| Hotline: 0983.970.780

Cáo gửi chân

Thứ Tư 28/07/2010 , 10:33 (GMT+7)

Cái quán của cụ Quýt nằm khuất nẻo ở chân đê làng Vò. Buổi sơ khai mở quán, chỉ có nước chè tươi, kẹo vừng, kẹo lạc, thuốc lá không đầu lọc. Bây giờ quán của cụ đã có nhiều thứ cao cấp hơn, như nước ngọt có ga, trà xanh không độ không đường. Thậm chí có cả Coca cola, Bò húc…

Tuy vậy,  vốn liếng tất tần tật lúc cao điểm cũng chỉ chưa tới năm triệu. Kể ra, một cái quán xập xệ ven đê, năm triệu cũng đã là to. Bởi vậy buổi tối, cụ ông và cụ bà phải ngủ ngay tại quán. Có hai cái tiện. Thứ nhất, trông coi. Của nả tuy chả đáng bao nhiêu, nhưng nếu không có người trông, thì ắt tạo cơ hội cho cái lũ hay ăn biếng làm kiếm chác. Chai nước ngọt, bao thuốc cũng là tài sản cả. Nhưng có “mèo” thì “chuột” ắt phải chuồn. Thứ hai, sáng ra có thể dọn hàng sớm, đón lõng đám công nhân khu công nghiệp tan ca về. Vậy là “nhất cử lưỡng tiện”.

Nhưng đó là mấy tháng trước. Hồi đầu năm, anh cả bán đất, bèn biếu hai cụ trăm triệu. Trước khi đưa tiền, anh cả giao hẹn, hai cụ gửi ngay tiết kiệm. Gốc còn đấy, lãi lấy ra tiêu, khỏi phải lọ mọ ở cái quán còm làm gì.

Tuy anh cả nói vậy, cụ Quýt vẫn không chịu bỏ cái quán. Thành ra giữa hai ông bà xẩy ra xích mích, căng thẳng đến mức, bà nhất định không ra ngủ ở quán. Cụ ông tức mình, bắt chia đôi số tiền. Thế là “của anh anh mang, của nàng nàng xách”. Cụ bà ngủ nhà, cụ ông ra quán.

Sau khi chia đôi số tiền, cụ ông quyết định chỉ gửi vào sổ tiết kiệm để lấy lãi số tiền bốn chục triệu. Còn lại mười triệu, cụ giắt cạp quần. Không phải để tiêu, mà để làm vốn. Sẵn tiền cứ lúc rẻ thì mua, lúc đắt thì bán. Với cách đó, cụ Quýt cũng kiếm được kha khá.

Nhưng cuộc đời bao giờ cũng có một chữ “nhưng”. Chuyện của cụ Quýt bắt đầu vào một đêm mưa gió…

Trận mưa đêm không to, nhưng nó cứ rả rích. Đúng lúc cụ Quýt thiu thiu ngủ, bỗng nghe giọng nói của một phụ nữ vọng vào thiết tha: "Bố Quýt ơi, bố Quýt!”

Cụ Quýt bật dậy, làu bàu: "Đêm hôm… Mà ai thế?”. “Con đây mà. Con là cái Cải ở làng Vò, bố quên rồi à? Con từ tỉnh về, nhỡ chuyến đò. Bố làm ơn...”.

Cái giọng tha thiết, khiến cụ Quýt mủi lòng. Cũng tội, đêm khuya. Mưa gió. Không khéo ướt hết cả. Thế là cụ Quýt động lòng. Cụ ngồi dậy, đánh diêm châm vào cái đèn dầu. Rồi cụ lật đật ra mở cánh liếp.

Mới chỉ vừa hé mở, một cô gái đã vội vàng chui vào. Cụ Quýt định thần nhìn kỹ. Ờ! Trông cũng "mỏng mày hay hạt", nhưng…ai thế nhỉ? Bọn trẻ bây giờ lớn lên, chả còn nhận ra là con cái nhà nào…

Mãi khi cô gái ngồi vào cái ghế băng, cụ Quýt mới nhìn rõ hơn. Trông cũng cứng tuổi rồi. Mà… có vẻ như không phải gái làng Vò…

Cô gái vừa ngồi vừa run lập cập. Cụ Quýt cũng thấy ái ngại, khẽ thở dài. Cụ hỏi cho có chuyện: "Thế nhà cửa ở đâu?”. "Nhà con xa lắm. Có lẽ không về được đêm nay. Hay là…bố cho con ngủ nhờ. Sáng mai con đi sớm. Con rét lắm. Ra ngoài dầm mưa thế này, ốm mất”. "Ơ! Cái cô này Ăn nói thế mà không biết ngượng à? Với lại, giường chiếu đâu mà ngủ?”

Cụ Quýt tuy cao giọng nhưng xem ra không có ý đuổi cô gái đi. Được đà, cô gái sốt sắng: "Thì bố cứ nằm ở giường. Con nằm ở cái ghế này cũng xong. Thôi, bố tắt đèn đi!”

 …Nửa đêm cụ Quýt giật mình tỉnh giấc. Cụ thấy có cái gì cồm cộm ở sau lưng. Rồi cụ tỉnh hẳn và nhận ra con bé ngủ nhờ nằm sat sàn sạt bên cạnh. Cụ còn có cảm giác con bé đang…trần như nhộng. Vậy là cái chút đàn ông còn lại trong cụ trỗi dậy. Cụ lật người, quay hẳn sang phía cô gái. Rồi cụ chặc lưỡi: Của giời cho, không hưởng cũng phí. Mấy khi vớ được con “bò lạc” non tơ thế này! 

Sáng bạch, cụ Quýt mới giật mình thức giấc. Thì ra cái trận "mưa gió" hôm qua nó làm cho cụ mệt phờ, ngủ thiếp đi. Cụ quờ tay sang bên cạnh và giật mình lần nữa. Cái “con bé” ngủ nhờ đã biến đi từ bao giờ. Rồi lại phải một lúc sau, cụ Quýt mới kịp giật mình lần thứ ba, để hốt hoảng lật cái chiếu dưới gối. Không chỉ “con bé”, mà ngay cả cục tiền cũng “không cánh mà bay”.

Uất ức, tiếc của, đã làm tiêu tan cả nỗi hổ thẹn. Sau một hồi chần chừ, đắn đo, cụ Quýt quyết định đến trình báo công an xã.

Và cũng bởi chuyện trình báo ấy, nên cái làng Vò này, mới kháo nhau ầm ĩ cái chuyện cụ Quýt mất tiền. Có người còn “bình loạn” lên rằng: Chẳng qua là chuyện đổi tiền lấy tình đó thôi. Dưng mà, đắt quá!

Xem thêm
Di căn gan chiếm 25% trường hợp ung thư đại trực tràng

TP.HCM Di căn gan là di căn xa thường gặp nhất, chiếm 25% các trường hợp ung thư đại trực tràng. Mỗi năm Việt Nam ghi nhận khoảng 16.000 ca ung thư đại trực tràng mới.

Điều trị suy tim sung huyết

Mục tiêu của điều trị suy tim sung huyết là để tim đập hiệu quả hơn giúp đáp ứng nhu cầu năng lượng của cơ thể.

Đối tượng nào cần xét nghiệm tiền đái tháo đường?

Bộ Y tế khuyến cáo, phụ nữ đã được chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ thì cần phải theo dõi lâu dài, thực hiện xét nghiệm ít nhất 03 năm/lần.

Kháu Vài Lèng bị giả mạo, Lương y Mạc Văn Minh kêu cứu

Kháu Vài Lèng, bài thuốc điều trị sinh lý nam giới của Lương y Mạc Văn Minh đang bị các đối tượng xấu làm giả, bán trục lợi, ảnh hưởng đến uy tín sản phẩm.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm