| Hotline: 0983.970.780

Hồn nhiên vứt lợn chết ra đồng

Thứ Tư 22/09/2010 , 09:55 (GMT+7)

Chúng tôi ra cánh đồng thôn Hổ (xã Hòa Trạch- Bố Trạch- Quảng Bình), lẫn trong gió là mùi xú uế bắt đầu bốc lên dưới cái nắng gắt khi gần trưa...

Chúng tôi ra cánh đồng thôn Hổ (xã Hòa Trạch- Bố Trạch- Quảng Bình), lẫn trong gió là mùi xú uế bắt đầu bốc lên dưới cái nắng gắt khi gần trưa. Sát bên đám ruộng là con mương nhỏ đang lềnh bềnh nổi hai bao xác rắn chứa lợn chết.

Cũng không ngần ngại, bà vợ ông Hoàng Văn Long (thôn Hổ) đưa chúng tôi ra tận nơi bà vừa vứt xác lợn. Vừa đi, bà cho hay nhà nuôi 10 con lợn thịt, bị chết 4 con, 6 con còn lại biếng ăn, nằm liệt trong các góc chuồng. 4 con lợn bị chết ông sai vợ bỏ vào bao ném ra hố bom phía ngoài đồng ruộng. Chúng tôi hỏi bà sao không đem chôn để khỏi ô nhiễm môi trường. Bà vợ ông Long hồn nhiên: “Ôi dào, chú cứ khéo lo. Ném ra ngoài đồng chỉ cần có một trận mưa sẽ cuốn đi thôi mà".

Lợn chết vứt ra đồng. Vậy còn lợn mắc dịch, sắp chết bà con xử lý thế nào? Nhà ông Dương Văn Điền (ở thôn Hổ) có cách “giải nguy” rất...sáng tạo. Đợt này  ông Điền nuôi 11 con lợn, trọng lượng từ 20 đến 50 kg, ngày 14/9 phát hiện tình trạng đàn lợn bị bệnh, ông lập tức kêu thương lái tới bán gấp được 4,5 tạ lợn hơi. Nói chuyện với chúng tôi ông còn hồ hởi: “May mắn gia đình bán kịp chứ không thì biết lấy tiền mô mà bù lỗ". “Vậy sao không báo cáo với bên thú y để họ xử lý”- chúng tôi hỏi. Ông Điền nhướng mắt nói như gắt: “Nói như chú thì đến đời mô mà xử lý. Nếu xử lý họ bắt chôn, chưa biết khi mô lấy được tiền hỗ trợ. Mà chắc chi có tiền hỗ trợ”.

Hiện xã Hòa Trạch có trên 2.500 con lợn với khoảng 90% hộ gia đình tham gia nuôi. Ngoài số lợn bị chết chưa rõ nguyên nhân bị người dân vứt ra đồng thì đã có hàng chục con lợn bệnh được các hộ trong xã nhanh tay bán tống bán tháo ra khỏi địa bàn xã.
Lạ lùng một điều, chuyện lợn chết chưa rõ nguyên nhân được bà con trong thôn kháo nhau ầm lên như thế mà chính quyền từ thôn đến xã Hòa Trạch không hề hay biết. Sau khi tìm hiểu thực tế tại thôn Hổ, chúng tôi lên UBND xã Hòa Trạch, nhưng chỉ mới 10 giờ 30 phút mà trụ sở UBND xã không còn lấy một người. Đành hỏi đường tìm về nhà riêng ông Chủ tịch xã Nguyễn Hồng Thanh. Nghe chúng tôi cũng cấp thông tin lợn chết và bà con đang vô tư vứt ra đồng, ông Thanh lấy điện thoại gọi cho ông trưởng thôn và bà phụ trách thú y thôn rồi tắt mắt và lắc đầu: “Chắc có một vài con chi đó thôi chứ làm gì có chuyện lợn chết hàng loạt. Chứng cớ là tôi vừa hỏi trưởng thôn, cán bộ thú y. Cả hai người này xác nhận hoàn toàn không có".

Người dân thì giấu chuyện lợn trong nhà mình bị chết, không báo cho chính quyền và cán bộ thú y; chính quyền, cán bộ thú y lại thiếu quan tâm, xem nhẹ công tác tuyên truyền phòng chống dịch. Việc dịch bệnh lây lan, bùng phát là điều rất khó tránh khỏi ở Hòa Trạch.

Xem thêm
4,2 triệu Euro hỗ trợ nông dân ĐBSCL làm nông nghiệp sinh thái, thông minh

Trà Vinh Dự án được tài trợ bởi Liên minh Châu Âu và triển khai tại các tỉnh Đồng Tháp, Kiên Giang và Trà Vinh, với tổng vốn đầu tư 4,2 triệu Euro.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Chuyện làm du lịch ở miền núi Phú Thọ: [Bài 1] Đồi chè Long Cốc, nàng tiên không ban cho dân được mấy tiền

'Không mấy ai nhìn ra giá trị của rừng Xuân Sơn, Tân Sơn nên bỏ lỡ cơ hội phát triển du lịch', TS. Ngô Kiều Oanh tiếc rẻ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm