trẻ tuổi có mặt tại đây rất hiếm. Ruộng đồng sắp vào vụ thì chỉ có người già ra đồng. Đám thanh niên, phụ nữ trẻ tuổi vắng bóng.

Bà Phạm Thị Dong, thôn Bình Nam cho hay, vợ chồng ông bà có hai người con trai tha hương trồng dưa. Đã 6 năm liền hai người mướn đất ở Đăk Lăk hành nghề. Mỗi năm chúng chỉ về nhà được vài lần rồi lẫn đi mất. Hơn 4 sào đất ông bà trồng lúa, phần để hai ông bà ăn, phần lâu lâu con về mang đi.

Mẹ ơi, con cực quá!

Xã Phổ Cường, huyện Đức Phổ chiếm vị trí “quán quân” đi Sài Gòn kiếm sống từ hơn 10 năm qua ở Quảng Ngãi. Ông Lê Đức Thiện, Chủ tịch UBND xã nói: “Hơn 3.500/16.000 dân Phổ Cường đi Sài Gòn bán hủ tiếu. Tôi làm trưởng công an xã 16 năm, lạ gì chuyện thanh thiếu niên có cha mẹ đi xa gửi tiền về ăn tiêu, bỏ học, ăn nhậu, đánh nhau, trộm cắp, lập băng nhóm. Dính vào tệ nạn xã hội hiện có hơn 20 em tuổi từ 15-23. Đi làm ăn xa, thương con gửi tiền về, nó phỉnh cha mẹ là nộp phí nhưng lại ra quán rượu chè hút xách”.

10-11-19_nh-2
Hai cha con anh Cù Văn Thương đoàn tụ

Chị Huỳnh Thị Tần, thôn Nga Mân Lần vừa về quê gặt lúa. Chị bảo, đến dịp lại vào Sài Gòn bán hủ tiếu, xa gia đình khổ lắm. Bé Trần Thị Hoài Hương đang học lớp 12, thì có thâm niên 10 năm xa mẹ. Ở vùng đất hứa, chị cùng chồng phải vào thuê trọ ở phường 13, quận 6 bán hủ tiếu.

“Ở đây làm lúa, tiền đâu đủ cho con ăn học, tôi phải ra đi vì tương lai con cái thôi. Mười năm vợ chồng tôi đi Sài Gòn, hai anh em ở tự chăm nhau. Anh trai đã ra trường đi làm. Con bé đi học về phải nấu ăn ngày ba bữa cho anh đi làm về có cơm mà ăn, thương đứt ruột, nhưng phận nghèo, con cái thông cảm cho mẹ chứ biết làm sao”, chị kể.

Tôi hỏi bé Thương: “Lớp con học nhiều bạn xa ba mẹ không?”. Bé đáp: “Dạ nhiều, chủ yếu các bạn ở vùng biển, con gái thì ngoan hơn, con trai hay bỏ tiết để chơi”. Chị Tần chen vào: Nhiều lần nó nói mẹ ơi con cực quá, đi học về đói xỉu không có chi ăn nhưng phải nấu cơm, đêm nằm nhớ mẹ khóc miết, tôi muốn bỏ hết việc chạy về, nhưng không được. Mình chồng tôi bán mỗi đêm lời chừng 300 ngàn, có tôi là được thêm vài trăm ngàn. Tôi dặn các con mua mì tôm để sẵn trong nhà, khi nào đói thì lấy ăn.

Chị Tần cho hay, chắc vài hôm gieo sạ xong mấy sào ruộng, chị tiếp tục quay lại Sài Gòn. “Một năm chỉ quay về thăm con được mấy lần, nhiều đêm hôm những tiếng khóc kêu nhớ mẹ, những đứa trẻ sinh ra và lớn lên không biết đến hơi ấm của mẹ là gì buồn lắm. Bọn chúng lớn lên không có ký ức trẻ thơ về ba mẹ với bao nâng niu yêu thương lẫn những lần roi vọt để nên người. Chúng lớn lên lớn trong cảnh một năm gặp ba mẹ được vài lần, nhưng đành chấp nhận thôi”, chị Tần thở dài.

Ông Võ Việt Chính, Chủ tịch Hội Nông dân Quảng Ngãi cho biết: Trong những năm qua, Hội Nông dân tăng cường đạo nghề, các ban ngành tích cực đề nghị tỉnh xây dựng đề án đào tạo nghề cho nông dân.

Riêng Hội Nông dân tín chấp cho trên 70.000 thành viên vay vốn Ngân hàng Nông nghiệp trên 926 tỷ đồng; Ngân hàng Chính sách 884 tỷ đồng và quỹ hỗ trợ nông dân hơn 10 tỷ đồng.

Muốn phát triển ngành nghề tại địa phương cần hình thành tổ hợp tác, thu mua hết lại, đem hàng liên hệ đi bán. Việc hình thành như vậy mới giải quyết được. Việc này, chính quyền xã phải đứng ra giúp nông dân.

Tôi đề nghị Chính phủ nên có một đề án tổng thể sà soát những nông dân mất đất, tiến hành phân loại lao động theo độ tuổi đào tạo nghề tại chỗ để níu chân họ.

Phát triển những ngành nghề mới, định hướng cho việc tiêu thụ sản phẩm để giúp bà con có thu nhập. Để giảm sự dồn ép cho các đô thị lớn quá tải về mặt trật xã hội, giao thông cũng như chính sách xã hội khác.

 

Xem thêm
Thái Nguyên thông qua nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã 2023-2025

Đây là 1 trong 10 nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội được thông qua tại Kỳ họp thứ 18 của HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026.

4,2 triệu Euro hỗ trợ nông dân ĐBSCL làm nông nghiệp sinh thái, thông minh

Trà Vinh Dự án được tài trợ bởi Liên minh Châu Âu và triển khai tại các tỉnh Đồng Tháp, Kiên Giang và Trà Vinh, với tổng vốn đầu tư 4,2 triệu Euro.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

42 mẫu cà phê vào chung kết cuộc thi Cà phê đặc sản Việt Nam

42 mẫu cà phê, gồm 24 mẫu cà phê robusta và 18 mẫu arabica lọt vào vòng chung kết cuộc thi cà phê đặc sản Việt Nam 2024.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm