| Hotline: 0983.970.780

Chuyện về một "bà mụ" bị đẻ rơi

Thứ Hai 18/06/2012 , 10:22 (GMT+7)

Ít ai có thể ngờ được rằng, người phụ nữ có những đóng góp quan trọng cho "sự nghiệp duy trì nòi giống" Việt vốn là một đứa trẻ bị đẻ rơi.

Ít ai có thể ngờ được rằng, người phụ nữ có những đóng góp quan trọng cho "sự nghiệp duy trì nòi giống" Việt vốn là một đứa trẻ bị đẻ rơi. Người phụ nữ ấy là PGS. TS Nguyễn Thị Hoài Đức, nguyên Trưởng khoa Ngoại, Bệnh viện Phụ sản Trung ương, hiện là Viện trưởng Viện Sức khỏe sinh sản và Gia đình (Cát Linh, Đống Đa, Hà Nội).


Vợ chồng bà Đức

1. Sinh ngày 25/7/1932 tại huyện Tuy An (Phú Yên), Nguyễn Thị Hoài Đức là con thứ 3 trong một gia đình trí thức cách mạng. Có lẽ đó cũng là định mệnh của cuộc đời bà, một cuộc đời gắn liền với biết bao thăng trầm của lịch sử, cũng là một cuộc đời đầy những câu chuyện nhân văn.

Mẹ bà nói rằng những đứa trẻ bị đẻ rơi thường bướng bỉnh và quả nhiên hồi nhỏ bà là một đứa trẻ hiếu động và có cá tính mạnh. Lớn lên một chút, tận mắt chứng kiến giặc chiếm đóng, cướp bóc tài sản, sát hại đồng bào... bà vô cùng căm phẫn. Tuy mới 12-13 tuổi, nhưng bà đã cùng 2 anh trai tham gia hoạt động Việt Minh trong tổ chức “Nhi đồng cứu quốc” ở thị xã Sông Cầu, làm nhiệm vụ rải truyền đơn khắp các ngõ xóm. Nhiều lần, bà và 2 người anh trai cùng leo tường rào tung truyền đơn vào Nha cảnh sát, Tòa công sứ của quân Nhật...

Bà Hoài Đức hồi tưởng: “Thời chiến tranh thì ở đâu cũng thế. Người ta hào hứng vào bộ đội, hào hứng đi chiến đấu chứ không ai hào hứng đi học. Tôi cũng nằm trong số đó. Thế nhưng mẹ tôi cứ nhất định bắt phải đi học để làm một nữ hộ sinh”.

Nhưng là người có cá tính mạnh, bà cùng những bạn trai trốn nhà đi tòng quân. Đến điểm tuyển quân ở Nam Đàn (Nghệ An)thì bị bom Na-pan chặn đường. Bà đành nấp xuống hố, đậy nắp lên, phía trên lửa rừng rực cháy. Sợ bị thui, bà đẩy nắp chạy ra bờ sông, nhảy xuống nước thì mới thoát. Và, chuyện đi tòng quân đành dang dở. Lúc này, bà mới chịu nghe lời mẹ để đăng ký học Trường y sỹ Nông Cống, Thanh Hóa.

2. Năm 1963, sau 6 năm học tập và rèn luyện tại Trung Quốc, trở về nước, bà được cử làm Trưởng khoa Ngoại, Bệnh viện Phụ sản Trung ương. Một thời gian sau, bà tiếp tục sang Luân Đôn (Anh) học thêm về chữa bệnh vô sinh ở Bệnh viện Hamour Smirh - một bệnh viện danh tiếng, chuyên chữa về bệnh vô sinh. Cũng nhờ được học tập ở những nơi danh tiếng đó, trình độ nghiệp vụ của bà càng cao. Làm ở Khoa Nội tiết, bà đã chữa thành công nhiều ca vô sinh khó. Bệnh nhân đến với bà ngày một đông. Thậm chí đến bây giờ, khi bà nghỉ hưu đã hơn 20 năm thì vẫn còn nhiều người mến mộ danh tiếng của bà và tìm đến nhờ giúp đỡ.

28 năm gắn bó với sự nghiệp khám chữa bệnh cứu người, bà cũng giảng dạy cho rất nhiều sinh viên, lớp kế cận sau này. Từ năm 1990, trước khi nhận sổ hưu hai năm, bà thành lập Viện Sức khỏe sinh sản và Gia đình. Viện hoạt động dưới danh nghĩa là một tổ chức của Hội Nông dân Việt Nam.

“Nhờ mở phòng khám nhỏ tại phố Nguyễn Du (Hà Nội) trước đó nên tôi đã có tiền để đầu tư tự  làm dự án ở Sóc Sơn có tên “Hỗ trợ kế hoạch hóa gia đình nông thôn”. Đây có thể coi là dự án đầu tiên của Viện ngày nay”, bà kể.

Thấy bà làm tốt, đúng một năm sau, Đại sứ quán Úc đã đặt hàng, bảo bà viết một dự án tương tự và duyệt cho 10.000 USD. Bà nở nụ cười mãn nguyện: “Hồi đó, 10.000 USD là to lắm và càng mừng hơn khi nó là dự án đầu tiên”

Không chỉ dừng lại số tiền lớn đó, ông đại sứ Úc còn đồng ý tài trợ cho bà 40 chiếc xe đạp để tạo điều kiện cho những tuyên truyền viên nông thôn. Tới thời điểm này, Trung tâm của bà đã thực hiện nhiều dự án về sức khỏe sinh sản, truyền thông cách phòng chống các bệnh lan truyền qua đường tình dục, bà mẹ an toàn, phòng chống HIV, chống bạo lực gia đình, chống buôn bán phụ nữ, bóc lột tình dục, bình đẳng giới, chống buôn bán phụ nữ,… tại 23 tỉnh thành trên cả nước. Trong đó, tiêu biểu như dự án chống bạo lực gia đình, dự án chống buôn bán phụ nữ và lan truyền HIV.


Bà Đức đang trao quà cho trẻ em nghèo vượt khó tại huyện Sơn Hòa, tỉnh Phú Yên

Cuối năm 2011, PGS Nguyễn Thị Hoài Đức từng khiến nhiều cha mẹ giật mình và cảm thấy “hối hận” khi công bố số liệu: chỉ 10% cha mẹ thảo luận với con (độ tuổi từ 13-19) về các biện pháp tránh thai, nói về giới tính. Đây là một trong những tác nhân khiến cho các em  không chia sẻ với người thân về tình cảm, dân đến nguy cơ "ăn cơm trước kẻng".

Bà đã đem lại nhiều lợi ích cho phụ nữ Việt Nam là dự án chống bạo lực gia đình ở Ninh Bình làm 10 năm, và mới kết thúc trong năm 2011.

Bà hồ hởi: “Sau 10 năm miệt mài làm dự án, người dân Ninh Bình, từ chỗ không biết gì đến bây giờ mà dưới đấy người ta nói về bạo lực gia đình vanh vách. Số vụ bạo lực gia đình nhờ thế cũng giảm hẳn”.

3. Quen người đàn ông, rồi 15 ngày sau, người đàn ông đó trở thành “nửa cuộc đời của mình”, điều này với bà vừa là mơ, vừa là thực. Bà hồi tưởng trong niềm hân hoan: “Hồi đó thấy anh ấy thật thà, hiền lành và quan trọng nhất là quan tâm gia đình. Thế là mình đồng ý cưới”.

Hai năm sau khi cưới, năm 1961, bà sinh cô con gái đầu lòng, đặt tên là Trần Hoài Anh. Cô Hoài Anh không theo ngành của bố, mẹ mà chọn học ngành kiến trúc. Cô lấy chồng người Thụy Điển, sinh được 2 người con và đang định cư tại Hà Nội. Cô con gái thứ 2 tên là Trần Hoài Minh, sinh năm 1963. Khi bà sinh cô con gái thứ 2 thì chồng đi học tiến sỹ ở Liên Xô. Cô thứ 2 học sư phạm nhưng ra trường lại thích làm ngoại thương nên học thêm một bằng ngoại thương. Hiện cô đã có một con trai lớn, đang đi du học Pháp còn cô và chồng định cư ở Hà Nội.

Giờ 2 cô con gái đều ra ở riêng, nhà còn 2 vợ chồng già nhưng bà vẫn giữ quan điểm: đến lúc nào bố mẹ chết thì nhà cửa, tài sản sẽ là của các con. Còn bây giờ khi cả hai vẫn còn sống thì các con phải tự lập và nhất quyết không cho của cải hay tiền bạc gì cả. 

Bà tâm sự, ở cái tuổi ngoài 80, bà cảm thấy rất hạnh phúc chỉ bởi tất cả thành quả ngày hôm nay đều là công sức lao động của bản thân, nhất là chưa hề dính líu đến tiêu cực. Bà cũng hạnh phúc hơn bởi  bà có một người chồng hiểu mình. Hằng ngày hai “bóng già” cùng dậy lúc 5h30 sáng, cùng nhau đi tập thể dục, cùng nhau nấu ăn rồi cùng nhau đi đến Trung tâm làm việc trên 1 chiếc taxi quen thuộc. Rồi mỗi tuần hai buổi, hai vợ chồng già lại rủ nhau đi chơi tennis, dã ngoại hay hưởng gió mát của những buổi chiều hè…

Xem thêm
Thái Nguyên thông qua nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã 2023-2025

Đây là 1 trong 10 nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội được thông qua tại Kỳ họp thứ 18 của HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026.

Syngenta tập huấn kỹ thuật, sử dụng drone an toàn, hiệu quả tại ĐBSCL

Vĩnh Long Ngày 26/4, tại Vĩnh Long, Công ty TNHH Syngenta Việt Nam tổ chức tập huấn cho 230 người điều khiển máy bay phun thuốc BVTV, cách sử dụng an toàn và hiệu quả tại ĐBSCL.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Kỷ lục 120 món ăn chế biến từ sâm dây tại núi rừng Ngọc Linh

Tại núi rừng Ngọc Linh (huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum) đã chứng kiến các đầu bếp chế biến 120 món ăn từ sâm dây và được xác lập kỷ lục Việt Nam.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm