| Hotline: 0983.970.780

Hàng triệu người Việt Nam bị máy khử trùng ozone lừa ngoạn mục?

Thứ Ba 20/09/2016 , 19:24 (GMT+7)

Các nhà sản xuất đang lợi dụng kẽ hở về chuẩn ozone chưa được công bố và chưa có cơ quan chức năng nào kiểm định, cho phép nên vô tình tạo ra một môi trường thuận lợi cho việc sản xuất, nhập khẩu và lưu hành không kiểm soát.

PGS Phạm Duy Hiển cho biết, khí ozone trước hết là khí cực độc, có thể làm chết động vật thí nghiệm và ngay cả con người với liều nhất định. Với liều hoặc nồng độ nào đó ozone rất độc hại cho nhu mô phổi và đường hô hấp nói chung.


Nhiều gia đình là tín đồ của máy khử trùng ozone


Teo niêm mạc mũi vì máy ozone

Là tín đồ của các loại thực phẩm sạch thôi chưa đủ, gia đình bà Trần Thị Nhài trú tại Hai Bà Trưng, Hà Nội còn sắm thêm máy sục rau, củ quả, thịt ozone để loại bỏ chất độc hại ra khỏi thực phẩm.
 
Bà Nhài tin rằng nhờ có máy này các loại chất bẩn đều được tống ra ngoài hết. Nhìn miếng thịt sau khi sục qua máy sục ozone bà Nhài rất sợ bởi vì các loại váng đóng cặn nổi lềnh bềnh trên mặt nước. Bà Nhài lo lắng nếu những thứ này mà đi vào cơ thể không biết sẽ độc hại ra sao.
 
Cũng giống như bà Nhài, biết bao bà nội trợ đã tin tưởng và mua dùng máy ozone với hi vọng tốt cho sức khoẻ gia đình.
 
Gia đình bà Nguyễn Thị Hoà trú tại Vương Thừa Vũ, Hà Nội là điển hình. Bà Hoà kể, từ năm 2006, khi có dịch tiêu chảy xuất hiện, quá hoảng sợ với thực phẩm bẩn, bà đã mua chiếc máy khử trùng ozone. 10 năm nay chiếc máy này trở thành vật bất ly thân trong gian bếp của nhà bà. 
 
Bà Hoà không nghĩ rằng căn bệnh viêm teo niêm mạc mũi của vợ chồng mình là do máy khử trùng ozone gây ra. Đến khi đi khám về điều trị mãi không khỏi, chồng bà mới lên các trang web nước ngoài đọc, vô tình biết được ozone có thể gây teo niêm mạc mũi, lúc này bà mới tá hoả. Thì ra 10 năm qua bà sống chung với vật ảnh hưởng tới sức khoẻ của gia đình mình mà bà không biết.
 
 

Không có ngưỡng nào an toàn

PGS Phạm Duy Hiển – Nguyên Phó Giám đốc Bệnh viện K trung ương, cho biết, máy khử trùng ozone thực sự không có tác dụng nào trong việc làm sạch thực phẩm bẩn. PGS Hiển cho biết bản thân ông cũng là nạn nhân của máy khử trùng ozone. 


Viêm mũi họng mãn tính do ngộ độc khí ozone
 

Thật tình cờ, khi PGS Hiển sử dụng từ khoá "sử dụng máy sục ozone cho thực phẩm bẩn trong gia đình" thì không có một quốc gia nào trên thế giới sử dụng máy tạo ozone dùng cho hộ gia đình tẩy thực phẩm bẩn.

Máy ozone chỉ dùng trong công nghiệp, bảo quản thực phẩm sạch sau thu hoạch hoặc giết mổ; diệt vi trùng nguồn nước uống của thành phố thay Clo; vệ sinh chai lọ ở các nhà máy bia, nước giải khát... 

Nhưng hiện nay, máy này cũng không được sử dụng rộng rãi vì tác dụng độc hại cho công nhân và đặc biệt gây ô nhiễm môi trường không khí! Nơi sản xuất máy "sục ozone" cho gia đình chỉ thấy ở Việt Nam, Trung Quốc và một số máy không rõ nước nào sản xuất chỉ ghi ký hiệu công ty...

PGS Hiển cho biết, khí ozone trước hết là khí cực độc, có thể làm chết động vật thí nghiệm và ngay cả con người với liều nhất định. Với liều hoặc nồng độ nào đó ozone rất độc hại cho nhu mô phổi và đường hô hấp nói chung.

Tuy ozone có thể tiêu diệt vi khuẩn ở bề mặt thực phẩm, nhưng khi các chất độc như kháng sinh, chất diệt cỏ trừ sâu... đã ngấm sâu vào thực phẩm thì vai trò của ozone lại không cao.

Thậm chí, ngay cả khi tiếp xúc trực tiếp máy "sục ozone" cũng không loại bỏ được hết các độc tố, vì có hàng trăm chất độc, hàng trăm hóa chất, trong khi chỉ mình ozone sẽ không thể "phá hủy" được tất cả. 

Đáng lưu ý, muốn tạo ozone phải sử dụng thiết bị tạo oxy sạch và sấy khô, thiết bị này rất đắt, nếu lắp vào máy "sục ozone" thì khó có thể bán được vì giá thành quá cao. Trường hợp lấy không khí thường là hoàn toàn không sạch, bởi không khí chứa đến hơn 70% khí nitơ (N2) và lại không sấy khô. Qua máy "sục ozone" khí nitơ này sẽ thành oxit nitơ và ozone. Lượng ozone không lớn (thường chỉ chiếm 19%) còn khí oxit nitơ lại chiếm tỷ lệ cao hơn.

Oxit nitơ lại cực kỳ độc hại đối với người sử dụng, đặc biệt là khi ăn kèm thực phẩm chứa chất này với mắm tôm hay sản phẩm lên men tạo nên sự phân hủy oxit nitơ. Khí này bám vào vòm họng và được xem là một trong những nguy cơ gây nên ung thư vòm họng. 

Nếu thường xuyên hít phải khí này sẽ mắc bệnh về tai, mũi, họng: viêm mũi, hen phế quản mãn tính, viêm kết giác mạc, viêm phổi mãn tính như khi hít phải khí ozone vậy. 

"Ngoài ra, với nồng độ ozone không nguy hại cho con người (0,1ppm/8 giờ) lại không giết được vi trùng, các nhà sản xuất đua nhau nâng công xuất máy "sục" lên đến 20, 30 thậm trí 40ppm...Trong buồng bếp rộng 15-20 m2 các bà nội trợ lắp máy "sục ozone" công xuất cao để diệt "con vi trùng" tốt hơn, nhanh hơn... thì "con người" sẽ ra sao?" – PGS Hiển đặt câu hỏi.

Nói về việc máy "sục ozone" được sử dụng tràn lan như hiện nay, PGS Hiển cho biết các nhà sản xuất đang lợi dụng kẽ hở về chuẩn ozone chưa được công bố và chưa có cơ quan chức năng nào kiểm định, cho phép nên vô tình tạo ra một môi trường thuận lợi cho việc sản xuất, nhập khẩu và lưu hành không kiểm soát.

(infonet.vn)

Xem thêm
Chăn nuôi hướng đến hiệu quả bền vững tại Sóc Trăng

Gói giải pháp chăn nuôi toàn diện từ con giống, thức ăn, thuốc thú y và hỗ trợ kỹ thuật của nhà phân phối Bích Phúc giúp nhiều nông hộ đạt lợi nhuận tốt.

Số hóa quản lý chó, mèo để phòng, chống bệnh dại

Để công tác phòng, chống bệnh dại có hiệu quả, chó, mèo nuôi ở các địa phương cần được quản lý chặt chẽ, nhất là thông qua việc áp dụng số hóa.

Cao điểm phòng trừ sâu cuốn lá nhỏ hại lúa xuân vào dịp nghỉ lễ 30/4

Theo Trung tâm BVTV phía Bắc, thời điểm phòng trừ tập trung sâu cuốn lá nhỏ từ 25/4 - 5/5. Sau khi phun lần 1, nếu mật độ còn cao tổ chức phun trừ lần 2.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm