| Hotline: 0983.970.780

Chuyện buồn xứ Mường ở Thủ đô

Thứ Hai 25/03/2013 , 09:44 (GMT+7)

Cái dạo được làm người Thủ đô, những bản Mường đổi đời. Họ nhanh chóng thoát nghèo nhờ bán đất, bán ruộng. Nhưng đi sâu vào đời sống của người dân mới thấy, những đổi thay tưởng như đáng mừng ấy cứ chông chênh, bất an, là lạ thế nào.

Năm 2009, bốn xã thuộc huyện Lương Sơn (Hòa Bình) là Yên Trung, Yên Bình, Tiến Xuân và Đông Xuân sáp nhập vào huyện Thạch Thất và Quốc Oai, trở thành công dân của Thủ đô. Hơn 4 năm làm dân Hà Nội, cuộc sống ở nơi được gọi là xứ Mường ở Thủ đô thực sự thay đổi rất nhiều. Nhà cửa, phố xá khang trang, nhưng đằng sau bộ mặt ngày càng hào nhoáng vẫn còn những câu chuyện đáng buồn.

Bán ruộng để thoát nghèo

Cái dạo được làm người Thủ đô, những bản Mường đổi đời. Họ nhanh chóng thoát nghèo nhờ bán đất, bán ruộng. Nhưng đi sâu vào đời sống của người dân mới thấy, những đổi thay tưởng như đáng mừng ấy cứ chông chênh, bất an, là lạ thế nào.

Nơi bán ruộng đất thành cả phong trào

Trong 3 xã sáp nhập vào huyện Thạch Thất, Yên Trung được xem là vùng khó khăn nhất. Khó là vì xa xôi, khó là bởi đất canh tác ở xã miền rừng này cứ ít dần đi sau mỗi năm, thậm chí có nhiều thông tin, sắp tới đây còn mất hết nếu các dự án trên địa bàn được triển khai. 800 hộ dân nhưng chỉ có 130 ha đất lúa. Vậy mà, nếu chỉ nhìn vào những con số thống kê tỉ lệ thoát nghèo của địa phương thì không thể không khâm phục chính quyền lẫn người dân ở vùng đất giáp ranh giữa Hà Nội và Hòa Bình.

Ông Đinh Công Tuân, Phó Chủ tịch UBND xã Yên Trung, nhớ rằng, trước khi về Thủ đô, tỉ lệ hộ nghèo của xã mình cao ngất ngưởng, đâu chừng 30-40% gì đấy. Nhưng bây giờ thì khác rồi, cả xã Yên Trung chỉ còn lại vỏn vẹn có 50 hộ nghèo, tức chỉ chiếm có 5,7% mà thôi. Tính bình quân, cứ mỗi một năm lại có vài chục hộ dân trong xã thoát khỏi án nghèo. Ví như năm ngoái, còn tới hơn 13% thì năm nay đã giảm đi hơn một nửa. Lạ lùng ở chỗ, đây vẫn là xã thuần nông, người dân vẫn thạo nhất nghề làm ruộng.

Thôn Hương, thôn đặc biệt khó khăn của xã Yên Trung nhưng chỉ có 5 hộ nghèo, 3 hộ cận nghèo trong tổng số 51 hộ. Kỳ tích. Phải gọi thế vì thôn Hương chỉ có 9,2 ha đất lúa, mỗi một vụ làm loáng chừng 10 ngày là hết việc. Cuộc sống của người dân chủ yếu dựa vào những tháng ngày đi làm lao động tự do, bán sức mình trong các chợ người ở trung tâm Thủ đô Hà Nội. Lý do mà trưởng thôn Nguyễn Văn Định giải thích tốc độ thoát nghèo nhanh chóng của thôn Hương là nhờ vào việc bán đất rừng và bán ruộng. Đó cũng là “nguồn thu nhập chính” của nhiều gia đình ở Yên Trung.

Ngay từ khi vừa về Thủ đô Hà Nội, thôn Hương ngày nào cũng có người đánh ô tô đến hỏi mua ruộng, mua đất rừng. Đặc biệt, những giai đoạn có thông tin dự án này, dự án nọ, những lời đồn thổi quy hoạch ruộng thôn này, thôn kia vào dự án chuẩn bị xây dựng thì không khí bán mua càng thêm rộ.


Gia đình bà Thanh vẫn phải bán ruộng để nuôi con ăn học

Đầu tiên chỉ 18-20 triệu đồng đã là nhiều, nhưng đỉnh điểm như cái dạo sốt đất năm 2010, có những gia đình bán được ruộng với giá 70 triệu một sào. “Họ chuyển nhượng lén lút cho nhau. Người dân thì cần tiền, người đi mua thì chờ giải tỏa để đền bù. Cũng chính vì nhu cầu ruộng đất khác nhau nên người dân bán ruộng đi rồi vẫn có thể cấy cày, chờ đến lúc nào dự án vào thì trả lại cho người đi mua”, ông Định chia sẻ.

Thực trạng đó quả thực khiến trưởng thôn Định đau đầu. Ông không thống kê được đất ruộng vì nhiều thửa đã bị người dân bán mất rồi nhưng vẫn thấy họ ra đồng mỗi khi xuống mạ, cày bừa, lấy nước. Chỉ có diện tích đất rừng là ông nắm rõ. Nhưng càng biết rõ lại càng thêm buồn. Vị trưởng thôn này tiết lộ với tôi rằng, ít nhất 30-40 diện tích đất lâm nghiệp trong tổng số 200 ha của thôn Hương đã bị bán cho các đại gia rồi.

Bán rừng, bán ruộng là có tiền. Những đồng tiền ấy, to thì sắm chiếc xe máy, tầm trung thì mua tivi, vặt vãnh thì biểu hiện trong bữa ăn của từng gia đình. Bi kịch ở chỗ, đó cũng là tiêu chí mỗi khi có đợt bình xét hộ nghèo. Có xe máy, có ti vi thì tất nhiên chẳng ai cho nghèo cả. Vì thế mà tỉ lệ hộ nghèo giảm nhanh. Chỉ có điều ruộng đất bán rồi, nếu dự án vào thì mất hết, không được "mượn" của chủ đất mới để đầu tư canh tác nữa. Đến lúc đó chẳng hiểu có ai cho họ tái nghèo lại không.

“Giảm nghèo theo chỉ tiêu thế thôi chứ cuộc sống bà con còn nhiều khó khăn lắm. Nghề nghiệp ổn định, đất đai thì ít, chỉ cần có việc phải tiêu đến tiền nhiều nhiều một chút như là ốm đau hay nuôi con ăn học thì không lo nổi”, ông Định nói giọng buồn rầu.

Có việc là bán ruộng

Cạnh thôn Hương là thôn Hội, nơi phong trào bán đất ruộng để thoát nghèo có phần rầm rộ hơn nhiều. Hôm tôi đến tìm hiểu, mấy người chỉ cho vào nhà bán ruộng mới nhất là hộ ông Nguyễn Văn Thanh (SN 1953) và bà Đinh Thị Thư (SN 1958). Nhà ông bà có 5 khẩu, không có đất rừng, đất nương, chỉ có vài sào ruộng. Gạo thì đủ ăn, mỗi vụ vừa đủ nuôi gia đình 6 tháng, nhưng hễ đụng đến việc gì cần tiền một chút là rơi vào bi kịch ngay tắp lự.

Ông Thanh chịu ảnh hưởng chất độc da cam nên không được tính vào thành phần lao động của gia đình. Đứa con trai út đi học, hai cô con gái đau ốm thường xuyên nên hầu hết thu nhập của gia đình đến từ đôi tay bà Thư, người phụ nữ năm nay đã tròn 55 tuổi. Hoàn cảnh ấy liệu ai có thể tin rằng gia đình này thoát nghèo ngay khi chân ướt chân ráo thành dân Thủ đô Hà Nội 4 năm về trước?


Trưởng thôn Phú bên đồng ruộng mà nhiều người dân đem bán

Khoản chi tiêu lớn nhất của gia đình bà Thư là đầu tư cho thằng con trai út đi học đại học ở Sơn Tây. Mỗi tháng bà phải gửi cho nó hơn 2 triệu đồng tiền ăn học. Nhờ nguồn vốn sinh viên, kỳ một được vay 5 triệu đồng, kỳ 2 được vay 4 triệu nên đỡ đần cho gia đình bà một khoản. Gọi là đỡ đần vì nguồn vốn vay không đủ, năm ngoái đến nay ông bà phải hai lần kêu người bán ruộng vì chẳng tìm đâu ra nguồn để nuôi con ăn học.

Lần thứ nhất bà bán 200 m2 để mua máy tính cho con. Lần thứ hai vẫn còn thiếu tiền nên kêu người bán thêm 100 m2 nữa. Tổng cộng hai lần bán được hơn 30 triệu đồng, đổ vào cho con ăn học hết, bây giờ chẳng còn một cắc nào. Đứa con gái đầu nhà bà Thư chuẩn bị đi lấy chồng. Tục lệ người Mường ở đây chẳng cần nhiều của hồi môn, nhưng cái khoản tổ chức cưới xin vẫn còn tốn kém. Chắc chắn gia đình bà lại phải bán ruộng để trang trải đám cưới cho con bởi tiền tích cóp thì đương nhiên là không có rồi, nhìn quanh quất trong nhà cũng chẳng có vật dụng gì đáng giá.

“Tôi chẳng biết ở xã này bây giờ có bao nhiêu dự án cụ thể, người ta cứ đồn thổi lung tung hết cả, nhưng chắc chắn là vài chục. Xây dựng NTM nhưng các xã Yên Trung, yên bình, Tiến Xuân không được dồn điền đổi thửa vì nghe đâu người ta xây dựng dự án vệ tinh xanh khu vực Hòa Lạc. Chuyện người dân bán đất lúa là có, nhưng họ bán lén lút, không làm thủ tục chuyển nhượng nên chính quyền cũng không biết được”, ông Đinh Công Tuân, Phó Chủ tịch UBND xã Yên Trung.

Ở thôn Hội này, thoát nghèo rồi nhưng cuộc sống vẫn cứ luẩn quẩn như gia đình bà Thư đã trở thành phổ biến. Trưởng thôn Nguyễn Văn Phú mới làm trưởng thôn được một khóa nhưng đầu gần bạc đi vì phải chạy ngược chạy xuôi xem chỗ nào người dân bán rừng, chỗ kia người dân bán ruộng.

Cả thôn có 113 hộ, 8 hộ nghèo, nhưng số hộ thoát nghèo rồi mà vẫn còn khó khăn thì vị trưởng thôn không thể tính. Ông bảo rằng, ngoại trừ mấy anh cán bộ, giáo viên ra, nếu là nông dân thì khó khăn hết. Từ khi các dự án quy hoạch, ruộng đất bán ào ào nên gia đình nào cũng lấy làm thuê để kê khai thu nhập chính. Tính bình quân, cứ mộ hộ ở thôn Hội thì có một người đi làm thuê, làm lao động tự do, đụng gì làm nấy.

Mấy năm nay kinh tế khó khăn, tiền công làm thuê cũng giảm, chỉ còn độ 70-80 ngàn một ngày côn nên dân làng kéo về thôn nhiều lắm. Bi kịch đã rõ. Ruộng nương bán đi rồi, tiền làm công lại thấp nên không ít người phải bỏ cả xứ mà đi.

Thôn Hội bây giờ chỉ còn 27,12 ha đất lúa, 100 ha đất rừng. Trưởng thôn Phú nói rằng con số đó chỉ tồn tại trên lý thuyết. Bởi đất lúa bị bán hay chưa không thống kê được, người ta lấy lúc nào không hay. Còn đất rừng, tiếng là 100 ha nhưng chỉ 80 ha là sản xuất được. Mấy năm trước, có một đại gia bên Sơn Tây gom một phát hết gần phần tư diện tích. “Cứ 80 triệu đồng/sào, cũng có khi lên đến trăm triệu mỗi sào. Nhưng giá nào không quan trọng. Cứ bí là bán ruộng, bán nương vì người dân ở đây không có nguồn nào khác”, trưởng thôn Phú phân tích.

Xem thêm
Thái Nguyên thông qua nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã 2023-2025

Đây là 1 trong 10 nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội được thông qua tại Kỳ họp thứ 18 của HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026.

4,2 triệu Euro hỗ trợ nông dân ĐBSCL làm nông nghiệp sinh thái, thông minh

Trà Vinh Dự án được tài trợ bởi Liên minh Châu Âu và triển khai tại các tỉnh Đồng Tháp, Kiên Giang và Trà Vinh, với tổng vốn đầu tư 4,2 triệu Euro.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

42 mẫu cà phê vào chung kết cuộc thi Cà phê đặc sản Việt Nam

42 mẫu cà phê, gồm 24 mẫu cà phê robusta và 18 mẫu arabica lọt vào vòng chung kết cuộc thi cà phê đặc sản Việt Nam 2024.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm