| Hotline: 0983.970.780

Giếng Ngọc cá thần

Thứ Hai 13/12/2010 , 14:36 (GMT+7)

Khi chiếc giếng được tát cạn gần nửa, người dân làng Diềm hò reo vui sướng vì thấy ba ông cá thần nghìn năm tuổi không bơi theo dòng nước lũ mà vẫn ở lại giếng Ngọc đền Cùng.

Cụ Nguyễn Thị Lơn nhớ lại, trận đại hồng thủy năm 1971 đã nhấn chìm toàn bộ làng Diềm trong nước lũ. Ngay khi nước rút, việc đầu tiên bà con làng Diềm làm là nhanh chóng thau rửa vệ sinh giếng Ngọc ở đền Cùng. Khi chiếc giếng được tát cạn gần nửa, người dân làng Diềm hò reo vui sướng vì thấy ba ông cá thần nghìn năm tuổi không bơi theo dòng nước lũ mà vẫn ở lại giếng Ngọc đền Cùng.

Giếng nước ngọt nhất làng Diềm

Làng Diềm (Yên Phong, Bắc Ninh) hiện còn ngôi đền thờ vua Bà, người khai sinh ra điệu hát quan họ làm say đắm biết bao du khách gần xa. Cụ Lơn, người vinh dự được làng cử trông coi giếng Ngọc bảo, sở dĩ trai gái làng Diềm sở hữu điệu hát quan họ ngọt như mía lùi là do uống nước ở giếng Ngọc đền Cùng mà có. 

Đền Cùng nơi có giếng Ngọc và hai ông cá thần

Về nguồn gốc của giếng Ngọc, bà Lơn hào hứng kể lại, vào thời vua Lý Thánh Tông trị vì, một đêm trời trong xanh gió mát, hoàng hậu đang nằm ngủ chợt thấy ánh hào quang rọi sáng khắp nhà. Từ trong ánh hào quang ấy, có hai con cá chép vàng hiện ra xin được đầu thai làm người. Không lâu sau đó, hoàng hậu có thai rồi sinh hạ được hai công chúa xinh xắn đặt tên là Ngọc Dong và Thủy Tiên. Hai nàng càng lớn càng xinh đẹp, lộng lẫy, tới tuổi xuân thì, không những nổi tiếng xinh đẹp mà hai nàng công chúa còn vang truyền thiên hạ với tài trí của bậc quân tử.

Bấy giờ ở vùng núi Kim Lĩnh làng Diềm ngày nay, rất hoang sơ và nhiều thú dữ. Hai nàng xin phép vua cha cho về đó để diệt trừ hậu họa giúp dân làng. Sau khi vua Lý tận dụng một hang động lớn dưới chân dãy núi Kim Lĩnh để làm kho quân lương, hai nàng liền tự nguyện xin được trông nom, quản lí kho quân lương đó. Rồi ngày tiết thanh minh (3/3 âm lịch) năm nọ, hai nàng cùng quỳ xuống quay đầu về hướng kinh thành lạy tạ và xin vua cha được ở lại vùng núi Kim Lĩnh.

Ngay sau đó hai nàng công chúa hóa thành hai chú cá vàng, nơi hai nàng quỳ lạy biến thành một cái giếng có hình bán nguyệt mà ngày nay người dân gọi là giếng Ngọc. Để tưởng nhớ công ơn hai nàng công chúa, dân làng Diềm lập đền thờ ở ngay chính nền kho quân lương dưới chân núi Kim Lĩnh và đặt tên là đền Cùng. 

Bà Nguyễn Thị Lơn người nắm giữ những câu chuyện về giếng Ngọc cá thần

Có một điều kỳ lạ mà bà Lơn cũng như dân làng Diềm không thể lý giải được là rất nhiều năm hạn hán khủng khiếp, các giếng nước trong làng Diềm cạn không còn lấy một giọt, nhưng ở giếng Ngọc nước luôn trong vắt không vơi đi một cắc.  "Với người dân làng Diềm chúng tôi, giếng Ngọc là nơi linh thiêng, đàn bà con gái “đến tháng” không bao giờ được bén mảng tới múc nước, nếu ai vẫn cố tình đến gần giếng lập tức nước chuyển màu vẩn đục ngay”, bà Lơn trầm ngâm nói.

Cũng theo bà Lơn thì nước giếng Ngọc con gái làng Diềm dùng để gội đầu thì tóc mềm mượt như mây. Đàn ông dùng nước giếng Ngọc để pha trà thì nước trà luôn thơm, xanh, ngọt hơn hẳn khi pha với các thứ nước khác. Người dân làng Diềm giờ vẫn hay truyền miệng nhau câu ca dao: “Nước giếng Ngọc pha trà Tân Cương/ Như tình Kim Trọng bén duyên Thúy Kiều”.

Giếng Ngọc đền Cùng

Chuyện về ba “ông cá”

Điều kỳ lạ khiến giếng Ngọc trở nên huyền bí, linh thiêng như hiện nay là sự có mặt của ba “ông cá” thần. Hỏi thăm ba ông cá thần ở giếng Ngọc, mấy bà già trông coi đền Cùng ngân ngấn lệ cho hay, lần tát giếng Ngọc ngày 3/3 âm lịch vừa qua, một ông cá thần không may gặp nạn đã về trời nên giờ chỉ còn lại hai ông. Xác của ông được dân làng an táng ngay bên cạnh giếng Ngọc và lập bát hương thờ.

Bà Lơn năm nay đã bước sang tuổi 70, bà bảo ngày bé ra đền chơi cùng mẹ đã thấy ba ông cá ngự ở đó rồi. Ngay cả mẹ và bài nội bà Lơn cũng bảo từ khi sinh ra đã thấy giếng Ngọc có ba ông cá thần bơi lội tung tăng. Truyền thuyết kể rằng, hai ông cá thần ở giếng Ngọc là do hai nàng công chúa Ngọc Dong và Thủy Tiên hóa thành, ông cá còn lại là do Ngọc Hoàng ban xuống để bảo vệ giúp sức hai nàng.  

Trẻ con sau khi tan học đều xuống giếng Ngọc mục nước uống

Quan sát giếng Ngọc chúng tôi thấy hai ông cá thần lúc nào cũng nhẹ nhàng thướt tha như hai nàng thiếu nữ. Cho đến tận bây giờ, hai ông cá thần còn lại ở giếng Ngọc là giống cá gì vẫn chưa ai có thể lý giải được.

Khi được hỏi tại sao hai nàng công chúa hóa thân thành lại gọi là “ông cá”, bà con làng Diềm lý giải, do hai nàng công chúa phong lưu, dũng mãnh không kém các trang nam tử hán đại trượng phu nên được phong làm ông.

Trải qua không biết bao nhiêu thăng trầm với người dân làng Diềm, tuy nhiên ba ông cá thần vẫn một lòng thủy chung với giếng Ngọc mà chưa hề rời xa. Có những trận lũ lịch sử vào các năm 1945, 1968 và 1971 khiến làng Diềm, trong đó có giếng Ngọc ngập sâu dưới cả chục mét nước, nhưng tuyệt nhiên ba ông cá vẫn ở lại trong giếng chứ không dời đi đâu.  

Hai ông cá thần còn lại ở giếng Ngọc Làng Diềm chưa ai biết đó là giống cá gì

Bà Lơn cho hay, trận lụt khủng khiếp năm 1971 có mấy con cá lạ lạc vào giếng Ngọc. Không phân biệt được đâu là ba ông cá thần đâu là cá thường một vị cao niên trong làng mới đưa tất cả cá trong giếng ra ngoài sông thả và nói: “Ông nào ở giếng Ngọc đền Cùng thì quay trở lại, ai không phải thì bơi đi”, lập tức mấy chú cá lạ quẫy đuôi lặn mất tăm, riêng ba ông cá thần cứ quanh quẩn ở chân vị cao niên kia mà không bơi đi đâu.

Theo lời kể của bà Nguyễn Thị Dẫn, hội viên Hội Người cao tuổi làng Diềm, có một điều rất lạ là ngoài ba ông cá thần ra không một loài vật nào có thể sống trong giếng Ngọc. Vào những dịp rằm tháng Giêng, rất nhiều người dân từ nơi khác đem thả trộm cá chép và rùa xuống giếng Ngọc, nhưng chỉ được vài tiếng là lũ cá mới thả xuống cứ ngớp lên mặt nước rồi ngửa bụng chết. Riêng lũ rùa chỉ mắt trước, mắt sau là bò lổm ngổm chạy thẳng ra cái ao làng gần đó.

Xem thêm
Thái Nguyên thông qua nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã 2023-2025

Đây là 1 trong 10 nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội được thông qua tại Kỳ họp thứ 18 của HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026.

Syngenta tập huấn kỹ thuật, sử dụng drone an toàn, hiệu quả tại ĐBSCL

Vĩnh Long Ngày 26/4, tại Vĩnh Long, Công ty TNHH Syngenta Việt Nam tổ chức tập huấn cho 230 người điều khiển máy bay phun thuốc BVTV, cách sử dụng an toàn và hiệu quả tại ĐBSCL.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Kỷ lục 120 món ăn chế biến từ sâm dây tại núi rừng Ngọc Linh

Tại núi rừng Ngọc Linh (huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum) đã chứng kiến các đầu bếp chế biến 120 món ăn từ sâm dây và được xác lập kỷ lục Việt Nam.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm