| Hotline: 0983.970.780

Cảm động tấm lòng một tàu đắm, cả làng chài Mỹ Á đau

Thứ Sáu 08/12/2017 , 14:30 (GMT+7)

Đó là câu chuyện nghĩa tình ở làng chài Mỹ Á thuộc huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi. Ngày thường, hàng ngàn ngư dân vượt qua cửa biển cạnh ngọn núi Một để đi khắp Hoàng Sa, Trường Sa, nhưng khi có sự cố trên biển thì cả làng chụm lại như một bó đũa, trước sau như một.

Ngư dân các cửa biển khác đặt câu hỏi, vì sao có tàu ở Mỹ Á đánh bắt thành công đến mức chia phần bạn được 200 triệu đồng/năm. Câu trả lời là “đoàn kết”.
 

Thăm "nóng", hỗ trợ "nguội"

Tại bến cá cửa biển Mỹ Á, nhiều phụ nữ nhắc chuyện gia đình không có tàu, nhưng cũng xin được đóng góp hỗ trợ ngư dân bị nạn. Tại 3 thôn Bàng An, Phàn Thất và Hải Ninh, các cán bộ nghiệp đoàn nghề cá Phổ Quang tranh thủ kết thúc đợt vận động. Còn ngư dân Nguyễn Văn Tư, chủ tàu cá QNg 98783 TS cũng sốt sắng trước tình cảnh buồn lòng. Vì một năm trước, tàu của anh bị sóng lớn đánh kẹt vào mom đá. Ngư dân đã đưa 7 con tàu công suất lớn xông ra kéo được tàu bị vỡ hông vào bến. Cả làng hỗ trợ cho anh Tư gần 100 triệu đồng để sửa chữa tàu. Cầm số tiền này anh Tư cảm thấy rơi nước mắt và nghĩ đến việc ráng sống cho phải đạo.

“Câu chuyện buồn” đang được ngư dân Mỹ Á nhắc thường xuyên, dù đã trôi qua nửa tháng, đó là vào ngày 23/11, tàu cá QNg 98016 TS của ngư dân Trần Công Trứ bị chìm tại cửa biển, ngư dân Nguyễn Cao Nguyên đi bạn trên tàu bị tử nạn. Theo quy chế của nghiệp đoàn, gia đình chủ tàu bị nạn được thăm hỏi và hỗ trợ 5 triệu đồng, ngư dân bị tử nạn được hỗ trợ 3 triệu đồng. Sau khi xong thủ tục “hỗ trợ nóng”, nghiệp đoàn bắt đầu phát động các đoàn viên trong nghiệp đoàn tùy tâm ủng hộ cho các gia đình bị nạn.

14-49-33_2_tro_tien_cho_ngu_dn
Ông Trần Nổi, Chủ tịch Nghiệp đoàn xã Phổ Quang (bên phải) cùng Ban Chấp hành trao 40 triệu cho anh Trần Công Trứ có tàu bị chìm

Buổi trưa, tại nhà ông Trần Nổi, Ban chấp hành Nghiệp đoàn nghề cá xã Phổ Quang tổng kết nhanh đợt triển khai vận động tại địa bàn 3 thôn. Tổng số tiền quyên góp ban đầu là trên 41 triệu đồng. Số tiền này do các chủ tàu trong nghiệp đoàn đóng góp, chưa kể nhiều chủ tàu đã đến thăm hỏi trực tiếp. Trong cuộc họp có vài ý kiến lúng túng về việc một số ngư dân không nằm trong nghiệp đoàn, kể cả một số cá nhân không có tàu nhưng vẫn thông qua nghiệp đoàn ủng hộ mỗi người 100 ngàn đồng để có tên trong “danh sách nghĩa tình”. Cán bộ nghiệp đoàn đã giải thích, nhưng bà con vẫn khăng khăng “phong trào đoàn kết mạnh quá thì không lẽ mình đứng ở ngoài”.

Trước khi tổ chức vận động, cán bộ ban chấp hành Nghiệp đoàn phải nêu gương, làm gương. Ông Mai Cho, cán bộ xã kiêm nhiệm Chủ tịch Nghiệp đoàn nghề cá, dù không có tàu, nhưng thỉnh thoảng vẫn bỏ tiền ủng hộ.

Ông Võ Xuân Cẩm, thủ quỹ Nghiệp đoàn, hiện là thuyền trưởng và chủ tàu cá QNg 48957 TS. Mỗi đợt vận động thì ông Cẩm luôn là người ủng hộ đầu tiên. Ông Cẩm cho biết, “tàu của tôi chỉ làm nghề lộng, mỗi năm chia phần bạn cỡ 70 triệu, nhưng mình phải làm gương trước, ủng hộ 1 triệu đồng để dễ ăn nói với anh em”.
 

Đoàn kết để đi xa

Các tàu cá của ông Nguyễn Cu, Phan Văn Dựng, Nguyễn Văn Chí, Huỳnh Luận… mỗi năm chia cho ngư dân đi bạn trên 100 triệu; tàu của ông Đặng Minh Quang mỗi năm chia phần bạn được 160 đến 200 triệu… Chưa kết thúc năm, nhưng các tàu cá ở cửa biển Mỹ Á đã đưa ra những con số đẹp. Thành tích đánh bắt của ngư dân Mỹ Á được ngư dân ở các cửa biển khác xem là một “ẩn số”.

Vì Mỹ Á là một cửa biển nhỏ, tàu cá ở đây đánh bắt bằng các nghề lưới vây, lưới rê, mành chụp. Thôn Hải Tân chuyên về biển, còn 2 thôn Bàng An và Phàn Thất là nửa biển nửa nông nằm ở bãi ngang. Vậy nhưng lại có tàu chia phần bạn đến 200 triệu? Trong khi nhiều cửa biển lớn, tàu to hoành tráng, bạn chài sau một năm mới chỉ kiếm được 60-70 triệu đồng.

Cứ vào dịp đầu năm, 150 chiếc tàu Mỹ Á bắt đầu rời quê và thực hiện cuộc hải trình đến khắp các vùng biển trong cả nước, còn lại một ít tàu ở nhà đánh bắt gần. Để đi đến những vùng biển rất xa xôi và đánh bắt thành công, ngư dân Mỹ Á phải có giải pháp riêng, đó là “tinh thần đoàn kết” và ngư dân chấp nhận “như lính chiến xa nhà”. Lão ngư dân Đặng Cận cho biết, bây giờ đi làm ăn thì đi theo nhóm, nếu có chuyện gì thì hỗ trợ nhau, dù phải bỏ cả chuyến biển.

Cách đây 1 tuần lễ, tàu QNg 98793 TS của con trai ông kéo tàu cá của ông Nhật bị chết máy từ tọa độ 112 độ kinh đông vô cửa biển Đà Nẵng. “Ra khơi thành lập nhóm và đoàn kết làm ăn thì đi cả trăm hải lý để cứu tàu thì cũng phải chấp nhận”, ông Cận khẳng định.

Trước đó, vụ tàu cá QNg 98459 TS của ngư dân Huỳnh Thạch bị tàu sắt của Trung Quốc đâm chìm ở Hoàng Sa vào ngày 1/1/2016, ngay sau khi nghe được thông tin khẩn cấp “tàu bị đâm chìm”, rất nhiều tàu cá ở các hướng đã đổ về khu vực này để cứu vớt người bị nạn và kéo con tàu thương tích vào cửa biển Đà Nẵng.

Tại cửa biển Mỹ Á có một số tàu cá đánh bắt vùng lộng và có chính sách đoàn kết để đánh bắt đạt hiệu quả không thua gì tàu đi khơi xa. Tàu cá QNg 98214 TS của ngư dân Nguyễn Văn Mai tổ chức cách đánh bắt theo mô hình chia sẻ. Khi ra biển, tàu của ông Mai bật đèn pha thu hút cá và thả lưới vây rút đánh bắt. Cứ đánh xong một đến hai phiên lưới thì tàu lại chạy tới bung lưới vây cá cho tàu QNg 4482 TS của ngư dân Trần Hoa.

Hai tàu này dù đánh bắt tuyến lộng, nhưng thu nhập của các ngư dân đi bạn nhiều hơn một số tàu đánh bắt xa bờ. Mỗi năm ngư dân được chia từ 100-120 triệu đồng.
 

Lo chuyện cha mẹ

Vừa trao hỗ trợ cho ngư dân bị nạn xong, Nghiệp đoàn lại tiếp tục phân công người mang 1 triệu đồng đến thăm hỏi ngư dân Huỳnh Hữu Trọng bị thương tích cách đây 4 tháng, do bị dây tời quấn vào tay trong khi đi đánh cá trên tàu QNg 94004 TS của ngư dân Huỳnh Tấn Liêu; tổ chức hỏi thăm việc gia đình các đoàn viên có cha mẹ bị ốm nặng để hỗ trợ đầy đủ, tránh bị sót lọt. Ông Võ Xuân Cẩm, cán bộ Nghiệp đoàn nghề cá cho biết, “có hôm đi biển vô là phải chạy đi thăm 2-3 gia đình ngư dân”.

14-49-33_1_ho_tro_vuot_song
Tàu cá của ngư dân Nguyễn Văn Chí vượt sóng ra khỏi cửa biển nhờ sự hỗ trợ của tàu Phan Dựng

Việc thăm hỏi “dày” như vậy là do trong bảng quy chế, hơn 1.100 đoàn viên đã thống nhất ngoài việc hỗ trợ cho tàu cá thì cha mẹ đoàn viên nghiệp đoàn bị ốm, qua đời đều có chính sách trích quỹ thăm hỏi để ngư dân đánh bắt xa bờ yên tâm bám biển. Đây chính là sợi dây kết nối chặt chẽ tình làng nghĩa xóm. Trong 5 năm qua, Nghiệp đoàn nghề cá đã tổ chức hỗ trợ cho 5 tàu bị chìm và rất nhiều ngư dân bị nạn. Gần đây nhất là tàu của ngư dân Nguyễn Văn Tư được cả làng hỗ trợ gần 100 triệu, tàu của Nguyễn Thanh Hùng 80 triệu.

Buổi chiều ngày 6/12, sau gần nửa tháng có tàu bị nạn và xác vẫn vương vãi trên đá ngay tại cửa biển, tàu cả của ngư dân Phan Dựng quyết định “mở đường máu” vì sóng vẫn bủa vây và chưa có tàu nào dám lên đường. Con tàu vùi đầu dưới sóng khi vượt qua vùng lõm nguy hiểm nhất ngay trước cửa biển, sau đó đứng lại để hỗ trợ tàu cá thứ 2 của ngư dân Nguyễn Văn Chí đang như con lật đật.

Từ trong đất liền, lão ngư dân Nguyễn Văn Phận, cha của thuyền trưởng Chí dõi mắt trông theo 2 con tàu sánh đôi, thở phào nhẹ nhõm.

Ngư dân Trần Công Trứ có tàu bị nạn cho biết, “nhờ nghiệp đoàn nghề cá quan tâm, đi quyên góp một số vốn để tôi khắc phục làm ăn lại từ đầu. Ở Mỹ Á, tinh thần đoàn kết là trên hết, gắn bó nhau trên bờ cũng như ngoài biển”.

 

Xem thêm
Thái Nguyên thông qua nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã 2023-2025

Đây là 1 trong 10 nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội được thông qua tại Kỳ họp thứ 18 của HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026.

4,2 triệu Euro hỗ trợ nông dân ĐBSCL làm nông nghiệp sinh thái, thông minh

Trà Vinh Dự án được tài trợ bởi Liên minh Châu Âu và triển khai tại các tỉnh Đồng Tháp, Kiên Giang và Trà Vinh, với tổng vốn đầu tư 4,2 triệu Euro.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

42 mẫu cà phê vào chung kết cuộc thi Cà phê đặc sản Việt Nam

42 mẫu cà phê, gồm 24 mẫu cà phê robusta và 18 mẫu arabica lọt vào vòng chung kết cuộc thi cà phê đặc sản Việt Nam 2024.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm