| Hotline: 0983.970.780

Cha nghèo nuôi con bệnh tật

Thứ Sáu 20/11/2015 , 07:10 (GMT+7)

13 năm trước, sau một cơn trụy tim, người vợ qua đời để lại cho anh Tý hai đứa con gái. Không may vừa ra đời, cháu Phúc con anh lại bị khuyết tật. 

5 năm sau ngày vợ mất anh lại bị suy thận giai đoạn cuối, gồng gánh nuôi hai con chưa được bao lâu thì đứa con đầu của anh là bé Diễm mắc phải căn bệnh lupus ban đỏ.

Giông tố chưa đi bão táp lại kéo đến, đó là hoàn cảnh của gia đình anh Lê Văn Tý, sinh năm 1972, quê ở phường Hương Chử, thị xã Hương Trà, Thừa Thiên- Huế. Trước đây anh học nghề tài xế và lái xe tải cho một thương nhân ở địa phương.

Năm 1988, anh lập gia đình và hạ sinh bé Lê Hoàng Diễm, đến năm 2002 anh chị có thêm bé Lê Hồng Phúc. Niềm vui chưa được phút chốc bởi vừa sinh ra cháu Phúc đã mắc phải căn bệnh khuyết tật. Trong khi nỗi buồn gia đình chưa nguôi anh lại phải đón nhận một hung tin như trên trời giáng xuống, vợ anh sau một cơn đau tim không may đã qua đời để lại cho gia đình cảnh gà trống nuôi con.

Càng đau buồn vì người vợ mất bao nhiêu anh lại thấy thương hai đứa con bấy nhiêu. Có lẽ vì quá mải mê mưu sinh nuôi con mà anh đã đánh đổi, quên đi sức khỏe của mình.

Năm 2008, nỗi buồn lại tiếp tục ấp đến với anh khi mắc bệnh viêm tụy mãn, đái tháo đường và mới đây là căn bệnh hiểm nghèo suy thận giai đoạn cuối. Thời gian vào viện điều trị gấp nhiều lần so với thời gian lao động và dần dần anh đã mất đi khả năng lao động. Cũng từ lúc này kinh tế gia đình ngày càng eo hẹp và anh đành phải nhờ người thân.

Dường như bi kịch bất hạnh vẫn chưa buông tha gia đình anh khi tháng 9/2015, người con đầu là bé Lê Hoàng Diễm 17 tuổi mắc phải triệu chứng kì lạ (phù nặng hai tay, hai chân, bụng và mặt).

Sau khi được điều trị tại bệnh viện địa phương khoảng một tháng thì thấy căn bệnh càng ngày càng nặng nên chuyển lên Bệnh viện Trung ương Huế, lúc đó mới tá hỏa phát hiện em bị bệnh lupus ban đỏ giai đoạn nặng. 11 năm, Diễm đều là học sinh khá giỏi và hiện em đang học lớp 12 trường THPT Đặng Huy Trứ.

Được tin, chúng tôi đến bệnh viện thăm gia đình anh Tý cũng là lúc anh vừa đi thanh toán viện phí về, nét mặt thẫn thờ.

Không khí buồn trĩu trên khuôn mặt sạm đen, anh nói: "Ngày bình thường chi phí cho hai cha con chỉ có hai ba trăm ngàn đồng, nhưng đến ngày điều trị đặc biệt thì cả triệu bạc. Lúc trước tiền chạy thận của tui cũng đủ mệt rồi, nay đến lượt bệnh của nó nữa lấy đâu ra tiền đây?”, anh Tý tâm sự. Được biết, cứ ba ngày điều trị bình thường (khoảng 200- 300 ngàn đồng/ngày) là đến ngày điều trị đặc biệt (trên 1 triệu đồng/ngày).

Trong căn phòng chật chội, bé Diễm với thân hình gầy gò, tiều tụy đang nằm vắt veo trên giường trông rất uể oải. Bởi mấy ngày trước anh Tý phải bỏ ra gần hai triệu mua thuốc để chống chọi với bệnh phù toàn thân mà em đang gánh chịu.

Chúng tôi hỏi thăm về em Diễm, anh quay mặt đi và rớm nước mắt: “Kiếp trước tui làm chi sai mà kiếp ni tui khổ ri không biết? Thà tui bị vậy cũng được, chớ thấy con tui bị rứa thì tui chịu không nổi. Nó là hy vọng cuối cùng của tui rứa mà ông trời cũng không tha”.

Cái tuổi 17 bẻ gãy sừng trâu này, với các bạn đồng trang lứa là cả một ước mơ hoài bão lớn, nhưng với em điều tuyệt vời nhất đó là sớm điều trị lành bệnh để về nhà chăm sóc cho người em khuyết tật hiện đang sống nhờ ông bà ngoại và người cha suy thận giai đoạn cuối, đó cũng chính là ước nguyện của em.

Nhìn cảnh người cha bệnh suy thận giai đoạn cuối tần tảo sớm tối chăm sóc con, khiến chúng tôi vô cùng thán phục. Đã hơn một tháng rồi số lần anh về nhà chỉ đếm trên đầu ngón tay, thời gian chính của anh giờ đây là ở viện chăm sóc cho em Diễm.

Theo bác sĩ, trường hợp của em cần điều trị trong thời gian dài và rất nhiều chi phí. Nguồn kinh tế phải nhờ đến người thân, anh không nghĩ đến bản thân sẽ ra sao mà chỉ mong chữa lành bệnh cho con mình.

Chia tay cha con anh ra về khi đường đã lên đèn, từ đằng sau hai con người một số phận như đang nhắn gửi, chờ đợi một điều gì đó kỳ diệu từ chúng tôi. Gia cảnh này mong nhận được sự giúp đỡ của những tấm lòng hảo tâm. Mọi sự giúp đỡ xin gửi về địa chỉ: Khoa Nội thận tổng hợp- phòng 6- tầng 2- Bệnh viện Trung ương Huế (nơi bé Diễm đang điều trị. Số ĐT anh Tý: 01675069134). Hoặc gửi về văn phòng Báo NNVN tại ĐBSCL, số 49 Lý Tự Trọng, TP.Cần Thơ, ĐT: 07103.835431, chúng tôi sẽ chuyển giúp quý vị.

Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Đường lớn làm chưa xong, tỉnh lộ đã nát bét

Xe trọng tải lớn chở vật liệu thi công tuyến đường thành phố Bắc Kạn đi hồ Ba Bể chạy rầm rập ngày đêm 'cày' nát đường tỉnh 257B.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm