| Hotline: 0983.970.780

Cây gạo sét đánh & ngôi đình cấm kỵ

Thứ Hai 06/12/2010 , 09:44 (GMT+7)

Nơi đây, hiện vẫn còn dấu tích cây gạo cổ thụ, tương truyền bị sét đánh và sư Vạn Hạnh đã làm bài thơ sấm báo hiệu sự lên ngôi của nhà Lý.

Đình Sấm tọa lạc ở làng Dương Lôi, xã Tân Hồng (Từ Sơn, Bắc Ninh) là nơi duy nhất tôn cả 8 vị vua triều Lý và bà Phạm Thị, người thân sinh ra đức vua Lý Công Uẩn là Thành Hoàng làng. Nơi đây, hiện vẫn còn dấu tích cây gạo cổ thụ, tương truyền bị sét đánh và sư Vạn Hạnh đã làm bài thơ sấm báo hiệu sự lên ngôi của nhà Lý.

Dẫn tôi tới vị trí tương truyền là gốc cây gạo bị sét đánh khi xưa, cụ Đám, người được dân làng Dương Lôi cử trông coi đình Sấm hào hứng nhắc lại tích xưa: Tại hương Cổ Pháp năm 936, thiền sư Đinh La Quý An đã trồng cây gạo để lấy lại long mạch bị Cao Biền, người bên Tàu yểm. Một ngày mùa hè năm 1002, bỗng nhiên cây gạo ở làng bị sét đánh lộ ra bài sấm. Thiền sư Vạn Hạnh, người nuôi dạy vua Lý Công Uẩn từ thuở nhỏ rất tinh thông Phật, Nho, Lão đã giải nghĩa bài thơ sấm kỳ bí đó như sau: “Vua thì non yếu; bề tôi thì cường thịnh; họ Lê mất thì họ Lý nổi lên; thiên tử (mặt trời) ở phương Đông mọc ra thì thứ nhân ở phương Tây lặn mất; trải qua sáu bảy năm thì thiên hạ thái bình”.

Cổng đình Sấm

“Quả đúng như bài thơ sấm dự báo, không lâu sau nhà Lê suy tàn, nhà Lý đã lên nắm quyền triều chính đưa đất nước thái bình. Ngày trước cây gạo ở làng Dương Lôi to lắm, cả chục người ôm cũng không xuể, thân cây bị rỗng cả chục người chui vào đấy cũng lọt, ngày bé mỗi khi chăn trâu chúng tôi đều chui vào trong thân cây gạo đó chơi trốn tìm. Nhưng năm 1980, do một phần vì già, phần do con người tàn phá nên cây gạo bị chết”, cụ Đám bùi ngùi. 

Cây gạo sét đánh (phía sau trong bức ảnh) và cây gạo mới trồng

Cụ Đám bảo, từ ngày cây gạo cổ chết đi, dân làng Dương Lôi đã trồng rất nhiều cây gạo khác thay thế nhưng chẳng cây nào sống được. Cây nào cầm cự lâu nhất thì được hai năm, tự dưng héo lá rồi chết, cây nào nhanh chỉ vài tháng chưa kịp bén dễ cũng chết mà không biết nguyên nhân vì sao. Vừa rồi làng Dương Lôi lại mua một cây gạo khác trồng vào đó nhưng cụ Đám buồn rầu bảo, không biết lần này cây gạo sống được bao lâu? Theo cụ Đám, trình độ yểm long mạch của ông Cao Biền đã "đạt đến trình độ thượng thừa, phải chờ một đấng minh quân tinh thông phong thủy nào đó trồng lại cây gạo, nối lại long mạch thì may ra cây mới sống được".

Truyền thuyết là vậy, nhưng hiện nay tại đình Sấm vẫn còn bia đá cổ ghi chép nguyên văn bài thơ sấm tương truyền là của sư Vạn Hạnh làm khi xưa, bên cạnh bia đá là bức ảnh đen trắng chụp lại cây gạo bị sét đánh từ những năm 1968 do tác giả một tờ báo chụp lại. Cụ Đám cho biết, vừa rồi có một mạnh thường quân tự bỏ tiền của khơi thông lại cái giếng bị lấp mấy chục năm qua cạnh chỗ cây gạo bị chết. Điều kỳ lạ là mặc dù bị lấp mấy chục năm qua nhưng khi vừa được khơi thông, nước ở trong giếng lại trong xanh trở lại nhanh một cách lạ kì, người ta còn phát hiện ở dưới giếng một cái cối đá rất to không biết là từ thời nào.

Giếng ở đình Sấm mới được khơi thông và chiếc cối đá tìm thấy

Cụ Đám lý giải rằng, vì là nơi thờ tự 8 nhà vua và mẫu Phạm Thị nên đình Sấm được bảo vệ, trông coi nghiêm ngặt như cung cấm của vua chúa ngày xưa vậy. Điều đó được chứng minh bằng việc một đồng nghiệp nữ đi cùng tôi khi chưa kịp bước qua cửa đình đã bị chặn lại ngay lập tức. Cụ Đám bảo, một trong những điều cấm kỵ của đình Sấm là trẻ em và phụ nữ không bao giờ được bén mảng vào.

Về luật tục kỳ lạ này, ông Đám cũng không biết có từ bao giờ, chỉ biết trong làng cứ truyền từ đời này qua đời khác từ ngày xửa ngày xưa. Theo hướng chỉ tay của cụ Đám vào tấm bảng nội quy treo trên tường mực đã nhòe vì mưa nắng, tôi đọc được một điều quy định các vị lãnh đạo địa phương đến đình liên hệ làm việc phải ăn mặc gọn gàng sạch sẽ, nói năng nhã nhặn khiếm tốn, ngay phía dưới là dòng chữ ghi cấm nữ giới và trẻ em không được vào.

Tấm bia đá ghi lại bài thơ sấm

Chị Nguyễn Thị Luyện, người làng Dương Lôi đang làm đồng gần đình Sấm tâm sự với chúng tôi rằng, ngày bé chị và trẻ con trong làng hay chơi ô ăn quan ở sân đình. Mỗi lần trước khi đi chơi bà nội của chị đều dặn đi dặn lại chị là không được vào trong đình chơi, chính vì thế mà con gái ở làng Dương Lôi chưa ai biết trong đình nó to bé như thế nào. “Nhiều khi cũng muốn vào thắp hương, nhưng quy định của làng là vậy nên con gái trong làng cũng chỉ biết thực hiện chứ biết làm sao?”, chị Luyện ngậm ngùi nói.

Cụ Đám cho hay, ngày xưa đình Sấm rộng mênh mông tới 18 gian xây dựng theo lối “nội công ngoại quốc” của cung đình khi xưa. Do tàn phá của chiến tranh và con người nên giờ đình chỉ còn lại 4 gian. Ngoài việc cấm nữ giới không được vào, đình Sấm còn có những quy định độc nhất vô nhị. Lúc này cụ Đám mới vui vẻ cho tôi biết tên thật của cụ là Nguyễn Hữu Đào. Mặc dù mới 60 tuổi nhưng từ khi được cử trông coi đình Sấm, mỗi khi ra đường gặp cụ ai cũng đều phải lễ phép chào hỏi là cụ Đám chứ không được gọi tên tục. “Ngay cả lãnh đạo huyện, xã khi vào thăm viếng cũng phải lễ phép gọi tôi là cụ, đức cao vọng trọng đến mấy nhưng đã đến đây đều phải khiêm tốn lễ phép hết”, cụ Đám tiết lộ.

Cung cấm trong đình Sấm

Điều đặc biệt là cụ Đám chỉ được tại vị trong vòng đúng một năm. Trong khi thủ từ ở các đình, chùa khác có thể trông coi cả mấy chục năm liên tiếp. Vào ngày 25/12 âm lịch hàng năm, cụ Đám đương nhiệm sẽ phải bàn giao công việc trông coi đình cho một người uy tín khác trong làng. Người được cử trong coi đình phải có đầy đủ vợ chồng, tuổi tác khống chế từ 60 - 70, gia đình phải nề nếp gia giáo, đặc biệt trong vòng một năm trở lại gia đình không có tang. Nếu có tang phải rời khỏi đình ngay lập tức và đúng một năm sau mới được quay trở lại đình. Về luật tục này, cụ Đám chỉ biết từ đời trước truyền dặn lại như vậy chứ không biết lý do chính xác của quy định khắt khe đó từ đâu mà có.

Xem thêm
Thái Nguyên thông qua nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã 2023-2025

Đây là 1 trong 10 nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội được thông qua tại Kỳ họp thứ 18 của HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026.

Syngenta tập huấn kỹ thuật, sử dụng drone an toàn, hiệu quả tại ĐBSCL

Vĩnh Long Ngày 26/4, tại Vĩnh Long, Công ty TNHH Syngenta Việt Nam tổ chức tập huấn cho 230 người điều khiển máy bay phun thuốc BVTV, cách sử dụng an toàn và hiệu quả tại ĐBSCL.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Vụ học sinh Khánh Sơn ngộ độc: Phát hiện rong biển cơm cuộn có vi khuẩn

Cơ quan chức năng tỉnh Khánh Hòa đã kết thúc điều tra, chỉ ra nguyên nhân 29 học sinh ở huyện Khánh Sơn bị ngộ độc thực phẩm sau khi ăn cơm cuộn.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm