| Hotline: 0983.970.780

Chuyện lạ ở Lào Cai: Sống trong 'bóng tối' ngay chân đập thủy điện

Thứ Năm 01/06/2017 , 15:24 (GMT+7)

Câu nói đó quả không ngoa, khi mà nhiều năm nay, hơn 40 hộ thôn Giàng Trù, xã Nậm Khánh, huyện Bắc Hà vẫn chưa hề có điện dù nằm ngay cạnh NM thủy điện Nậm Phàng công suất 36MW.

Khi xây dựng thủy điện, người dân nơi đây đã phải đánh đổi bằng nhiều hoa màu, đất đai vì lời hứa sẽ được cấp điện sinh hoạt. Lời hứa đó, sau 6 năm dường như đã trôi theo dòng nước về hạ nguồn,...

11-46-12_1
Nguồn điện kéo về cách 3km quá yếu, buổi tối vẫn phải thắp đèn dầu

Chẳng ngẫu nhiên mà NM thủy điện Nậm Phàng, thuộc Cty CP Năng lượng Bắc Hà với công suất 36MW bỗng dưng được xây dựng và đi vào hoạt động trơn tru 6 năm qua. Để tạo điều kiện cho thi công, nhân dân ở Giàng Trù đã chấp nhận để NM lấy hàng chục ha ruộng và hoa màu. Bởi khi bắt đầu giải phóng mặt bằng xây dựng NM, lãnh đạo Cty đã hứa sẽ cấp điện cho người dân sau khi NM hoàn thành.

Tuy nhiên, NM đã chạy ngon lành 6 năm, đến nay 43 hộ dân tại thôn Giàng Trù vẫn chưa có điện, dù đã nhiều lần kiến nghị, đề xuất. Cách đây hơn 2 năm, gia đình anh Đặng Văn Chính cùng 9 hộ dân khác phải vay ngân hàng gom góp được gần 90 triệu đồng kéo điện lưới từ thôn Mà Phố cách gần 3km về dùng. Nguyên nhân sâu xa cũng bởi từ khi NM thủy điện Nậm Phàng đi vào hoạt động, nguồn nước cạn kiệt khiến các máy phát điện mini của người dân thành đống sắt vụn.

Bỏ ra số tiền lớn là vậy nhưng khi điện kéo về rất yếu. Vào giữa trưa, đặc biệt tối thì có điện cũng như không, các hộ vẫn phải dùng đèn dầu thắp. Điện yếu cũng bởi đường dây kéo quá dài không đảm bảo kỹ thuật gây tổn hao điện lớn và tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn. “Nhà ai muốn cắm cơm bằng nồi điện thì thì phải dậy từ 3 giờ sáng cắm thì trưa mới có cơm ăn, nếu dậy muộn thì cơm nấu không thể sôi được”, anh Chính thở dài.

Không chỉ có nhóm hộ gia đình anh Chính mà ở thôn Giàng Trù còn có vài nhóm hộ nữa cùng vay mượn tiền, chủ yếu là vay ngân hàng để chung nhau kéo điện về dùng. Tuy nhiên, tình trạng cũng chẳng khá hơn khi mà điện kéo về quá yếu. Không những vậy, do suy hao đường dây quá lớn, nên dù điện yếu nhưng mỗi tháng các hộ vẫn phải nộp từ 3 – 4 trăm nghìn tiền điện.

Về bất cập này, nhiều lần thôn cũng như UBND xã Nậm Khánh đã kiến nghị lên Chi nhánh điện Bắc Hà và NM thủy điện Nậm Phàng. Tuy nhiên, phía Chi nhánh điện Bắc Hà trả lời, do đường dây 35KV đi qua thôn Giàng Trù đã bán cho phía NM thủy điện nên không có quyền kéo điện xuống cho người dân nữa.

11-46-12_2
Những chiếc máy phát điện mini thành sắt vụn vì không có nước

Trong khi đó, đại diện NM lại khẳng định, việc kéo điện xuống cho người dân thuộc thẩm quyền của Chi nhánh điện Bắc Hà. NM chỉ được phép sản xuất và bán điện cho Nhà nước chứ không có quyền kéo điện xuống bán cho dân.

“Họ trả lời thế thì chúng tôi cũng đành chịu thôi, chứ xã Nậm Khánh có 3 cái thủy điện thì 2 cái khi hoàn thành người ta kéo điện về cho dân không vấn đề gì, mà cái thủy điện Nậm Phàng to nhất xã lại không làm được việc đó. Hứa nhiều mà khi đi vào hoạt động mỗi tháng họ lãi vài tỷ đồng, người dân chúng tôi không được hưởng lợi gì”, anh Lý Văn Tiến, trưởng thôn Giàng Trù bức xúc.

+ Ông Bàn Văn Minh, Chủ tịch UBND xã Nậm Khánh cho biết, khi NM về xây dựng, cấp ủy, chính quyền xã và bà con chào đón. Thế mà mấy năm rồi NM không thực hiện lời hứa nên bà con rất bức xúc. “Khi đó chúng tôi quá tin tưởng vào lời hứa của họ nên không có ký kết bằng văn bản, chỉ là thỏa thuận “mồm” vậy nên giờ cũng khó. Cũng nhiều lần xã gọi lên nhưng lãnh đạo NM thủy điện không chấp nhận vì họ nói bây giờ thay đổi giám đốc liên tục, người hứa hẹn lúc đó giờ nghỉ rồi”.

+ Theo tìm hiểu, cả thôn Giàng Trù hiện có 43 hộ dân thì có tới 27 hộ nghèo. Một trong những nguyên nhân khiến tỷ lệ nghèo cao tới hơn 50% đó chính là thiếu điện, dẫn đến khó tiếp cận thông tin, khó đưa KHKT vào SX. Để có mặt bằng xây dựng NM, người dân đã chấp nhận từ bỏ hàng chục, thậm chí hàng trăm ha đất sản xuất. Giờ đây, đất SX không còn, người dân không còn kế sinh nhai và cái cổ… ngày một dài ra vì chờ đợi lời hứa của NM.

 

Xem thêm
Đổi đất sau 30 năm thành mất đất

Đổi đất không thông qua chính quyền, bà Nguyễn Thị Tới ở tổ 12, phường Tân Bình, TP Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình được 'chỉ' mảnh đất không có giấy tờ chứng minh...

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Trường học thành nơi tập kết rơm rạ, rác thải

Trường Tiểu học và Trung học cơ sở Quang Giao (huyện Quảng Xương, Thanh Hóa) bị bỏ hoang nhiều năm, hiện đang xuống cấp nghiêm trọng, gây lãng phí lớn.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.