| Hotline: 0983.970.780

Cảnh khốn khó của hai mẹ con tâm thần

Thứ Sáu 12/05/2017 , 06:40 (GMT+7)

Trong suốt 20 năm qua, đứa con trai hâm hâm dở dở và người mẹ tâm thần ấy đã trải qua biết bao khó khăn, vất vả với cuộc sống tạm bợ trong túp lều dột nát ven đê.

Không điện, không nước, không nhà vệ sinh, không nơi nương tựa, không nghề nghiệp, bằng bản năng của một người mẹ vẫn nuôi đứa con ngây dại trước bão tố cuộc đời… Đó là hoàn cảnh đáng thương của chị Nguyễn Thị Được (SN 1972) ở thôn Vĩnh Thượng, xã Sơn Công, huyện Ứng Hòa, TP Hà Nội.

chi-nguyen-thi-duoc-luc-tinh-luc-me-cuoi-noi-henh-hech-huyen-thuyen133956884
Chị Nguyễn Thị Được rất cần sự giúp đỡ của bạn đọc gần xa

Trở lại quá khứ, bố mẹ của chị Được cũng là người ở địa phương nhưng theo gia đình lên Phú Thọ khai khẩn đất hoang từ nhỏ. Họ gặp nhau ở đó rồi nên duyên vợ chồng và sinh ra chị.

Tiếc thay ở cái tuổi muộn mằn, mãi mới được một mụn con thì cô con gái duy nhất  sinh ra không được nhanh nhẹn, bình thường như bao đứa trẻ khác, tính tình thay đổi thất thường, rơi vào trạng thái điên loạn, mất kiểm soát. Bao nhiêu niềm hi vọng, mong mỏi vào tương lai tươi sáng vụt tắt khi các bác sĩ kết luận chị Được bị mắc chứng bệnh tâm thần phân liệt thể nhẹ, nhưng do thời điểm đó mọi thứ vô cùng khó khăn nên bố mẹ chị cũng chỉ đành tặc lưỡi chấp nhận số phận hẩm hiu. 

Giữa vùng đồi núi hoang vắng, chị Được bị kẻ xấu lợi dụng, hãm hại và có thai. Không lâu sau đó, vào cuối năm 1996 chị Được sinh hạ đứa con trai tên Nguyễn Văn Tâm. Xấu hổ với hàng xóm láng giềng, thương con nên vào đầu năm 1997, ông bà quyết định đưa mẹ con chị về quê để có điều kiện chăm sóc cháu ngoại. 

Gánh nặng gia đình, cộng thêm tuổi già, bệnh tật ốm yếu, không có tiền để bồi dưỡng nên 5 năm sau, bố mẹ chị lần lượt qua đời để lại hai mẹ con chị bơ vơ.

Thương hoàn cảnh éo le, bà con hàng xóm thương tình cắm tạm cho hai mẹ con chị một mảnh đất nhỏ chừng 10m2 ngoài đê để cất tạm một túp lều nhỏ làm nơi chui ra chui vào. Thỉnh thoảng người làng lại cho hai mẹ con khi thì ít gạo, lúc ít rau, thức ăn, khi thì ít tiền.

20 tuổi đầu nhưng anh Tâm cũng chẳng biết phân biệt đâu là sạch đâu là bẩn. Chị Được cho biết, ngôi nhà giống như một “bãi chiến trường” là do Tâm hay lọ mọ đi lang thang khắp nơi nhặt nhạnh phế thải xây dựng, đồ dùng, dụng cụ hư hỏng.

“Những lúc trái gió trở trời phát bệnh, chị Được và thằng Tâm lại lên cơn co giật, sùi bọt mép, không kiểm soát được bản thân lại lao vào đánh nhau. Những lúc ấy hàng xóm chúng tôi phải hô hào nhau chạy sang can ngăn, nếu không thì chẳng biết chuyện gì xảy ra với hai mẹ con họ nữa", bà Bùi Thị Tuất - hàng xóm nhà chị Được chia sẻ.

Cuộc sống của hai mẹ con chị Được cùng mắc chứng bệnh tâm thần phân liệt hoang tưởng giờ đây gặp rất nhiều khó khăn. Vì nhà không có ruộng lại thường xuyên đau ốm, hàng tháng hai mẹ con chị lại chỉ nhận được 360.000 đồng/tháng tiền trợ cấp dành cho người khuyết tật nên với số tiền ít ỏi đó cũng chẳng thấm tháp vào đâu so với chi phí tiền sinh hoạt và tiền thuốc men chữa trị cho cả hai mẹ con. Và cho đến nay, với số tiền vay mượn hon 30 triệu đồng của bà con lối xóm, mẹ con chị Được hoàn toàn không có khả năng trả nợ.

Chia sẻ với chúng tôi về gia cảnh mẹ con chị Được ông Bạch Văn Hùng - Trưởng thôn Vĩnh Thượng cho hay: “Hoàn cảnh đặc biệt khó khăn của mẹ con nhà chị Nguyễn Thị Được không ai là không biết. Nhà có hai mẹ con thì cả hai đều mắc chứng tâm thần phân liệt hoang tưởng. Ngày ngày bà con hàng xóm chúng tôi vẫn thấy hai mẹ con chị Được lang thang thơ thẩn đi khắp làng hát hò, gào thét rồi nhặt rau dại về nấu cháo ăn qua ngày mà không khỏi xót thương. Nhưng ở vùng quê thôn Vĩnh Thượng nghèo khó này chúng tôi cũng chỉ giúp mớ rau, nải chuối và tinh thần là chủ yếu chứ không giúp được gì nhiều. Qua đây rất mong các nhà hảo tâm quan tâm chia sẻ để hai mẹ con nhà chị Được bớt cơn bĩ cực”.

Mọi sự giúp đỡ mẹ con chị được xin gửi về ông Bạch Văn Hùng - Trưởng thôn Vĩnh Thượng, xã Sơn Công, huyện Ứng Hòa, TP Hà Nội; hoặc gửi về Văn phòng Báo NNVN tại ĐBSCL số 49 Lý Tự Trọng, TP. Cần Thơ, ĐT: 07103.835431, chúng tôi sẽ chuyển giúp quý vị.

Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Đường lớn làm chưa xong, tỉnh lộ đã nát bét

Xe trọng tải lớn chở vật liệu thi công tuyến đường thành phố Bắc Kạn đi hồ Ba Bể chạy rầm rập ngày đêm 'cày' nát đường tỉnh 257B.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm