| Hotline: 0983.970.780

Cuộc hành hương 'Xuân vận' về quê ăn tết ở Trung Quốc

Thứ Tư 07/02/2018 , 13:05 (GMT+7)

Năm nay, hành trình “Xuân vận” ở Trung Quốc chính thức bắt đầu từ ngày 1/2 với lượng người đi lại ước tính lên tới gần ba tỷ lượt, theo kênh truyền hình trung ương Trung Quốc CCTV.

Hành trình “Xuân vận” của người Trung Quốc được cho là cuộc hành hương thường niên lớn nhất thế giới với gần ba tỷ người tham gia.

13-42-55_48c921f500000578-5339877-imge-34_1517489527962
Dòng người xếp hàng lên tàu về quê tại nhà ga Nam Kinh, thủ phủ tỉnh Giang Tô, Trung Quốc. Ảnh: Reuters.

Năm ngoái, cũng vào dịp gần tết, Xu Zhengming khệ nệ ôm chiếc tivi màn hình phẳng 36 inch vội vã vào ga Tây Bắc Kinh để đón tàu về quê. Cạnh ông, một hành khách cố sức kéo thùng thịt lớn. Giống Xu và vị khách nọ, nhiều công nhân xa quê khác cũng đang trên đường về nhà, mang theo những tấm áo, món đồ chơi mới cho vợ con trong chuyến “Xuân vận” khổng lồ mỗi năm một lần ở Trung Quốc. Tất cả đều nói họ không thể về tay không vào dịp lễ lớn nhất năm này, theo New York Times.

“Một năm tôi mới về nhà một lần vì quãng đường khá dài”, Xu vừa nói vừa cố nâng chiếc tivi lên. Ông chằng buộc quanh món đồ vô số quần áo để thêm phần chắc chắn. Quê Xu nằm tại một ngôi làng thuộc vùng ngoại ô thành phố Thành Đô, thủ phủ tỉnh Tứ Xuyên, Tây Nam Trung Quốc. Ông nhẩm tính mất khoảng 20 tiếng để về đến nhà.

“Cha tôi vẫn ở quê và cuộc sống gia đình rất khó khăn”, Xu, người đàn ông trung niên lên Bắc Kinh làm công nhân xây dựng, chia sẻ. “Cha tôi luôn muốn có một chiếc tivi màn hình phẳng. Vì thế, tôi mang chiếc của tôi về”.

Xu, cũng như hầu hết những hành khách khác đang chen lấn tại ga Tây Bắc Kinh, chỉ là một phần nhỏ trong con số hàng tỷ người tham gia cuộc hành hương “Xuân vận” mỗi độ Tết đến ở Trung Quốc. Đây được xem là cuộc di cư thường niên lớn nhất thế giới.

Kemin Zhang, nhân viên nhà hàng, đang kéo thùng nhựa chứa gần 10 kg thịt bò và thịt cừu, cho hay anh muốn mang chỗ thịt này về quê ở tỉnh Hà Bắc để làm nhân sủi cảo, món ăn truyền thống không thể thiếu vào dịp tết tại khu vực phía bắc Trung Quốc. “Ở nhà có thịt lợn rồi”, Kemin giải thích.

Cụm từ “Xuân vận” mang hàm ý chỉ việc người dân di chuyển về quê đón Tết Nguyên đán. Năm nay, hành trình “Xuân vận” ở Trung Quốc chính thức bắt đầu từ ngày 1/2 với lượng người đi lại ước tính lên tới gần ba tỷ lượt, theo kênh truyền hình trung ương Trung Quốc CCTV.

Hàng chục triệu người dân mỗi ngày liên tục rời khỏi các thành phố lớn như Bắc Kinh hay những khu công nghiệp ven biển để trở về quê bằng đủ loại phương tiện, từ tàu hỏa, máy bay, xe buýt, ôtô riêng, xe máy hay thậm chí cả đi bộ để về đoàn tụ với gia đình.

Hôm 25/1, một công nhân Trung Quốc đã quyết định đi bộ dưới trời mưa tuyết để về quê, bất chấp quãng đường xa 40 km. Hành trình của ông Zhao Fangzi, ngoài 60 tuôi, bắt đầu từ ga tàu thành phố Lạc Dương, tỉnh Hà Nam, đến quê ông ở huyện Mạnh Tân. Trước đó, ông đã bắt tàu từ Thượng Hải tới Lạc Dương.

Xe buýt chở Zhao bị hoãn chuyến vì điều kiện thời tiết. Nếu ở lại chờ đến hôm sau, ông phải bỏ tiền thuê phòng trọ, còn nếu bắt taxi, ông phải mất thêm 200 tệ (32 USD). Thế nên, Zhao quyết tâm đi bộ để dành tiền sắm thêm bộ quần áo mới cho vợ.

Đợt “Xuân vận” này có thể là lần cuối cùng của Zhao bởi ông không có ý định trở lại thành phố làm việc tiếp dù chủ công trình nơi ông làm việc tại Thượng Hải vẫn còn nợ lương. “Tôi đã 60 tuổi. Đến lúc nghỉ hưu rồi”, ông nói. Vì xác định ở lại luôn nên ông mang đồ đạc nhiều hơn bình thường, lỉnh kỉnh từ chăn, chiếu đến lò sưởi, quần áo...

Tại tỉnh Quý Châu, Tây Nam Trung Quốc, không ít người chọn các chuyến tàu cao tốc để làm phương tiện về quê. Ông Wen Hua, 53 tuổi, đang làm công nhân tại một công trường xây dựng thuộc tỉnh Phúc Kiến, cách huyện Đồng Tử, tỉnh Quý Châu, quê hương ông, 1.600 km. Hàng năm, hành trình về quê của ông mất tới 27 tiếng. Nhưng nay, nhờ hệ thống tàu cao tốc, vất vả được giảm một nửa. “Giờ đây, tôi có thể đi bằng tàu cao tốc tới Quý Châu, giảm đáng kể thời gian về nhà”, ông chia sẻ.

Ở khu tự trị dân tộc Choang, Quảng Tây, nhiều công nhân nơi đây lại chọn về quê bằng xe máy. Zhang Youjin, 38 tuổi, đến từ thành phố Hạ Châu, cùng vợ con sống và làm việc tại tỉnh Quảng Đông. Sáng 1/2, họ đóng gói một chai nước nóng, 4 chai cháo cùng các nhu yếu phẩm khác vào hai chiếc túi nhựa rồi lên đường về nhà trên xe máy.

“Trời lạnh cứng người nhưng đi theo cách này rẻ hơn”, Zhang nói. Đây là năm thứ 5 Zhang lái xe máy về nhà. Quãng đường dài khoảng 400 km và nếu không gặp trở ngại gì, cả nhà sẽ đến đích trong vòng một ngày.

Huang Fang là nhân viên trực tổng đài đường dây nóng bán vé tàu ở Thượng Hải. Huang cho biết trong thời gian “Xuân vận”, một ngày cô có thể tiếp nhận tới 300 cuộc gọi, nhiều hơn 50 cuộc so với ngày thường.

“Yêu cầu của các cuộc gọi rất đa dạng, từ xác nhận đặt vé tới hỗ trợ người già cách đặt vé qua mạng”, Huang kể. “Môi tôi khô lại mỗi khi về nhà. Đây là công việc bận rộn nhưng tôi vui vì giúp được mọi người về quê”.

Tại sân ga Tây Bắc Kinh, Yang Guibao, 64 tuổi, nhân viên dọn vệ sinh, cho hay dù đông đúc đến “phát điên” nhưng tình hình hiện nay vẫn tốt hơn nhiều so với trước đây. “Họ đã thêm nhiều chuyến tàu để phục vụ ‘Xuân vận’, hành khách không bị nhồi nhét nữa”, ông nói. Đưa ngón tay lên ra hiệu cảnh giác, Yang thì thầm: “Vẫn còn những kẻ móc túi quanh đây nhưng có cả cảnh sát mặc thường phục nữa”.

Xem thêm
Tìm thấy virus dịch tả lợn châu Phi trong xác lợn rừng

Thủ phạm virus gây dịch tả lợn châu Phi (ASF) đã được phát hiện trong xác một con lợn rừng vừa được tìm thấy ở phía tây bắc Singapore.

Ukraine nỗ lực xâm nhập lãnh thổ Nga, Moscow xuyên thủng Patriot

Ukraine tăng cường các vụ tấn công bằng UAV và tổ chức nhiều đợt xâm nhập lãnh thổ Nga, trong khi đó, mục tiêu của Moscow là khu vực hậu phương của Kiev.

Tướng Israel tiết lộ chi phí đánh chặn 'mưa tên lửa' của Iran

Tướng Israel Reem Aminoach cho rằng Israel hôm 13/4 đã phòng thủ thành công, song chi phí cho việc phòng thủ lớn gấp 10 lần những gì Iran đã bỏ ra.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm