| Hotline: 0983.970.780

Chồng mất, một mình bệnh tật nuôi ba con

Thứ Sáu 12/09/2014 , 09:18 (GMT+7)

Đến vùng quê Nam Phong, xã Thượng Lộc, huyện Can Lộc (Hà Tĩnh) hỏi thăm gia đình chị Trần Thị Hải (37 tuổi), không ai là không biết và đều cảm thấy xót thương cho hoàn cảnh gia đình chị.

Bởi hiện bản thân chị đang mắc bệnh nặng, chồng thì qua đời vì mắc bệnh hiểm nghèo.

Dù vậy, nhưng ngày mưa cũng như nắng, chị vẫn phải gồng mình bươn chải sớm hôm lo cho 3 đứa con ăn học.

Chúng tôi tới thăm chị Trần Thị Hải vào một buổi sáng đầu tháng 9, khi người dân nơi đây đang tất bật cho vụ thu hoạch lúa hè thu.

Phải chờ đến hơn 12h trưa chị mới đi làm về. Rót chén nước lọc mời khách, chị Hải bắt đầu kể về cuộc đời long đong, kém may mắn của mình: Sinh ra trong một gia đình nghèo có 3 anh em, học hết cấp 3, vì điều kiện gia đình quá nghèo nên chị đành bỏ giấc mộng học lên cao hơn để ở nhà làm lụng giúp bố mẹ nuôi các em ăn học. Đến năm 1998, chị lập gia đình với anh Lê Đào Trung.

Rồi ba đứa con lần lượt ra đời, hai gái, một trai, trở thành một gia đình viên mãn. Những tưởng cuộc sống nghèo, nhưng đầy ắp hơi ấm ấy sẽ kéo dài đến khi vợ chồng đầu bạc răng long.

Song tai họa ấp đến gia đình chị, cách đây 5 năm, chồng chị đã ra đi do căn bệnh ung thư quái ác, để lại gánh nặng gia đình đè lên đôi vai gầy yếu của chị. 

Từ khi chồng qua đời, mọi việc lớn nhỏ đều một tay chị gánh vác. Bởi ba con của chị đang tuổi ăn học nên chưa giúp được gì nhiều. Vả lại, tuy nhà nghèo nhưng chị cũng mong muốn các con vượt khó vươn lên, cố gắng học giỏi.

Thấu hiểu tấm lòng và sự hy sinh cao cả của mẹ, các con chị đều chăm ngoan học giỏi. Nhưng rồi vì quá lao tâm lo cho gia đình mà chị bị lâm bệnh. Cách đây 3 năm, trong một lần ốm “thập tử nhất sinh” chị buộc phải tới bệnh viện khám, bác sĩ kết luận: Chị bị sơ gan ở cấp độ nặng, kèm theo bệnh viêm loét dạ dày tá tràng. Bác sĩ khuyên chị phải nhập viện để điều trị, nhưng nhà quá nghèo lại phải lo cho ba con ăn học hằng ngày nên chị đành xin thuốc theo chế độ bảo hiểm hộ nghèo về uống cầm chừng. 

Y sĩ Nguyễn Danh Trung, công tác tại Trạm Y tế xã Quang Lộc, một người hàng xóm cho biết: “Cuộc sống của chị Trần Thị Hải hiện vô cùng khó khăn. Chồng mất sớm, bản thân chị lại mắc bệnh sơ gan ở cấp độ nặng, kèm theo đó là viêm loét dạ dày tá tràng, không có tiền chữa trị triệt để. 

Đã vậy, chị vẫn phải thức khuya dậy sớm làm thuê kiếm tiền lo cho con ăn học. Hàng xóm chúng tôi ai cũng thương, người thì cho cân gạo, người khác cho ít tiền mua thuốc. Bản thân tôi thường xuyên qua thăm khám cho chị, nhưng bà con ở đây đều nghèo, năng lực chuyên môn của tôi có hạn nên cũng chẳng giúp được gì nhiều. Bởi vậy, bệnh tình của chị ngày càng nặng thêm”.

Được biết, nguồn thu nhập chủ yếu hiện nay của gia đình chị Hải chỉ trông chờ vào 3 sào ruộng và đi làm thuê "được chăng hay chớ" của chị. Gia cảnh này đang rất cần nhận được sự giúp đỡ của những tấm lòng hảo tâm, giúp chị có thể vượt qua bệnh tật tiếp tục nuôi con ăn học.

Mọi sự giúp đỡ xin gửi về địa chỉ trên hoặc gửi về văn phòng Báo NNVN tại ĐBSCL, số 49 Lý Tự Trọng, TP.Cần Thơ, ĐT: 07103.8345431, chúng tôi sẽ chuyển giúp quý vị.

Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Đường lớn làm chưa xong, tỉnh lộ đã nát bét

Xe trọng tải lớn chở vật liệu thi công tuyến đường thành phố Bắc Kạn đi hồ Ba Bể chạy rầm rập ngày đêm 'cày' nát đường tỉnh 257B.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm