| Hotline: 0983.970.780

Gặp người bỏ phố lên rừng

Thứ Hai 08/02/2010 , 10:31 (GMT+7)

Nha Trang một trưa mùa đông . Sau khi đi thăm hồ chứa nước Tiên Du trở về, chúng tôi, ghé nhà hàng Chiêu Anh ăn cơm trưa. Ngồi bên cạnh tôi là một thanh niên khoảng chừng 36, 37 tuổi trông rất thư sinh.

Nha Trang  một trưa mùa đông . Sau khi đi thăm hồ chứa nước Tiên Du trở về, chúng tôi, ghé nhà hàng Chiêu Anh ăn cơm trưa. Ngồi bên cạnh tôi là một thanh niên khoảng chừng 36, 37 tuổi trông rất thư sinh.

Trong lúc chờ nhà hàng dọn cơm, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng Cty xây dựng NN - PTNT Bạch Quang Dũng đến bên người thanh niên đó và giới thiệu với tôi:

- Đây là anh Mai Viết Phẩm, Giám đốc Cty cổ phần thương mại và xuất nhập khẩu Mai Viết. Còn đây là anh Mạnh Thường – Báo Nông nghiệp Việt Nam. Giới thiệu xong, anh Dũng vỗ nhẹ vào vai Phẩm:

- Em ra cắt ít cam cho mọi người ăn trước cho vui nhé!

Lát sau Phẩm cùng vài người nữa bưng ra mấy đĩa cam ruột màu đỏ trông rất đẹp. Quả thật, từ trước tới nay, lần đầu tiên trong đời tôi được chiêm ngưỡng, được thưởng thức một loại cam ruột đỏ không hạt này. Đưa miếng cam ăn tôi đã cảm nhận được mùi vị thơm mát, ngọt dịu, có 3 mùi vị gồm cà rốt, cà chua, và cam thường mà tất cả những loại cam trong và ngoài nước mà tôi đã tưng thưởng thức đều không có được.

Sau những phút giây làm quen, tôi hỏi:

- Loại cam gì mà ruột đỏ trông bắt mắt và ăn ngon ngon thế hả anh Phẩm?

Dường như không phải suy nghĩ, anh Phẩm nói luôn:

- Đấy là giống cam có tên là Cara Cara. Năm 2001, giống cam Cara Cara được ba tôi là kỹ sư Mai Viết Phương mang từ Úc về trồng ở Lâm Đồng. Khi nào rảnh mời anh lên Lâm Đồng, anh em mình sẽ nói chuyện với nhau về giống cam này, “trăm nghe không bằng một thấy” mà anh!

Tôi cám ơn lời mời của Phẩm. Và một ngày đầu năm 2010 tôi có dịp lên Lâm Đồng công tác. Suốt dọc đường đi đầu óc tôi cứ đặt câu hỏi từ những thông tin mà tôi tìm hiểu được về Mai Viết Phẩm. Là kỹ sư, tốt nghiệp Đại học Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh lại công tác tại Cty Quản lý và phát triển nhà ở Quận 2 – TP. Hồ Chí Minh sao lại bỏ phố lên rừng trồng cam? Nhà cửa đàng hoàng, vợ đẹp con ngoan, sao lại lao vào cảnh “ăn cơm tập thể ngủ giường cá nhân”. Vì sao và vì sao? Tất cả những suy nghĩ, những câu hỏi đó cứ lởn vởn trong đầu tôi.

Theo lời chỉ dẫn trước đó của anh Phẩm, đến ngã ba Phi Nôm lên đường cao tốc Liên Khương - Đà Lạt đi chừng hơn 3, 5km là đến cổng trang trại Phương Mai. Trên những sườn đồi của dãy núi Voi thuộc xã Hiệp Thạnh huyện Đức Trọng …Anh Phẩm dẫn chúng tôi đi thăm vườn cam.

Nắng buổi chiều cao nguyên vàng nhạt, bây giờ đây trước mắt tôi một vườn cam cây nào cây nấy sai trĩu quả. Tôi đã từng đi thăm nhiều nơi trồng cam nổi tiếng như: Phủ Quỳ (Nghệ An), Lái Thiêu (Đồng Nai), Cai Lậy (Tiền Giang),… nhưng chưa có nơi nào có vườn cam tôi được chiêm ngưỡng trên sườn đồi sỏi đá cây cam lai xanh tốt, sai quả đến lạ lỳ. Có lẽ không phải mình tôi, mà tôi tin rằng các nhà thổ nhưỡng, nhà nông học đến đây ắt phải trầm trồ khen ngợi cây cam được trồng trên đất sỏi đá, cho năng xuất cao, chất lượng tốt lại xanh tươi đến thế.

Trải dài trên sườn đồi núi Voi, vườn cam có diện tích lên đến 25ha. Tìm hiểu về gốc tích loại cam qúy này anh Phẩm cho biết: Cam Cara cara không hạt giống gốc có xuất xứ từ vùng Valencia thuộc nước Venezuela, du nhập qua Mỹ sau đó đến Úc. Từ giống gốc đó, ba tôi là kỹ sư Mai Viết Phương và tiến sĩ thực vật học Graeme Richards cùng các cộng sự ở trường Đại học Hawkesbury miền Tây Sydney đã lai tạo bằng phương pháp gây đột biến, chọn và duy trì các cá thể biến dị để có được cá thể ruột đỏ không hạt và đặt tên Cara Cara Navel Với tấm lòng yêu quê hương đất nước, nhất là khi tận mắt được nhìn thấy những vườn cam ở quê hương (quê ông Mai Viết Phương ở Long Xuyên, An Giang), chỉ có tồn tại được chưa đầy 10 năm đã phải chặt bỏ vì sâu bệnh. Vì vậy mà được sự ủng hộ của tiến sĩ Graeme Richards, ba tôi đã mang giống cam Cara cara về trồng ở đây. Không chỉ mang giống cam quý này, ba tôi còn mang các giống cây con khác về trồng khảo nghiệm thành công thông qua công ty Mai Viết như: chanh không hạt, quýt không hạt, xoài, táo, na, mía, vải,…

Nhìn những cây cam quả treo lủng lẳng, có quả còn xanh bên cạnh đó là những chùm hoa đua nhau khoe sắc, tôi hỏi anh Phẩm:

- Các giống cam ở nước ta ra trái theo mùa còn với cam Cara cara có ra trái theo mùa không và năng suất thế nào?

- Đấy anh xem, cây nào cũng vừa có quả chín cho thu hoạch vừa có quả còn xanh và vừa ra hoa. Cam Cara cara cho thu hoạch quanh năm, tuổi thọ của cây từ 40 – 50 năm và cho năng suất bình quân từ 37 – 50 tấn/ha.

Nghe vậy tôi nhẩm tính, nếu chỉ tính với năng suất thấp nhất 37 tấn/ha và giá bán hiện nay là 30.000đồng/kg thì mỗi năm cho thu nhập trên 1110 triệu đồng/ha. Với số lượng hiện nay, Cam Cara Cara không đủ để bán cho các siêu thị .

Hiệu quả trồng cam Cara cara thật là cao mà không có cây có múi nào được như vậy. Tìm hiểu tôi được biết thêm: Cam Cara Cara giàu chất lycopene và carotenoid. Đó là những chất tăng khả năng miễn dịch, giúp chống bệnh ung thư, giảm đi một phần lớn nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt, ung thư phổi, cổ tử cung và da. Cam Cara Cara mức độ axit rất thấp nên ăn nhiều không có cảm giác bị ợ nóng thường thấy như khi ăn nhiều cam hoặc các loại họ cam quýt khác.

Anh Phẩm cũng kể cho tôi nghe về nổi vất vả, khó nhọc của ba anh khi đào sỏi đá để trồng cam Cara Cara. Đất đá không phụ người, sau 5 năm trồng trồng vườn cam đã cho năng suất cao là 32 tấn/ha, chất lượng tuyệt vời. Chính vì vậy mà vườn cam này đã được Sở NN -  PTNT tỉnh Lâm Đồng cấp giấy chứng nhận vườn cam Cara Cara là giống đầu dòng.

Hơn thế nữa, khi nhìn thấy hiệu quả của vườn cam Cara Cara, năm 2007, những người lãnh đạo ở tỉnh Lâm Đồng đã giao cho Cty Phương Mai do ông Phương làm giám đốc hơn 200ha đất ở xã Hiệp An, huyện Đức Trọng và ông đã trồng được hơn 60ha cam cam Cara Ca ra tại đây.

- Anh ạ! Cách đây gần 3 năm, trước khi quyết định xin nghỉ việc, để lên Lâm Đồng trồng cam em suy nghĩ nhiều lắm – Mai Viết Phẩm mở đầu tâm sự như thế khi tôi muốn tìm hiểu về anh sao lai bỏ phố lên rừng. Anh tâm sự tiếp: Những ngày em lên thăm vườn cam thấy ba già rồi mà vẫn cùng công nhân cậy đá đào hố trồng cam thì em đã cảm phục lắm rồi. Thế rồi mảnh đất, Đức Trọng này như có ma lực hút tâm hồn em. Em đưa tâm sự của mình nói với vợ, thật bất ngờ vợ em ủng hộ liền. Từ đó đén nay, em đã gắn bó với mảnh đất này. Vài năm gần đây, ba em tuổi cao sức khỏe giảm sút, ông đã giao cho em toàn quyền quản lý trang trại này. Năm ngoái em cùng với em trai là Mai Viết Phước là một chuyên gia nông nghiệp tại Úc cùng một số bạn bè xin thành lập Cty cổ phần Thương mại và xuất nhập khẩu Mai Viết và được Cty của ba là Cty Phương Mai ủy quyền hợp pháp phân phối sản phẩm cũng như chuyển giao công nghệ tại Việt Nam.

Mặt trời đã khuất bóng, sương mù bắt đầu bay nhè nhẹ, gió thổi vi vu. Tôi chia tay Phẩm và nhìn lại vườn cam đang đung đưa theo chiều gió. Bất giác trong tôi tràn ngập một niềm vui: Từ đây cây cam Cara Cara không chỉ thỏa mãn nhu cầu trong nước mà còn xuất khẩu góp phần thay đổi cơ cấu cây trồng thu ngoại tệ cho đất nước. Lịch sử sẽ ghi công những người đã đưa giống cây trồng mới góp phần làm giàu cho người nông dân và cho Tổ quốc .

Xem thêm
Thái Nguyên thông qua nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã 2023-2025

Đây là 1 trong 10 nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội được thông qua tại Kỳ họp thứ 18 của HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026.

Syngenta tập huấn kỹ thuật, sử dụng drone an toàn, hiệu quả tại ĐBSCL

Vĩnh Long Ngày 26/4, tại Vĩnh Long, Công ty TNHH Syngenta Việt Nam tổ chức tập huấn cho 230 người điều khiển máy bay phun thuốc BVTV, cách sử dụng an toàn và hiệu quả tại ĐBSCL.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Kỷ lục 120 món ăn chế biến từ sâm dây tại núi rừng Ngọc Linh

Tại núi rừng Ngọc Linh (huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum) đã chứng kiến các đầu bếp chế biến 120 món ăn từ sâm dây và được xác lập kỷ lục Việt Nam.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm