| Hotline: 0983.970.780

Hoang mang làng bị bùa thuốc độc

Thứ Hai 06/07/2015 , 09:11 (GMT+7)

Hàng trăm hộ dân làng Găng (xã Nghĩa Hưng, huyện Nghĩa Đàn, Nghệ An) đang nháo nhào, bất an và lo lắng bởi chứng bệnh bị bỏ bùa thuốc độc

Sáng cuối tuần, khi tôi chưa kịp xuống giường thì chợt nghe tiếng chuông điện thoại đổ dài: “Anh đến chỗ tôi đi, vì hàng trăm hộ dân làng Găng (xã Nghĩa Hưng, huyện Nghĩa Đàn, Nghệ An) đang nháo nhào, bất an và lo lắng bởi chứng bệnh bị bỏ bùa thuốc độc…”.

Sự kiện nóng

Theo như lời dặn của người gọi điện thoại, mãi tới 3 giờ chiều tôi mới tới nơi hẹn và tấp vào một quán nước trước lúc vào làng.

Gặp nhau, anh này đưa tôi một lá đơn viết tay kín cả 4 trang giấy A4 rồi bảo: Lẽ ra tôi mời anh vào nhà chơi, nhưng đây là chuyện rất lo ngại. Bởi mình cũng là cán bộ, nếu lãnh đạo biết mình viết đơn thì chắc chắn là bị phê bình. Hơn nữa, nếu hộ nuôi thuốc độc mà biết tôi dẫn báo chí vào làng thì nguy lắm.

Đơn của anh bạn (xin được giấu tên) có đoạn viết: “Sự kiện nóng làm cho dân làng Găng, có 4 xóm ai cũng hoang mang lo lắng, bởi chứng bệnh bị bỏ bùa thuốc độc đang lan tràn trên diện rộng.

Người mắc bệnh thuốc độc không kể đàn ông hay đàn bà. Có nhà cả hai vợ chồng đều mắc bệnh. Khi bị bệnh nhiều hộ đã cuống cuồng cất công đi tìm thầy lang ở các huyện Con Cuông, Quỳ Châu, Quỳ Hợp, Nghĩa Đàn… để nhờ xem thử bệnh rồi mua thuốc lá về sắc uống.

Đa số những người đi thử đều được thầy lang kết luận đã bị bùa thuốc độc, thế là phải nhờ thầy cắt thuốc giải, tính ra mỗi người đi khám, mua thuốc rồi lạy tạ phải hết gần một triệu đồng. Theo thống kê ghi tên của 4 xóm thì hiện đã có 40 người dân bị nặng đã phải uống thuốc của các thầy lang. Tuy nhiên, thực tế thì có đến hàng trăm người như vậy...".

Người đầu tiên tôi tiếp xúc là ông Phạm Xuân Lam ở xóm 14. Ông Lam đã 70 tuổi, tóc trắng như mây, nhưng da dẻ hồng hào và rất quắc thước.

Ông Lam bảo: Tôi làm Bí thư Chi bộ xóm này đã 17 năm, nay mới được nghỉ ngơi. Nói về chuyện bùa mê thuốc độc thì ở làng Găng này đã có nhiều người bị lắm. Chính con gái tôi cũng đã bị rồi.


Ông Lam: "Con gái tôi bị bỏ bùa thuốc độc nhưng nay đã chữa khỏi rồi"

Cuối năm ngoái, con gái tôi là Phạm Thị Tâm, 25 tuổi, bị mắc chứng bệnh ngứa mặt, da dẻ nổi mụn đỏ, đêm về không thể nào ngủ được vì ngứa. Gia đình đưa cháu đi bệnh viện huyện khám và uống thuốc, nhưng không khỏi. Tới bệnh viện ở Hà Nội, họ cũng cho đơn mua thuốc, nhưng bệnh tình vẫn không thuyên giảm.

Trong lúc đang bức bí, cháu nghe người ta mách bảo phải đi khám thầy lang ở huyện Quỳ Hợp. Khi cháu đến thì thầy lang bảo cháu đã bị người ta bỏ bùa thuốc độc cách đây 3 tháng. Thầy lang còn bảo người đã bị bùa thuốc độc thì đông, tây y không thể nào chữa được, mà cần phải chữa bằng thuốc lá của đồng bào dân tộc.

Khi trao cho thầy lang thăm khám bệnh 70 nghìn đồng rồi thầy bảo bây giờ cháu cứ đến làng Mo, làng Kính thuộc xã Nghĩa Xuân mà cắt thuốc là sẽ khỏi.

Nghe theo chỉ dẫn, chị Tâm đến cắt 4 thang thuốc lá hết 200 nghìn đồng. Uống hết 16 ngày thuốc thì các triệu chứng bệnh mất hẳn. Và để cho chắc ăn, sau khi uống hết thuốc, chị Tâm lại tìm đến một thầy lang ở xã Nghĩa Yên bỏ tiền nhờ thầy thăm khám bệnh lại.

Sau khi xem xét sắc thái của chị Tâm, thầy phán: Chị khỏe mạnh chứ không hề mắc bùa thuốc độc đâu mà sợ. Cũng từ đây con gái ông Lam ăn ngon, ngủ yên và đi làm đồng không biết mệt.

Cách nhà ông Lam không xa, khi tôi đến quán hàng của chị Đậu Thị Cẩm Dung thì cũng nghe kể: Chuyện thuốc độc ở làng Găng khiếp lắm, cách đây mấy tháng em cũng đã bị. Triệu chứng ban đầu của em là tức ngực, khó thở, nhiều lúc ngứa khắp mặt, khắp người.

Thấy vậy dân làng ai cũng bảo phải đi thăm khám bệnh  đi. Nghe theo người mách bảo, em đến ông Hoa ở làng Canh thuộc xã Nghĩa Yên khám và mua 5 thang thuốc về uống. Gần một tháng sau thì bệnh tình khỏi hẳn.

Vào xóm 13 thấy ở quán nhỏ nào cũng có người túm tụm lại bàn tán chuyện bùa thuốc độc. Lân la hỏi chuyện trong nhóm mình đây đã có ai bị mắc bùa thuốc độc không thì mọi người ai cũng bảo ở xóm này nhiều mắc bệnh lắm. Nói rồi người ta chỉ cho tôi vào nhà Thắng - Lệ.

Thấy khách lạ đến nhà, anh Lê Tất Thắng (SN 1978) và vợ là Trương Thị Lệ (SN 1985) rót nước mời khách rồi kể: Cả hai vợ chồng em đều bị mắc bùa thuốc độc, triệu chứng lúc đầu là da mặt nổi mụn rộp li ti rồi ngứa như có mạt gà bò khắp mặt, ít ngày sau thì lây lan khắp người, tóc cũng bị rụng, và đêm về thì ngứa không thể nào ngủ được.


Anh Lê Tất Thắng xóm 13 kể chuyện cùng với vợ phải đi thầy lang cắt thuốc mới chữa khỏi bệnh

Thế cô chú sao không đi viện? Anh Thắng bảo: Có chứ, lúc đầu hai vợ chồng đi Bệnh viện Tây Bắc Nghệ An rồi đi cả nhiều bệnh viện tư nhân, nhưng uống thuốc vẫn không khỏi. Thế nên chúng em mới đi ngược xã Châu Cường (huyện Quỳ Hợp) vào nhà ông Chương để thăm khám bệnh.

Thầy lang bảo cả hai vợ chồng đều đã bị mắc bệnh thuốc độc. Về nhà chúng em đến làng U, xã Nghĩa Thắng mua 10 thang thuốc, chồng uống 6 thang, vợ uống 4 thang. Kết quả, đến cuối tháng 5 vừa rồi cả hai vợ chồng đều khỏi bệnh.

Anh Thắng còn liệt kê ở các xóm 12, 13, 14, 15 thuộc làng Găng này còn vô số người đã bị bỏ bùa thuốc độc. Người bị bỏ thuốc độc không thể biết mình bị ai bỏ. Bởi trong quá trình sinh hoạt cộng đồng, người nuôi thuốc độc chỉ liếc mắt nhìn mình một cái, hoặc vô tình người ta vỗ vai, chạm vào người mình là bị ngay. Những nhà nuôi thuốc độc muốn làm ăn phát tài phát lộc thì năm nào họ cũng phải đi gieo bệnh cho người khác.

Chiều tối, chúng tôi đến nhà ông Nguyễn Xuân Viên, xóm trưởng xóm 13 thì vẫn thấy một tốp phụ nữ đang quây lại bàn tán chuyện dân làng bị bỏ bùa thuốc độc. Ông Viên bảo: Chuyện bị bùa thuốc độc thì ở xóm tôi cũng có nhiều người mắc, nhưng họ đều đi tìm thầy lang để mua thuốc giải…


Ông Nguyễn Xuân Viên, trưởng xóm 13, thừa nhận nhiều người dân trong xóm đã bị bùa thuốc độc

Nhảm nhí

Trái ngược với những người tôi đã gặp và nghe kể chuyện đi lấy thuốc giải bùa thuốc độc thì ông Tạ Hữu Toản là Phó Chủ tịch Hội CCB xã Nghĩa Hưng bảo với tôi: Tuần trước vợ tôi thấy khó ăn, khó ngủ rồi cũng theo họ đi khám và cắt thuốc về giải bùa thuốc độc, tuy nhiên khi thấy vợ uống được một ngày thì tôi mang đi đổ hết.

Thế mà đến nay người vẫn khỏe mạnh bình thường. Tôi bảo với vợ và mọi người rằng cả làng Găng chuyên SX cây mía, trong lúc trời nắng nóng mà đi vào làm cỏ, rồi phun thuốc trừ sâu là sinh ra bệnh ngứa, chứ làm chi có chuyện bùa thuốc độc.

Chủ tịch UBND xã Nghĩa Hưng Phan Phúc Vinh khi làm việc với chúng tôi đã thẳng thắn: Chuyện thời sự đang nóng lên ở làng Găng là bùa mê thuốc độc. Tuy nhiên, lãnh đạo xã đã mời cán sự các xóm lên trụ sở rồi thành lập đoàn công tác xuống các xóm để phân tích cho dân hiểu chuyện bùa mê thuốc độc là nhảm nhí. Đây có thể là hành vi của một số đối tượng xấu tung tin để trục lợi.

Xem thêm
Thái Nguyên thông qua nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã 2023-2025

Đây là 1 trong 10 nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội được thông qua tại Kỳ họp thứ 18 của HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026.

Syngenta tập huấn kỹ thuật, sử dụng drone an toàn, hiệu quả tại ĐBSCL

Vĩnh Long Ngày 26/4, tại Vĩnh Long, Công ty TNHH Syngenta Việt Nam tổ chức tập huấn cho 230 người điều khiển máy bay phun thuốc BVTV, cách sử dụng an toàn và hiệu quả tại ĐBSCL.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Kỷ lục 120 món ăn chế biến từ sâm dây tại núi rừng Ngọc Linh

Tại núi rừng Ngọc Linh (huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum) đã chứng kiến các đầu bếp chế biến 120 món ăn từ sâm dây và được xác lập kỷ lục Việt Nam.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm