| Hotline: 0983.970.780

Chữ tình nơi non cao

Thứ Năm 19/12/2013 , 10:28 (GMT+7)

Sau mỗi vụ thu hoạch lúa, đồng bào dân tộc Cơ Tu ở huyện vùng cao Tây Giang (Quảng Nam) dù gia đình giàu có hay nghèo khó đều mang một ít thóc, gạo góp vào “Kho thóc tình thương”.

Sau mỗi vụ thu hoạch lúa, đồng bào dân tộc Cơ Tu ở huyện vùng cao Tây Giang (Quảng Nam) dù gia đình giàu có hay nghèo khó đều mang một ít thóc, gạo góp vào “Kho thóc tình thương”. 

>> Tây Giang ký sự

KHO THÓC TÌNH THƯƠNG

Vùng cao huyện Tây Giang dường như năm nào cũng bị thiên tai hoành hành, có năm nước lũ nhấn chìm nhiều thôn trên địa bàn huyện, năm thì nước lũ gây sạt lở đường sá, bồi lấp ruộng đồng... Vì thế, người dân luôn sống cách biệt với thế giới bên ngoài, ít thì 1 tuần, nhiều từ 4 - 5 tháng. Miếng ăn qua ngày trông chờ vào rau, củ cây rừng.

Có phải vì vậy mà đồng bào dân Cơ Tu đã hình thành nếp sống biết lo cho người khác để vượt qua những khó khăn? Điều này dễ nhận thấy nhất là chuyện san sẻ cho nhau từ những vật dụng hằng ngày, chẳng hạn một ai trong thôn săn bắt được con thú, lấy được ít rau rừng, họ không làm của riêng mình mà chia cho cả thôn.

Nay, đời sống của người Cơ Tu đang dần bắt nhịp với vùng xuôi nhưng chữ tình của họ vẫn chưa phai nhạt. Điều mà chúng tôi thấy rõ nhất là việc lập “Kho thóc tình thương”, một việc làm đã ăn sâu trong tiềm thức của mọi người.


Mỗi khi người dân gặp thiên tai, "Kho thóc tình thương” của UBND xã Lăng được mở để cấp phát

Chuyện này đi đến đâu ở huyện Tây Giang cũng bắt gặp nhưng điển hình nhất là ở xã Lăng, nơi có gần 100% người Cơ Tu sinh sống. Khi hỏi chuyện, anh Bríu Hùng, Phó Chủ tịch UBND xã Lăng, kể: “Từ khi sinh ra, tôi đã chứng kiến phong tục này, cứ sau vụ thu hoạch, mỗi người dân đưa thóc, gạo ra nhà của thôn để dự trữ. Nhưng hoạt động nề nếp là từ khi Hội Chữ thập đỏ huyện vào cuộc, thôn nào chưa có thì làm bằng được, kho thóc lúc nào cũng đầy ắp”.

Ngay tại trụ sở UBND xã Lăng cũng có một "Kho thóc tình thương" đã được dựng lên gần chục năm nay. Trong kho không lúc nào thiếu thóc, gạo. 

Anh Hùng dẫn chúng tôi ra phía sau trụ sở ủy ban rồi mở cửa kho, bảo: “Đây là số tiền của cán bộ trong xã đóng góp. Đã trở thành thông lệ, năm nào cũng vậy, đầu năm mỗi người đóng góp ít tiền chờ đến lúc bà con thu hoạch lúa, xã đứng ra mua rồi cất trong kho. Đến lúc thiên tai ập tới thì mở kho cấp phát cho những gia đình bị thiệt hại, còn năm nào không bị thiên tai, xã xem hộ dân nào khó khăn, mở kho cấp phát”.


"Khóc thóc tình thương" của UBND xã Lăng chất đầy thóc

Cũng giống như kho thóc của xã, tại 7 thôn ở xã Lăng, thôn nào cũng có một kho thóc. Những kho thóc đó là “vị cứu tinh” của nhiều hộ dân trong thôn, giúp họ vượt qua cảnh khốn khó. Đơn cử như năm 2009, trong trận đại hồng thủy do cơn bão số 9 gây ra, trên địa bàn xã Lăng bị sạt lở và bị chia cắt nhiều ngày.

Trong khi đó, người dân tại nhiều thôn của xã bị cô lập, thiếu ăn; các đoàn cứu trợ không thể tiếp cận được để cứu đói thì miếng ăn qua ngày của bà con dựa nhờ vào thóc, gạo từ kho cấp phát. Các trưởng thôn, già làng mở hết các kho giải quyết cái đói trước mắt cho bà con. Nhờ vậy mà nhiều thôn sau những ngày chia cắt đã vượt qua khó khăn.

Ông Mạc Như Phương, Chánh Văn phòng UBND huyện Tây Giang, cho hay, việc xây dựng kho thóc cộng đồng trong đồng bào dân tộc Cơ Tu huyện Tây Giang xuất phát từ thực tế khó khăn của địa phương và phong tục góp thóc tạo “Quỹ lúa rẫy” của đồng bào.

Nhận thấy đây là mô hình thiết thực, cần được nhân rộng, nhất là sau khi Hội Chữ thập đỏ tỉnh phát động phong trào xây dựng “Hũ gạo tình thương”, Hội Chữ thập đỏ huyện Tây Giang đã vận dụng, nhân rộng “Quỹ lúa rẫy”, mỗi năm huy động từ 2 - 2,5 tấn thóc từ các kho trong toàn huyện. Đặc biệt, từ năm 2008, Hội Chữ thập đỏ huyện đã hướng dẫn các Hội và Chi hội cơ sở xây dựng “Kho thóc tình thương” tại các xã.

Theo đó, ngoài “Quỹ lúa rẫy” tại thôn do già làng và thôn trưởng quản lý (70/70 thôn trong huyện đều đã xây dựng quỹ này), đến nay tại 10/10 xã của huyện Tây Giang cũng đã xây dựng được “Kho thóc tình thương”. Đây là nguồn dự trữ lúa gạo khá lớn (khoảng 10 tấn/năm) được huy động trên cơ sở tự nguyện đóng góp của cộng đồng dùng để cứu đói, hỗ trợ cho đồng bào trong vùng mỗi khi bị thiếu ăn hoặc bị thiên tai, đau ốm...

“Tùy từng nhà, từng năm được mùa hay mất mùa mà đóng góp nhiều hay ít (nhưng ít nhất cũng từ 1 ang khoảng 7kg) để đó. Thóc ở kho là của để dành của cả thôn. Thôn sẽ phân chia cho các nhà có người bị ốm, bị thiên tai hay thiếu ăn do mất mùa”, ông Phương cho biết.

KHÔNG SỢ THIẾU CƠM

Dẫn chúng tôi đi thăm một kho thóc nằm trên trục đường chính của xã Lăng, anh Hùng nói: Hiện nay, ở xã Lăng, do yêu cầu để dành đất để thực hiện Chương trình xây dựng NTM nên một số kho thóc nằm sát trục đường của xã đã di chuyển vào sâu bên trong và được xây dựng lại khang trang hơn.  

“Trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước, để có lương thực dự trữ đề phòng khi bị giặc càn quét, hoặc giúp nhau khi mưa lũ, giúp du kích, bộ đội đóng quân trong thôn, bản, người dân đã có sáng kiến dự trữ lương thực bằng cách bỏ thóc sạch vào lu, hũ và cất ở những nơi kín đáo, khi nào cần là có thóc, gạo cứu đói ngay", anh Hùng kể.


Kho thóc thôn Bha’ lừa

Ngày nay, "Kho thóc tình thương" được dựng theo kiểu nhà cộng đồng của người Cà Tu bằng gỗ, diện tích khoảng 25 m2 và thường là nằm sát nhà sinh hoạt cộng đồng. Mái được lợp bằng tôn cách mặt đất khoảng 1,5 - 2 m, cửa được khóa cẩn thận và thường xuyên có người trông nom nên thóc không bị ẩm, ướt khi trời mưa, không sợ chuột phá...

Ông Alăng Bưởi, Phó trưởng thôn Bha’ lừa, xã Lăng, cho hay: Để duy trì được lượng thóc trong kho, hằng năm khi mùa vụ kết thúc, thóc được các gia đình đóng góp trên tinh thần tự nguyện, ít nhất một ang lúa/một mùa và 10 lon gạo.

Tùy điều kiện từng hộ gia đình, có người góp cả chục ang và được phơi khô chuyển về kho trước mùa mưa lũ. Hộ gia đình nào không muốn góp thóc, có thể ủng hộ bằng tiền nộp cho cán bộ thôn để trực tiếp mua thóc chuyển vào kho.

Dẫn chúng tôi ra thăm kho thóc ở thôn Bha’ lừa, thấy thóc không còn nhiều, ông Bưởi giải thích: “Trong đợt lũ vừa rồi, thôn mới xuất cho 5 hộ bị nước lũ cuốn trôi hết thóc. Lãnh đạo thôn đã xát gạo rồi cấp cho mỗi hộ 50 kg gạo để chống đói”.

Từ mô hình hiệu quả, thiết thực ở xã Lăng, Hội Chữ thập đỏ huyện Tây Giang phát động rộng rãi tới các địa phương trong toàn huyện xây dựng “Kho thóc tình thương”. Ở Quảng Nam, ngoài Tây Giang, hiện “Kho thóc tình thương” được nhân rộng đến huyện Nam Trà My và một số huyện miền núi khác.

Xem thêm
Thái Nguyên thông qua nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã 2023-2025

Đây là 1 trong 10 nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội được thông qua tại Kỳ họp thứ 18 của HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026.

Syngenta tập huấn kỹ thuật, sử dụng drone an toàn, hiệu quả tại ĐBSCL

Vĩnh Long Ngày 26/4, tại Vĩnh Long, Công ty TNHH Syngenta Việt Nam tổ chức tập huấn cho 230 người điều khiển máy bay phun thuốc BVTV, cách sử dụng an toàn và hiệu quả tại ĐBSCL.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Kỷ lục 120 món ăn chế biến từ sâm dây tại núi rừng Ngọc Linh

Tại núi rừng Ngọc Linh (huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum) đã chứng kiến các đầu bếp chế biến 120 món ăn từ sâm dây và được xác lập kỷ lục Việt Nam.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm