| Hotline: 0983.970.780

Cuối năm, “cò lừa” lao động hoành hành

Thứ Năm 13/01/2011 , 11:51 (GMT+7)

Lợi dụng nhu cầu cần tìm việc gấp, các “cò” tung ra những thủ đoạn, mánh lới đưa người lao động vào bẫy.

Nhiều người lao động đến tìm việc làm thời vụ tại các Trung tâm giới thiệu việc làm

Gần đến Tết Nguyên đán, thị trường việc làm thời vụ ở TP.HCM trở nên nhộn nhịp. Lợi dụng nhu cầu cần tìm việc gấp, các “cò” tung ra những thủ đoạn, mánh lới đưa người lao động vào bẫy.

“Cò lừa” vào vai người tuyển dụng

Vào thời gian này, dạo quanh các trung tâm giới thiệu việc làm ở TP.HCM như: Trung tâm dịch vụ việc làm Thanh niên (số 4, Phạm Ngọc Thạch, Q1), Trung tâm việc làm ở đường An Dương Vương (Q. Bình Tân), Trung tâm ở đường Huỳnh Tấn Phát (Q.7)… tập trung rất đông người đến tìm kiếm thông tin, việc làm. Phần lớn họ là sinh viên vừa thi xong học kỳ đến tìm việc làm thêm và một đội ngũ đông đảo lao động nông thôn từ các vùng ven Sài Gòn tranh thủ thời gian hết vụ mùa lên phố tìm việc. Không khó để nhận ra những “cò lừa” lao động xen lẫn trong đám đông đang nhốn nháo tìm thông tin tuyển dụng. Họ ăn mặc nghiêm chỉnh, tay xách từng tập hồ sơ dày và đứng từ xa quan sát trước khi tiếp cận với “con mồi”.

Các "cò" thường mang theo hồ sơ giả và các bản sao y giấy phép kinh doanh (không có công chứng) của các DN để “lòe” người lao động. Nếu người lao động chấp nhận công việc sẽ phải đóng cho “cò” một khoản tiền gọi là tiền thế chân. Sau khi nhận được tiền thế chân, các “cò” thường đưa người lao động tới các trung tâm giả hoặc để lại một số giấy tờ và địa chỉ giả rồi “lặn mất tăm”. Một số được đưa qua trung gian, nhưng phải chịu thêm chi phí cao hơn mức bình thường.

Các "cò" thường “tư vấn” người lao động làm nhân viên bán hàng đa cấp, bởi đây là công việc các “cò” được hưởng lợi nhuận cao do tiền thế chân cao và hoa hồng từ các công ty bán hàng đa cấp. Tại cổng trung tâm giới thiệu việc làm Q7, ngoài một số nhân viên trung tâm được đeo thẻ đến hướng dẫn người lao động làm thủ tục, còn một số khá đông “cò lừa” đứng lảng vảng bên ngoài trung tâm. Họ lôi kéo, giành giật khách hàng ra chỗ khuất để tránh sự giám sát của trung tâm.

Không chỉ vào vai người tuyển dụng, “cò lừa” còn dán tờ rơi ở các trường ĐH, các KCN, khu nhà trọ… tuyển dụng lao động để lừa tiền thế chân. Trường hợp chị Nguyễn Thị Nguyệt (KCX Linh Trung, Thủ Đức), tin tưởng nộp 300.000 tiền thế chân để có được một vị trí bán hàng ở siêu thị Citimax. Nhưng khi cầm bản hợp đồng giả đến nơi mới té ngửa là bị lừa. Cùng cảnh ngộ với chị Nguyệt còn có nhóm bạn Ngọc – Minh – Dũng (SV trường cao đẳng Công nghệ Thủ Đức), mỗi người nộp hơn 200.000 đồng tiền thế chân để làm chân chạy hàng và bán cà phê (trên đường Võ Văn Ngân). Nhưng khi cầm hồ sơ được ký kết giữa các thành viên trong nhóm và một nhân viên tự xưng là nhân viên quản lý, đến quán cà phê nhận việc thì chủ quán kêu không có nhu cầu tuyển người. Gọi điện thoại cho người môi giới thì số điện thoại không liên lạc được. Biết bị lừa, các bạn đành ngậm ngùi về nhà, mất tiêu số tiền thế chân.

Những trung tâm “ma”

Theo thông tin từ Trung tâm dự báo nguồn nhân lực và việc làm TP.HCM, các doanh nghiệp trên địa bàn TP đang cần tuyển hơn 20.000 lao động thời vụ trước Tết Nguyên đán. Do đó, người lao động cần đến các địa chỉ trung tâm, công ty có uy tín, hoạt động đúng pháp luật để tìm việc.
Nhiều “cò lừa” còn dựng nên những trung tâm giới thiệu việc làm “ma” để đánh lừa người lao động. Khi “cò lừa” đã nhận được tiền thế chân, thì các trung tâm này cũng tan biến theo. Bà Nguyễn Thị Ngọc (ngụ tại Q.Tân Bình) sập bẫy công ty ảo là một ví dụ. Sau khi được “cò lừa” dẫn đến “mục sở thị” công ty tuyển dụng ở đường Lạc Long Quân (Q11), thấy phong cách phục vụ chuyên nghiệp, mức lương cao hơn 150.000 đồng/ngày, bà Ngọc đặt 350.000 đồng tiền thế chân, năm ngày sau quay lại ký hợp đồng và chính thức làm việc. Đến hẹn, bà Ngọc trở lại nhận việc thì được báo là công ty đã chuyển địa điểm, hỏi chủ nhà cũng lắc đầu. Mất tiền, phí công sức, nhưng bà Ngọc cũng không biết kiện ai, bởi những giấy tờ mà “cò lừa” đưa chỉ là đồ giả.

Liên lạc qua số điện thoại được in trên các tờ rơi tuyển dụng, anh Vũ Văn Chinh (quê Long An) được một “cò lừa” tư vấn đi bán hàng đa cấp. Tuy nhiên anh Chinh phải bỏ ra một số tiền hơn 1 triệu đồng để mua hàng về dùng thử, nếu bán được sản phẩm thì hưởng hoa hồng cao. Tuy nhiên rao bán, tiếp thị, khách hàng đều từ chối do giá cả quá cao, chất lượng lại không bảo đảm. Anh Chinh đưa hàng đến công ty để trả hàng, nhưng đến nơi thì trung tâm cũng bốc hơi, chỉ thấy tấm biển cho thuê mặt bằng. Rời quê lên TP làm thời vụ để kiếm thêm chút tiền tiêu Tết, nhưng bị cò lừa nhẵn túi, anh Chinh phải về quê xin làm thợ hồ.

Ông Dương Trọng Phúc - Phó giám đốc Trung tâm hỗ trợ SV TP.HCM khuyến cáo, SV nên đến các trung tâm hỗ trợ tìm việc của trường để tìm việc, tránh tình trạng bị lừa đảo việc làm thời vụ Tết. Những công ty tuyển người không có địa chỉ rõ ràng, giấy tờ không chính xác thì người lao động không nên đặt tiền thế chân. Trong việc ký hợp đồng cũng cần minh bạch, rõ ràng tránh kiện tụng về sau, gây bất lợi cho người lao động.

Xem thêm
Nghệ An: Tôm chết hàng loạt, nghi do bệnh mới

Tôm chết nhiều trên diện tích khoảng 25ha, trong đó phần đa xuống giống chưa được bao lâu. Đây là hồi chuông báo động đối với nghề hoàng kim một thời ở Nghệ An.

Điều động 1 kíp tàu tuần tra, phòng chống khai thác IUU

Từ ngày 22/4, Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu điều động 1 kíp tàu tuần tra, kiểm soát kết hợp tuyên truyền phòng, chống khai thác IUU trên vùng biển do đơn vị quản lý.

Xuất khẩu thủy sản 2 tháng đầu năm tăng 22,3%

Theo ước tính của Tổng cục Thống kê, trong 2 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 1,3 tỷ USD, tăng 22,3% so với cùng kỳ năm 2023.

Có máy tời kéo thuyền, ngư dân khỏe re

QUẢNG TRỊ Chiếc máy tời nhỏ gọn nổ xình xịch, kéo theo thuyền đánh cá lên bờ một cách nhẹ nhàng. Ngư dân vì thế giảm được sức người trong khai thác hải sản.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm